Với áp lực phải vượt qua các bài thi cuối kỳ, khôngít các sĩ tử đã sử dụng iPhone để tạo nên những “khác biệt” về điểm số. Phóngviên VnMedia đã thực hiện một cuộc điều tra nhanh với một số “cao thủ” kỳ cựutrong lĩnh vực này.

Chỉ trong các kỳ thi cấp thành phố và quốc gia, việccấm đem điện thoại vào phòng thi được làm rất nghiêm ngặt. Còn trong những giờkiểm tra và thi cuối kỳ, học sinh vẫn “được” mang điện thoại vào phòng thi màkhông bị cấm. Theo nhiều cựu học sinh thì hiện nay, giới trẻ có khoảng 4 kỹthuật “quay cóp” nếu có sự hỗ trợ từ phía iPhone.

Sử dụng iPhone để ghi âm

iPhone được thiết kế với nhiều tính năng multimediagiúp người sử dụng thưởng thức những nhu cầu giải trí đỉnh cao. Một trong số đólà khả năng thu và phát các âm thanh chất lượng cao. Đây cũng là một ưu điểmtuyệt vời để cho các sĩ tử có thể khai thác triệt để.

Chỉ cần một không gian yên tĩnh, sĩ tử có thể thu âmtoàn bộ nội dung bài kiểm tra một cách dễ dàng vào dế iPhone. Đến ngày làm bàithi, cao thủ này chỉ cần 1 tai nghe không dây là đã có thể dễ dàng để kết nốivới iPhone bằng sóng bluetooth. Tuy nhiên cách này lại có một nhược điểm làngười sử dụng phải nhớ thật chuẩn xác vị trí của từng nội dung bài học trong bảnghi âm. Do phải “tua” đi tua lại nhiều lần nên việc quay cóp bằng cách này rấtdễ bị thày cô phát hiện. Vì thế kỹ thuật này hiện nay còn khá ít học sinh ápdụng.

Chụp ảnh từng trang tài liệu

iPhone 3G có camera 3.2 MP, trong khi đó iPhone 4 là5MP, còn dòng điện thoại mới nhất là iPhone 4S lại có camera lên đến 8 chấm.Những siêu phẩm trên đều cho chất lượng ảnh chụp tốt với khả năng zoom kỹ thuậtsố tới hơn 8 lần.

Theo một cựu học sinh trường PTTH ĐĐ, Hà Nội thì emvẫn thường chụp mỗi trang tài liệu A4 kín đặc chữ là một bức ảnh. Nhờ chất lượngảnh chụp có độ nét cao, màn hình hiển thị lớn nên khi phóng to thì sĩ tử nàyhoàn toàn có thể đọc được từng chữ cái trên tấm ảnh. Cách này cũng có thể đượccác học sinh dùng để trao đổi tài liệu với nhau thông qua con đường bluetooth.

Lật tẩy những mánh gian lận khi thi cử với iPhone

Copy tài liệu vào dế

Kỹ thuật này sẽ khiến người sử dụng phải đầu tưnhiều thời gian và công sức hơn các cách trên. Với cách này sĩ tử cần tìm, biênsoạn, và tổng hợp tài liệu thành một văn bản hoàn chỉnh dưới dạng Word hoặc PDFFrồi đưa vào iPhone để đọc. Với kỹ thuật này người sử dụng nên tạo trang đầu tiênlà nơi chứa link tất cả các đề mục của nội dung tài liệu ôn thi. Một ưu điểmkhác của phương pháp này là iPhone có chức năng search từ khoá trong toàn bộ vănbản text, vì thế các sĩ tử sẽ hoàn toàn dễ dàng tìm được “nguồn” để “cá chép"

Sử dụng tin nhắn

Chức năng cơ bản này hiện vẫn được rất nhiều họcsinh ưa chuộng. Thứ nhất, các sĩ tử có thể lưu tài liệu dưới dạng tin nhắn. Sauđó có thể “đường đường chính chính” đặt dế lên bàn và chép bài ngay từ màn hìnhđiện thoại. Và nếu có bị thày cô phát hiện thì chỉ cần bấm một nút duy nhất trêniPhone là sĩ tử có thể viện cớ là mình đang xem giờ. “Dấu vết hiện trường” lúcđó chỉ là màn hình điện thoại trống trơn nên thày cô hầu như không thể “bắt quảtang”.

Ưu điểm thứ 2 của phương pháp này là khả năng traođổi dữ liệu nhanh và an toàn. Kỹ thuật này đặc biệt hữu dụng với những môn thitrắc nghiệm. Chẳng hạn để “phát tán” đáp án của từng câu hỏi người sử dụng chỉcần soạn tin nhắn dưới dạng 1c 2b 3h 4g 5d…. để gửi là xong.

Ngoài 4 kỹ thuật “cơ bản” trên, nhằm vượt qua các kỳkiểm tra các sĩ tử còn sử dụng cả phần mềm từ điển, phần mềm vẽ đồ thị, trìnhduyệt web trên điện thoại để tra cứu thông tin… Ngày nay với sự phát triển khôngngừng của khoa học & công nghệ, các thày cô hẳn sẽ thêm đau đầu nếu thế hệ 9xtiếp tục “sáng tạo” ra những “tuyệt chiêu” mới tinh vi và khó phát hiện hơn.

Theo Vnmedia