Suýt chút nữa tôi đã đánh mấtchính mình vì những toan tính thiệt hơn, trong khi tình yêu của anh lính vẫn vẹnnguyên như ngày nào.
Căn phòng rộng chừng mười sáu mét vuông, phía ngoài kê một bộ bàn ghế tiếpkhách, bên trong có hai chiếc giường cá nhân, chăn màn gấp gọn gàng, các gócđược vuốt vuông vắn như bao diêm. Phòng của Trung và một đồng đội nữa, anhThắng. Tôi ngỡ ngàng, sao lại có thể ngủ nghỉ ngay trong phòng làm việc?
Thắng rót nước lọc vào cái ca tráng men: "Em uống đi. Trung cũng sắp về đấy.Dạo này anh em đang luyện tập tăng cường nên bận quá". Nước giếng đá ongmang vị ngọt thanh khiết. Gió ùa về xào xạc trên những cành long não sau nhà.
Thắng hồ hởi nói về đợt ra quân sắp tới, anh kể về Trung với giọng mến mộ thànhthực, không phải thói tâng bốc lẫn nhau như đám đàn ông vẫn "lấy le" trước mặtphụ nữ. Tôi ngồi im, tâm trí không để vào câu chuyện khi đang bức bối khó chịusau quãng đường đầy nắng và bụi. Chợt anh reo lên: "Đây rồi! Đấy nhé, tôi đãhoàn thành nhiệm vụ".
Trung nhìn tôi, ánh mắt sáng lên trên gương mặt lấm lem bụi đất: "Em lên lâuchưa? Vất vả quá, để em đi xa thế này...". Tôi đứng bật dậy, muốn ôm chầmlấy anh. Trung vòng nhanh qua sau lưng tôi, lấy xô chậu: "Ra tắm đã, em".Tắm? Trong cái nhà tắm "lộ thiên" tường xây cao quá đầu người chừng hai gang taykia ư?
![]() |
Sau bữa tối ở nhà ăn tập thể,Trung đưa tôi ra Suối Hai. Đêm mùa hè thăm thẳm trong veo. Anh nhấn chìm tôitrong nụ hôn nồng nàn khao khát của bao nhiêu mong nhớ... Bỗng dưng anh buôngtôi ra, gần như cùng lúc, cả hai kêu lên: "Anh/em... có mùi gì lạ thế?". Tôigiận điên lên. Tôi đã mất mấy buổi chiều để chọn loại nước hoa dành cho riênganh. Còn anh bối rối khi tôi nhăn mặt: "Hình như anh có mùi... chó".
Anh ôm lấy tôi, cười khì: "Cả tháng nay anh không dám tắm gội bằng mỹ phẩm.Người có mùi khác là Sa nó dỗi, không chịu nghe lời đâu". Tôi giật phắt tayanh, run bắn người: "Sa nào? Anh...". Trời đất ơi, đơn vị đóng ở nơi heohút thế này, thiếu gì các sơn nữ tự nhiên như hương rừng gió núi. Họ mặc váychàm, quấn xà cạp, quanh năm không biết đến mùi vị của cuộc sống văn minh. Vìthế mà anh cũng mang cái mùi rừng rú đó, để hòa hợp... Tôi hủy cả chuyến đi biểnlên tận đây, để nghe anh thản nhiên nói về một đứa con gái lạ hoắc nào đó. Tôinức nở từng hồi. Trung phá lên cười ha hả: "Trời ạ! Sa là "em" Mi-sa, con chóanh đang phụ trách huấn luyện. Đi huấn luyện chó mà người cứ thơm phức như emkhác nào vẽ đường cho nó chạy theo biệt kích". Tôi chợt hiểu ra, xấu hổ dụiđầu vào ngực anh.
