Hến hỏi: Anh HaiLúa ơi, nghe đồn ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau có một “bà thầy” trị bệnh “ma nhập”hay lắm phải không?

- Tin đồn baynhanh thật, cô có bị “ma nhập” không mà… hào hứng hỏi thăm thế?

- Không, em hỏiđể trị bệnh cho… bác Nghêu.

Lời đồn thổi có cánh

Nghêu nhảy dựng lên:

- Anh Hai Lúađừng tin lời cô Hến, cô ấy đùa đấy. Em… đập ma thì có. Thế có chuyện ấy thật à?

- Có, đó là chịBùi Thị Thúy, một phụ nữ chân quê, 32 tuổi, học chỉ đến lớp 3, chú có tin làm“thầy” chữa bệnh được không?

- Tất nhiên làkhông.

Hến thắc mắc:

- Nhưng sao bảo“bà thầy” Thúy rất giỏi, mỗi ngày có hàng chục người tới nhà chầu chực chờ chữabệnh?

- Điều này thìcó, họ là những  bệnh nhân nghe lời đồn thổi nên kéo tới thôi. Cách chữa bệnhcủa “bà thầy” Thúy là bắt bệnh nhân nằm xuống sàn nhà rồi đốt nến xung quanh,xong lấy hai miếng nẹp gỗ có vẽ “bùa” đánh tới tấp lên người bệnh nhân, gọi là“trục ma”. Nhiều bệnh nhân ăn đòn của “bà thầy” nhừ tử. Mới đây có một bệnh nhânchết oan ức vì cách chữa bệnh quái dị của “bà thầy” này đấy.

Nghêu kêu lên:

- Mới nghe quacách chữa bệnh bạo lực đã kinh. Sao người nhà của bênh nhân lại có thể mê muộiđến lú lẫn, giao người thân của mình cho kẻ ác hành hạ đến chết thế nhỉ?

- Ở thôn quê,nhiều người dân còn mê tín lắm nên kẻ ác mới lợi dụng  để làm “thầy” chữa bệnhăn tiền.

- Rồi “bà thầy”giết người này ra sao khi có bệnh nhân tử vong?

Hai Lúa hắng giọng:

- Bị công an bắtchứ sao. Thế cô Hến có ý định hỏi thăm “bà thầy” này để vào chữa bệnh nữa khôngđấy?

- Thôi anh Haiơi, nghe thế em đã sợ xanh mặt rồi. Lại thêm một bài học cảnh giác chết người vềtệ mê tín dị đoan ở địa bàn nông thôn.

- Đúng như thế,nhưng là bài học quá đắt không đáng phải có nếu trình độ văn hóa ở khu vực nôngthôn được nâng cao.

Hến gật gù:

- Đúng là lờiđồn thổi qua miệng lưỡi kẻ mê tín dị đoan “có cánh” thật, suýt chút nữa em đãtin sái cổ.

Theo ĐàoCốc Lục Tiên
ANTĐ