Người phát ngôn Chính phủLibya ông Mussa Ibrahim ngày 12/6 nhấn mạnh, chính quyền nước này từ chối mọicuộc đàm phán về khả năng nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi phải rời khỏi đất nước.

Phát biểu với báo giới, ông Ibrahim cho rằng ý tưởng như trên là "bất hợp phápvà vô nghĩa."

Ông cho biết thêm, các lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã "giành quyềnkiểm soát hoàn toàn" khu vực từ Ajdabiya, miền Đông tới biên giới với Tunisia ởmiền Tây.

Libya:
Ông Muammar Gaddafi từng bày tỏ quyết tâm không rời khỏi đất nước. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo ông Ibrahim, trong cuộc giaotranh ở Zawiyah, cách thủ đô Tripoli 50km về phía Tây, quân đội chính phủ đã bắtgiữ một số người của lực lượng chống đối và "đang đàm phán để những người khácđầu hàng."

Tuy nhiên, ông thừa nhận quân chính phủ chưa giành chiến thắng tại hai khu vựcdo lực lượng chống đối kiểm soát ở miền Tây là Misrata và Zintan. Ít nhất lựclượng chống đối có bảy người thiệt mạng và 49 người bị thương trong các vụ giaotranh ở khu vực này.

Làn sóng giao tranh mới nói trên xảy ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất đưa ramột "đảm bảo" cho ông Kadhafi rời Libya, giúp đưa ông tới bất cứ nơi nào mongmuốn.

Trong khi đó, đặc phái viên của Nga Mikhail Margelov cho biết sẽ sớm đến Tripoliđể tìm một giải pháp cho cuộc xung đột này.

Còn Trưởng Công tố Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), ông Luis Moreno - Ocampo bày tỏhy vọng ICC sẽ sớm phát lệnh truy nã ông Gaddafi với các cáo buộc phạm tội ácchống lại loài người.

Bộ Ngoại giao Algeria ngày 12/6 đã bác bỏ tin nói rằng ông Gaddafi sẽ sang sốnglưu vong ở nước này.

Trong một diễn biến liên quan, các phương tiện truyền thông Mỹ đã công bố bứcthư của ông Gaddafi gửi Quốc hội Mỹ kêu gọi đối thoại với phe đối lập và nhờ Mỹđóng vai trò trung gian hòa giải.

Trong thư, ông Gaddafi kêu gọi "chấm dứt chiến sự và bắt đầu cuộc đàm phán hướngtới một giải pháp hòa bình cho Libya" và đề nghị Mỹ "trợ giúp để xác định tươnglai của người dân Libya."

Ngày 12/6, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã công nhận Hội đồng Dântộc Chuyển tiếp (NTC) của lực lượng chống chính phủ tại Libya là "đại diện hợppháp duy nhất của nhân dân Libya."

Động thái của UAE diễn ra sau một cuộc họp ngày 9/6 của Nhóm tiếp xúc về Libyadiễn ra tại Abu Dhabi. Như vậy, tính tới thời điểm này, đã có 12 quốc gia côngnhận NTC là UAE, Australia, Anh, Pháp, Zambia, Italy, Jordan, Manta, Senegal,Qatar, Tây Ban Nha và Mỹ.


Theo TTXVN