Yêu Trung, tôi đã chịu không ít ngăn cản từ phía gia đình và bạn bè. Nhất là bố.Ông không định kiến gì với bộ đội, chính ông cũng từng mặc áo lính suốt mười mấynăm trước khi có tôi. Điều khiến ông phản đối là không muốn tôi phải chịu nhữngkhó khăn, vất vả khi "dính" vào một anh lính biên phòng, quanh năm sương gióbiên thùy, biết bao hiểm nguy rình rập. Trong khi tôi quen được chiều chuộng từnhỏ, luôn làm theo những ý thích nhất thời. "Con nên dừng lại thì hơn. Saunày chán cảnh chờ đợi, con sẽ bỏ người ta thôi. Thanh niên bây giờ không còn sứcchịu đựng hy sinh như thời của bố mẹ nữa đâu. Đừng bắt một người lính phải đaukhổ vì cơn ngẫu hứng của mình", bố bảo.
Nhận định "phũ phàng" của bố khiến tôi quyết tâm chứng minh tình yêu của cô giáongoại ngữ một trường đại học lớn và anh bộ đội vùng cao không phải cổ tích thờihiện đại như mọi người giễu cợt. Tôi dành thời gian viết thư cho Trung mỗi chiềuthứ bảy thay vì tán gẫu với bạn bè trong chat room.
Trung thường xuyên luyện tập trong địa hình rừng núi, không được dùng điện thoạidi động để đảm bảo bí mật quân sự. Đơn vị đóng xa trung tâm thị trấn, cả thángmới ra đường quốc lộ một lần nên không mấy người sử dụng thành thạo các phươngtiện kỹ thuật số...
|
Tôi thương Trung nhiều hơn saulần lên thăm anh. Muốn bù đắp phần nào sự thiệt thòi đó bằng những lá thư chanchứa tình yêu và nỗi nhớ gửi lên mỗi tuần. Thư hồi âm thường rất ngắn gọn, cókhi chỉ vài dòng thông báo về sức khỏe của người và sự tiến bộ của... chó, nétbút cứng cỏi lia vội trên trang giấy Pơ-luya còn vương nhựa cỏ ngai ngái.
Mỗi kỳ huấn luyện kéo dài liên tục từ chín tháng đến một năm rưỡi, những ngàyphép ít ỏi của anh thực sự là niềm mong mỏi trong lòng hai đứa. Năm nay, anhnghỉ phép đúng dịp tôi nghỉ hè, chúng tôi dự tính sẽ về quê thăm mẹ anh.
Buổi tối, tôi háo hức sắp xếp vào va-li: này quần áo mặc đi chơi, ở nhà, váyngủ, phấn son, giày dép đủ loại. Tôi phải có một hình ảnh hoàn hảo trong mắt mẹchồng tương lai.
Anh đi biền biệt cả năm mới về, mình mẹ buồn héo hắt trong căn nhà cũ kỹ, ra vàochỉ biết trò chuyện với bức di ảnh của cha. Sau này làm đám cưới xong, tôi sẽbảo anh đón mẹ ra ở cùng và tìm cách chuyển công tác về Hà Nội, khi đó mẹ sẽđược sớm hôm vui vầy cùng con cháu. Một cô con dâu xinh xắn, có học, lại biếtthu vén gia đình như thế, mẹ anh không vừa lòng thì còn mong ước gì hơn?
Xếp xong va-li, tôi nhảy tót lên giường, đan tay sau gáy mơ màng viễn cảnh tươiđẹp. Điện thoại bất ngờ cắt ngang dòng suy nghĩ, đầu số 069... Giọng Trung ngậpngừng: "Em à... Anh...", rồi nói nhanh: "Sa sốt cao quá, anh phải ở lại theodõi. Cậu bác sĩ chưa trả phép. Em thông cảm cho anh nhé. Đợi Sa khỏi chúng mìnhsẽ về quê". Tôi bóp chặt chiếc điện thoại trong tay, nước mắt tràn ra. Tôivốn rất ghét những kế hoạch bị thay đổi vào phút cuối. Thật vô lý, đơn vị thiếugì người mà anh nhất định phải hoãn phép. Chẳng lẽ tôi không bằng một con chó?Hóa ra, xưa nay tôi vẫn luôn là phương án dự phòng của anh, sẵn sàng chờ lệnhthay đổi vì bất cứ lý do nhỏ nhặt nào.
