Hôm nay dân số toàncầu đạt 7 tỷ người. Những hệ lụy của tình trạng dân số tăng nhanh và đông đúc làgì? Liệu trái đất có nuôi nổi chúng ta?

Tiến sĩ Joel E.Cohen, nhà sinh vật toán học, Trưởng Phòng thí nghiệm về dân số trường đại họcRockefeller và đại học Columbia, tác giả cuốn sách “Trái đất có thể nuôi nổi baonhiêu người?” phân tích một cách sâu sắc về tình hình phát triển dân số thế giớivới những hệ lụy và gợi ý giải pháp.

Câu hỏi đầu tiênđặt ra là liệu trái đất có thể nuôi sống 7 tỷ người hiện nay, và thêm 3 tỷ nữavào cuối thế kỷ này? Liệu sự gia tăng về số lượng hộ gia đình, thành phố, mứctiêu thụ vật chất và lượng rác thải có tương ứng với nhân phẩm, sức khỏe, chấtlượng môi trường và khả năng thoát khỏi đói nghèo?

Trên thực tế, thếgiới có khả năng nuôi sống, cấp nhà ở và làm giàu cho nhiều người hơn nữa trongngắn hạn. Trong khoảng thời gian từ năm 1820, vào buổi bình minh của thời đạicông nghiệp, đến năm 2008, khi nền kinh tế thế giới bước vào suy thoái, sảnlượng kinh tế tính theo đầu người đã tăng mười một lần.

Trong mấy nghìn năm qua, tuổi thọ con người tăng gấp 3 lần, đạt mức trung bìnhcủa thế giới là 70 tuổi. Từ năm 1950 đến nay, số con trung bình của một ngườiphụ nữ đã giảm từ 5 xuống còn 2,5. Dân số thế giới tăng trung bình hiện nay là1,1%/năm, chỉ bằng một nửa tỷ lệ số tăng trong những năm 1060. Tỷ lệ tăng chậmlại cho phép các gia đình và xã hội tập trung vào chăm sóc con cái thay vì chú ýđến số lượng.

Liệu trái đất có nuôi sống 7 tỷ người?
Rừng bê tông - Nhà chung cư ở Hong Kong. Ảnh: CBC

Việc gầnhai phần ba số phụ nữ trong diện có khả năng sinh sản sử dụng biện pháptránh thai đã cứu sống nhiều phụ nữ từ lưỡi hái tử thần nếu họ sinh convà tránh được hàng triệu ca phá thai mỗi năm – một thành tựu mà cả nhữngngười chống và ủng hộ việc phá thai phi pháp đều có lý do để ăn mừng.

Tuy nhiên thế giớicòn nhiều tin xấu: gần nửa dân số thế giới sống với 2 USD mỗi ngày. Ở Trung Quốccon số đó là 36%, ở Ấn Độ là 76%. Hơn 800 triệu người sống trong nhà ổ chuột.Một con số tương tự, chủ yếu là phụ nữ, vẫn còn mù chữ.

Khoảng 850 đến 925triệu người đang gặp khó khăn trong an ninh lương thực hoặc bị suy dinh dưỡngnặng, hầu hết ở châu Phi và khu vực Nam Á, Trong đó trên một nửa số trẻ em bịthấp còii do đói kinh niên. Trong khi thế giới sản xuất ra 2,3 tỷ tấn lương thựctrong năm 2009-10 – đủ lượng calo để nuôi dưỡng từ 9 đến 11 tỷ người – nhưng chỉcó 46% lương thực được đem nuôi người. Gia cầm gia súc lấy đi 34% , và 19% đemsử dụng trong công nghiệp như chế dầu sinh học, chế tạo chất bột và chất dẻo.

Trong số 208 triệutrường hợp mang thai năm 2008, có 86 triệu trường hợp ngoài ý muốn và trong đócó 33 triệu trường hợp sinh con ngoài kế hoạch. Và vấn đề sinh con ngoài ý muốnkhông phải là toàn bộ vấn đề: Năm 2002, thuốc tránh thai được phát tự do tạiNiger, nước có tỷ lệ mang thai cao nhất thế giới. Những người phụ nữ Niger lấychồng ở tuổi trung bình là 15,5 tuổi, và năm 2006 những người vợ và chồng ở nướcnày muốn có một số con tương ứng là 8,8 và 12,6 con trong mỗi gia đình.

Cùng với thờigian, nhu cầu của con người trên hành tinh đã gia tăng một cách vô cùng to lớn,mặc dù khí quyển, các đại dương và các châu lục giờ đây không rộng lớn hơn lúcloài người mới sinh. Hiện đã có trên 1 tỷ người sống không đủ nguồn nước ngọttái sinh.

Khoảng 2/3 lượngnước ngọt trên trái đất dùng cho nông nghiệp. Trong nửa thế kỷ tới, khi thu nhậpcá nhân tăng, người ta sẽ tìm mua những loại nông sản cần nhiều nước hơn. Cácthành phố và các ngành công nghiệp sẽ đòi hỏi một lượng nước nhiều gấp 3 lầnlượng nước hiện có ở các nước đang phát triển.

