Bộ trưởng Bộ Công thương VũHuy Hoàng khẳng định, khoản lỗ mà EVN gánh hoàn toàn không liên quan đến quảntrị doanh nghiệp (trong đó có vấn đề chi trả lương cho cán bộ, nhân viên).

Khéplại năm 2011, trong bối cảnh kinh tế chung gặp nhiều khó khăn, câu chuyệnlương cao, lương thấp của ngành điện nói riêng và tại các tập đoàn nhà nướcnói chung đã trở thành tâm điểm chú ý dư luận trong những ngày vừa qua.

 

Đặc biệt, với ngành điện, trongkhi liên tục kêu lỗ và đòi tăng giá điện để bù lỗ thì “nhà đèn” này vẫn chi trảcán bộ, công nhân viên mức lương cao hơn hẳn so với mặt bằng của đại bộ phậnngười dân Việt Nam hiện nay. Điều này đã vấp phải không ít những phản ứng tráichiều.

 

Trao đổi trong một chương trìnhtruyền hình trực tuyến chiều 6/1, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳngđịnh, khoản lỗ mà EVN gánh hoàn toàn không liên quan đến quản trị doanh nghiệp(trong đó có vấn đề trả lương cho cán bộ, nhân viên).

 

Lỗ EVN không liên quan đến lương
 

Phát biểu của ông phầnnào trả lời cho những thắc mắc mà đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) vàmột số đại biểu Quốc hội khác nêu ra trong phiên chất vấn ngày24/11/2011. Bà Nga từng đặt vấn đề, phải chăng từ độc quyền nhà nướcbiến thành độc quyền doanh nghiệp, EVN đã khiến người tiêu dùng khôngnhững phải gánh chịu những khoản lỗ do hoạt động yếu kém của Tập đoàn màcòn phải chịu cả những khoản lỗ do thất thoát điện năng, do đầu tư ngoàingành và do việc trả lương thưởng cao cho nhân viên nội bộ Tập đoàn.

 

“Pháp lý và đạo lý nào cho vấnđề này? Việc đề nghị tăng giá điện như vậy có minh bạch không?” - vị đại biểunày đã nói gay gắt trước nghị trường như vậy.

 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hoàng biệndẫn, mấu chốt của vấn đề này là do EVN vừa phải kinh doanh vừa thực hiện nhiệmvụ chính trị do Chính phủ giao nên không tránh khỏi lỗ. “Lỗ vừa qua của ngànhđiện là lỗ kinh doanh điện, đây là lỗ chính sách” - lãnh đạo ngành công thươngnhấn mạnh.

 

Tiền lươngngành điện do Bộ LĐTBXH quyết định

 

Quản trị lương là lĩnh vực mà BộLao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) được Chính phủ giao chức năng là cơquan đầu mối.  Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước,  Bộ Công Thương chỉ thamgia, không quyết định và cũng không quy định về lương.

 

Căn cứ phê duyệt mà bộ LĐTBXH ápcho EVN là dựa trên các chỉ tiêu sản xuất và kinh doanh điện. Đơn cử, năm 2010,kế hoạch giao cho ngành điện là hơn 90 tỷ kWh. Bộ LĐTBXH đưa ra đơn giá tiềnlương là 5.434 đồng/1.000 kWh, nhân lên với hơn 90 tỷ kWh sẽ ra đơn giá tiềnlương và quỹ tiền lương cho công ty mẹ của Tập đoàn.

 

“Như vậy, câu chuyện liên quantới tiền lương của ngành điện, với tư cách là doanh nghiệp nhà nước, do các cơquan quản lý nhà nước mà chủ trì là Bộ LĐTBXH kiểm tra và quyết định” - ông nói.

 

Bộ Công Thương có trách nhiệmtham gia khi xem xét đăng ký kế hoạch của ngành điện, bao gồm chuyện tiền lương,nhưng tiếng nói quyết định và chủ trì vẫn là Bộ LĐTBXH.

 

Hiện tại, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đãquyết định thành lập đoàn kiểm tra, khi có kết quả sẽ thấy việc thực hiện củangành điện trong vấn đề tiền lương như thế nào.

 

Trước đó, Bộ trưởng Công thươngVũ Huy Hoàng có phân tích trước Quốc hội, căn cứ để phân ra mức lương cao haythấp dựa vào ba yếu tố: so sánh với mức thu nhập bình quân người làm công ănlương của cả nước, so sánh với cùng loại hình sản xuất kinh doanh, và so sánhcùng khu vực doanh nghiệp.

 

Điện lực là lĩnh vực đặc thù,nguy hiểm và khá độc hại, do vậy, lương trả cho lĩnh vực này có tới 25% được trảcho phụ cấp an toàn, độc hại.

 

Còn theo quan điểm của Bộ trưởngBộ Tài chính Vương Đình Huệ, cũng tại phiên thảo luận này, ông khẳng định: “Quantrọng là tiền lương phù hợp với năng suất lao động và hiệu suất kinh doanh”.

 

Số liệu công bố mới đây của BộCông thương cho thấy, trong năm 2011, lương trung bình của Tập đoàn dầu khí ViệtNam (PVN) cao nhất với 16,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,5% so với năm 2010.Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn chi “mạnh tay” không kém với 9,7triệu đồng/người/tháng.

 

Gây xôn xao dư luận là vậy nhưngmức lương tại EVN cũng mới chỉ đứng thứ ba với 8,6 triệu đồng/người/tháng, caohơn không nhiều so với mức lương bình quân toàn ngành năm 2010 là 8,3 triệuđồng/tháng.

Theo Dân Trí