Tôi ấm ức, vật vã những dòng suy nghĩ xiên xẹo đan chéo vào nhau cho đến khitrời sáng. Không thể để một kế hoạch dày công chuẩn bị tan như bong bóng xàphòng được. Đã thế, tôi sẽ tự về đến tận quê anh, một mình.
Tàu chạy. Bánh xe xiết vào đường ray tấu lên khúc nhạc hả hê đắc ý. Những cánhđồng đang vào mùa thu hoạch lướt qua ô cửa sổ. Rơm mới thơm giòn trong nắng, óngvàng một màu no ấm. Những vạt rau xanh mướt trải dọc bờ sông, nhởn nhơ bầy thủycầm nô đùa lặn ngụp... Lòng tôi dịu dần lại.
Qua hết vùng đồng bằng, bắt đầu đến dải đất duyên hải miền Trung. Trời đổ bóngchiều, ánh nắng chiếu xiên vào khoang tàu, loang loáng cắt ngang những thân câythưa thớt khẳng khiu. Con tàu ôm vách núi căng về phía biển một cánh cung ngangtrời.
Tàu dừng lại ở ga Vinh đúng lúc trời sập tối. Phải chuyển sang xe khách đi gần100km nữa. Anh xe ôm thả tôi xuống một con ngõ sâu hút, lập lòe đom đóm. Tiếngchó sủa dấm dẳng khó chịu vì sự phiền phức của vị khách lạ.
Tôi kéo va-li vào sân: "Dạ, cho con hỏi có phải nhà anh Trung?". Mộtngười đàn bà gầy nhỏ lập cập bước ra: "Ai hỏi chi rứa?". "Dạ, con... Dạ...",tôi ấp úng rồi im bặt. Bỗng dưng nóng bừng cả người, nhận ra mình thật đường độtvà vô duyên khi tự ý về đây một mình. Bất chợt bà reo lên: "A, con Lan Anh đóhả? Thằng cu Ten mô? Răng hắn để con đi chắc rứa?". Bà ríu rít hỏi han, dắttôi vào nhà. Mọi cử chỉ tự nhiên, hồn hậu như một người thân thuộc đã lâu khiếnnỗi tủi thân trong tôi lắng xuống.
Sau một ngày đường mệt mỏi, tôi đặt lưng xuống tấm phản gỗ mát lạnh, ngủ tít tớisáng. Chạy ra sân đã thấy mẹ anh lui cui trong bếp, bà cười móm mém: "Mi lạnhà mà ngủ say như con chó no sữa hỉ?". Bà chỉ cho tôi lu nước dưới gốc câymít: "Mi rửa mặt rồi vô ăn khoai xéo, món ni thằng cu Ten ghiền lắm".
Bà giở cối trầu ra giã, rỉ rả chuyện trò: "Mạ về làm dâu ông bà nội cu Ten từnăm mười chín, sau ngày cưới ba hôm, cha hắn hết phép, đi biệt tới tận ngàythống nhất. Mạ hai chín mới sinh được cu Ten. Hồi nớ nhà đói lắm, cha hắn giànhhết phần khoai, để cơm mạ ăn có sữa. Rồi cha hắn tham gia chiến dịch biên giới,hy sinh lúc cu Ten bốn tuổi".
Mấy ngày ở bên mạ, tôi không dám mang váy áo lòe loẹt điệu đà ra mặc một lần.Mỗi khi ra vườn, xuống chợ lại thấy nước da trắng trẻo của mình lạc lõng giữamiền quê lam lũ, khắc nghiệt. Về đây, tôi mới hiểu Trung hơn. Người quê anh chấtphác, thành thật và tình cảm vô cùng. Nắng gió quê anh đã thanh lọc tâm hồn tôitrong trẻo trở lại...