Dự kiến thiếu nướctrầm trọng sẽ xảy ra tại khu vực bắc châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, một số khu vựcở châu Âu, phía đông nước Australia, phía tây nước Mỹ và nhiều nơi khác. Thayđổi khí hậu sẽ làm tăng lượng nước cho nông nghiệp ở Bắc Mỹ và châu Á nhưng làmgiảm nước ở châu Phi, Mỹ Latinh và vùng biển Caribê. Câu chuyện tương tự cũng sẽxảy ra đối với đất trồng trọt, đánh bắt cá quá mức và lượng khí thải carbon vàni-tơ vào khí quyển.

Tình hình này dẫn chúng ta đến đâu?Nửa thế kỷ tới sẽ chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong cân bằng địa chính trịcủa các con số: số lượng con của mỗi phụ nữ sẽ giảm hơn, số các hộ gia đình nhỏhơn nhưng hơn nhiều, một dân số ngày càng già hơn, và số thành phố sẽ nhiều hơnvà phát triển hơn.

Trong một số lĩnhvực, việc tăng dân số ít quan trọng hơn việc tăng số hộ gia đình. Nếu mỗi giađình đều có tủ lạnh riêng, máy điều hòa, TV và xe hơi riêng thì nhu cầu tiêu thụnăng lượng trung bình sẽ tăng lên trong khi số thành viên trong mỗi gia đình sẽgiảm đi.

Dự kiến cứ trongvòng 5 ngày dân số đô thị ở các nước đang phát triển tăng thêm một triệu người,chí ít là trong vòng từ nay đến năm 2030, trong khi dân số nông thôn sẽ giảm.Nhiều thành phố sẽ “ăn mất” phần đất nông nghiệp. Và gần một nửa tăng trưởng dânsố đô thị sẽ diễn ra tại các thành phố có số dân dưới 500.000 người trước năm2015.

Cuộc cách mạng dânsố già đang diễn ra ở các nước phát triển hơn. Nó sẽ tràn lan toàn cầu vào cuốithế kỷ này. Trước năm 2070, dân số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 15tuổi, và lúc đó sẽ chỉ có 3 người trong tuổi lao động so với hai người khôngtrong tuổi lao động. Sức ép về kéo dài “tuổi lao động” sẽ ngày càng bức bách.

Phải chăng pháttriển kinh tế là biện pháp tránh thai tốt nhất? Hay tránh thai tự nguyện là mộthình thức phát triển kinh tế tốt nhất? Phải chăng thế giới cần một chiếc bánh tohơn (các công nghệ có năng suất hơn) hoặc cần ít người hơn (với mức tăng dân sốchậm hơn thông qua việc tự nguyện dùng thuốc tránh thai)? Hay giáo dục chấtlượng tốt hơn và nhiều của cải hơn là một thành phần chủ chốt cho tất cả cácchiến lược phát triển xã hội khác?

Tất cả cách tiếpcận này đều có giá trị riêng. Không có thuốc trị bách bệnh. Dù như vậy, một sốưu tiên đã rất rõ ràng: Cần tránh thai tự nguyện và các dịch vụ hỗ trợ, cần đạtgiáo dục phổ cập tiểu học và trung học, và thức ăn cho người mẹ mang thai và chocon bú và trẻ em dưới 5 tuổi.

Những ưu tiên nàymang tính tương hỗ và với giá phải chăng. Cung cấp các biện pháp kế hoạch hóagia đình cho mọi người với các nhu cầu chưa được đáp ứng chỉ tốn khoảng 6,7 tỷUSD/năm, chỉ gần bằng số tiền 6,9 tỷ USD mà người Mỹ dự kiến sẽ tiêu trong lễHalloween năm nay.

Nếu chúng ta sửdụng của cải của mình – vật chất, môi trường, nhân lực và nguồn tài chính –nhanh hơn chúng ta làm ra thông qua gia tăng qua tiết kiệm và đầu tư, thì chúngta sẽ đẩy gánh nặng cái giá phải trả cho sự thịnh vượng một số người đang hưởngthụ hôm nay cho các thế hệ mai sau. Tình trạng mâu thuẫn giữa một bên là các ưuđãi ngắn hạn vốn đang chỉ đạo các tổ chức chính trị và kinh tế của chúng ta, vàthậm chí cả gia đình chúng ta, và một bên là nguyện vọng dài hạn của chúng ta làrất nghiêm trọng.

Chúng ta cần phảitính xác suất để mỗi đứa trẻ được sinh ra sẽ là điều mong muốn và được chăm sóctốt và có triển vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta phải bảo tồn và sử dụngnăng lượng, nguồn nước, đất đai, vật chất và nguồn đa dạng sinh học mà chúng tađược ban tặng một cách thông minh hơn.

Do đó chúng ta cầnđánh giá tăng trưởng về thịnh vượng: Không phải chỉ về số lượng người sinh sốngtrên trái đất, và cũng không phải bằng các cách tính lệch lạc như về GDP, màchính là bằng cách đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người ra sao; chúng tathúc đẩy nhân phẩm, sáng tạo, tính cộng đồng và hợp tác tốt như thế nào; chúngta chăm sóc cho môi trường sinh học và vật lý của chúng ta ra sao -- ngôi nhàduy nhất của chúng ta.

Theo Vnexpress