"Anh biết em sẽ về thăm mạ. Đất quê anh nghèo, nhưng tình người không nhạt. Anhmong em hiểu và cảm thông nhiều hơn với người lính. Dù có chuyện gì, em hãy tinlúc nào anh cũng trân trọng tình cảm em dành cho anh. Sa đã khỏe và bọn anh phảiluyện tập bù vào những ngày nghỉ ốm. Chắc chắn em không giận anh. Vì em đã biếtyêu một anh lính biên phòng".
Đã vài lần tôi đưa ra các tình huống với Trung, cưới nhau xong mình đằng đẵng xanhau thế này ư? Sau này còn nhà cửa, con cái. Quân nhân có gia đình cũng đượctạo điều kiện "hợp lý hóa", sao không nhân đó đề đạt nguyện vọng chuyển côngtác?
Anh cười: "Vậy sao em không lên dạy học trên vùng cao. Trẻ em ở đâu cũng cầnhọc ngoại ngữ. Lên đây, em được sống giữa thiên nhiên khoáng đạt, lại không phảixa anh. Những đứa con lớn lên cùng với núi rừng sẽ có trái tim mãnh liệt... nhưbố nó cho mà xem".
Tôi bực: "Anh đừng lãng mạn nửa mùa. Em đang ở thành phố, nhiều thứ thuận lợiđể phát triển. Em chưa bị mất trí để chui lên rừng". Anh buồn hẳn đi: "Anh cứ nghĩ em hiểu cho anh. Không có ai lại muốn xa người yêu, gia đình cả.Nhưng mỗi người lính đều đã được phân công và phải hoàn thành nhiệm vụ củamình".
Đối thoại dừng lại. Tôi không hiểu anh? Vậy anh có hiểu tôi không? Không lẽ tôicòn phải chăn đơn gối chiếc hết những năm tháng tuổi trẻ, như mạ anh, như mẹtôi, mới xứng đáng làm vợ lính? Thế hệ trước đã thiệt thòi, mất mát là để cóngày hôm nay cho chúng tôi cuộc sống an nhàn sung sướng. Tôi không thể hóa hònVọng Phu một cách ngu ngốc, phải có cách kéo Trung về với mình.
Tôi lên lịch đi biển với một kế hoạch được dự tính hoàn hảo. Bãi biển cuối chiềuvắng dần bóng người. Thủy triều dìm chân những khối san hô làm bằng chất liệucao su bơm hơi rải rác ven bờ, chỉ còn nhô lên phần ngọn phập phồng theo nhịpsóng.
Tổng giám đốc tập đoàn khoáng sản có biệt danh "Trâu già", chỉ còn đủ sức nhấmnháp những cọng cỏ non ngọt nhưng vẫn còn thế mạnh ảnh hưởng đến tổ chức nhân sựcủa nhiều ngành. Tôi thoáng rùng mình khi những ngón tay nhớp nháp mồ hôi rờ rẫmchiếc móc khóa sau lưng váy. Cố nhắm mắt nuốt trôi cảm giác ghê tởm chính mình.Một lần này thôi... khi mở mắt ra, sẽ là quyết định điều chuyển công tác, để tôicó Trung ngay giữa thủ đô. Bí mật này sẽ vĩnh viễn chìm vào im lặng.
Một luồng sáng sắc lạnh xuyên thẳng lên từ mặt sàn. Tôi bật dậy nhào về phía đó.Chiếc điện thoại chuyển sang chế độ silent nhưng vẫn chói gắt tín hiệu đèn báo."Em bình tĩnh nhé. Trung bị thương trong lúc làm nhiệm vụ. Đã kịp chuyển vềbệnh viện, tình trạng không còn nguy hiểm nữa. Sáng mai anh em trong đơn vị sẽlên thăm". Tôi òa khóc: "Anh Thắng, anh cho em đi với...".
Quân y viện vùng biên yên bình nằm dưới những tán cổ thụ, bóng áo xanh, áo trắngthấp thoáng. Trung đã được đưa sang phòng hồi sức, anh vẫn chưa tỉnh. Gương mặtsạm đen vì gió sương, mưa nắng giờ lại thêm phần xanh xao vì mất nhiều máu. Tôigục xuống cạnh anh, bật khóc, xót xa, ân hận. Tha lỗi cho em, Trung. Tất cả chỉvì em muốn mình không phải xa nhau. Em chưa kịp làm điều gì có lỗi. Một bàn taynhè nhẹ đặt lên vai tôi. Nụ cười rạng rỡ thân thương: "Nín đi nào". Tôichợt nhớ đến Sa: "Sa đâu anh? Sa có làm sao không?".
Phía cuối hành lang, một phòng bệnh đặc biệt. Hai chiếc giường phủ drap trắngđược ghép lại ở giữa phòng, "bệnh nhân" nằm chéo góc đang thiêm thiếp ngủ. Toànbộ ngực và bụng quấn băng trắng toát, chỉ thò ra bốn cẳng chân và cái đuôi đenthui. Phần đầu bị thương nhẹ.
Đêm tuần tra vây bắt đường dây vận chuyển ma túy qua biên giới, Trung và Sa phụtrách mũi tấn công trực tiếp. Vào vị trí, Sa tập trung cao độ, chân trước bámchặt xuống đất, mắt chăm chăm xuyên thấu bóng đêm mù mịt, tai căng lên lắng nghetừng tiếng động khả nghi, chiếc mũi ướt chốc chốc nhấp nhỉnh rất khẽ. Đã quá nửađêm vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Hay biết có động, bọn chúng thay đổi lịch trình?Sa vẫn không thay đổi tư thế, lừng lững bất động cạnh Trung mỗi lúc thêm sốtruột, bồn chồn... Lớp lông gáy của Sa nóng lên. Trung ra hiệu chờ lệnh, Sa ngồiim chăm chú theo dõi. Thời gian như dừng lại...
Từ phía cửa rừng, ba bóng đen thoắt ẩn thoắt hiện theo con đường mòn lúp xúp bụigai. Trung hô gọn: "Diệt!". Sa lao vụt về phía trước không một tiếng động. Trungbăng theo, đanh giọng: "Đứng im!". Đối tượng sau vài giây bất ngờ, nhận ra Trungchỉ có một mình liền rút vũ khí chống trả quyết liệt. Sa chồm lên, những cú tápchính xác, hai bóng người bị quất mạnh xuống đất. Quay ngoắt lại, sục sạo lôituột ra hai bọc ni-lông gói kỹ giấu trong người, Sa hộc lên một tiếng dữ dằn,khéo léo cắp gọn từng bọc vào một gốc cây. "Mi-sa! Quay lại! Diệt...!". GiọngTrung yếu dần. Mùi máu. Máu của Trung. Sa gầm lên, lao thẳng vào giữa đám gậygộc súng ống. Một tiếng nổ vang lên chát chúa. Những bước chân đồng đội đangbăng tới thật gần. Sa nằm vật xuống, lịm đi...
"Không có Sa chắc anh đã nằm lại trong rừng rồi", Trung vuốt nhẹ đầu Sa, mỉmcười âu yếm. Sa thức dậy, mở mắt nhìn tôi chăm chú. Tôi đưa tay lại gần, Sa đáplời chào bằng cái lưỡi mềm mại liếm dọc các ngón tay. "Ngoan lắm, Sa!", Trungkhen. Sa ngừng lại, cất giọng hào hứng: "Gâu! Gâu...". Trung hóm hỉnh: "Em thấychưa? Sa cũng biết nói tiếng Anh đấy nhé. Nó vừa bảo "go, go" nghĩa là "đi đi".Thôi mình đi cho anh chàng nghỉ ngơi".
Theo Tiếp Thị Và Gia Đình