Câu chuyện của Jerome Kerviel,nhân viên buôn bán chứng khoán của Ngân hàng Societe Generale, bị buộc tội tiếnhành những vụ gian lận tài chính lớn, hoàn toàn có thể là đề tài hấp dẫn cho bấtkỳ một cuốn truyện trinh thám, hay một bộ phim ăn khách nào. Tuy nhiên, tất cảsẽ không thể hấp dẫn bằng "sự thật" do chính kẻ gian lận kể lại.

Chỉ một tháng trước khi ra trướctòa, Kerviel lại bất ngờ cho công bố cuốn hồi ký của mình, trong đó đổ hết tráchnhiệm về gian lận và những tổn thất nhiều tỉ đôla cho chính Societe Generale.

Lời tự thú về vụ gian lận tại Societe Generale
Cuốn hồi ký "L"Engrenage: Memoires d"un Trader" của Jerome Kerviel

Jerome Kerviel, sau một thời gian tỏ ra im ắngtrước công luận, lại bắt đầu khiến cả thế giớiphải chú ý về mình. Trong khi báo chí và cácchương trình tin tức thi nhau đưa tin về anh ta,bản thân công luận cũng chia làm hai phe: một sốủng hộ còn số kia lên án. Hai năm đã trôi qua kểtừ ngày chính thức bị vạch mặt và chờ ngày ratòa, Kerviel đã không bỏ phí thời gian để viếthồi ký, với hy vọng tác phẩm trên sẽ giúp anh tachiến thắng trong phiên tòa đáng chú ý nhất củanước Pháp trong mùa hè này.

Khoảng 1 tháng trước khi bắt đầuphiên tòa xét xử Kerviel (ấn định vào ngày 8/6 tới đây), anh ta đã tung ra cuốnhồi ký có tên gọi "L"Engrenage: Memoires d"un trader" (Mớ bòng bong: Hồi ký củamột nhà buôn chứng khoán). Trong những hồi ức này, cựu nhân viên chứng khoánquyết định chia sẻ những đánh giá của mình về vụ bê bối lớn hai năm về trước.Theo Kerviel, chính phương sách làm ăn của ngân hàng là nơi anh ta đã làm việctừ năm 2000 - đã buộc anh ta phải tổ chức những phi vụ mạo hiểm.

Trong cuốn sách, Kerviel thừanhận đã giả mạo nhiều tài liệu chứng từ, cũng như mở nhiều tài khoản ảo trên thịtrường chứng khoán với trị giá tổng cộng khoảng 50 tỉ euro, tức là gấp rưỡi lầntổng số vốn của cả ngân hàng. Tuy nhiên, Kerviel vẫn không cho mình là kẻ gianlận mà vẫn tiếp tục biện minh rằng, giới lãnh đạo Societe Generale đã biết vềnhững trò trên. Hơn nữa, cũng theo lời Kerviel, "chiến thuật kinh doanh" trêncũng được phổ biến trong số nhiều nhân viên khác của ngân hàng. 

Tác giả cuốn sách đã không tiếcnhững lời chỉ trích gay gắt, đồng thời so sánh mình cùng nhiều nhân viên buônbán chứng khoán khác "như những cô gái điếm hạ cấp trong bữa tiệc linh đình củacác ông chủ ngân hàng". Trước đó, trong một buổi trả lời phỏng vấn tờ Le Journalde Dimanche, Kerviel khẳng định ngân hàng đã yêu cầu các nhà giao dịch chứngkhoán phải kiếm tiền bằng bất cứ cách nào.

Theo Kerviel, cuộc khủng hoảngtài chính một lần nữa chứng minh nguy cơ vỡ nợ của hệ thống ngân hàng, thúc đẩycác nhân viên phải tiến hành những giao dịch mạo hiểm. Nói theo lời của anh ta,cơ cấu tổng thể của ngân hàng "không thể kiểm soát" và "mập mờ" đến mức, chỉ cótác dụng thúc đẩy các hành vi gian lận. Qua đó, Kerviel buộc tội những ông chủcũ của mình đã che giấu tất cả những trò gian lận trên, do bản thân họ cũng thulợi không nhỏ từ những mánh khóe này. Trong khi bản thân anh ta không được lợihay làm giàu từ những chuyện trên.

Kerviel còn công bố một chi tiếtkhông kém phần quan trọng nữa. Theo đó, không lâu trước khi vụ bê bối được vạchtrần và khoản thua lỗ 5 tỉ euro được thông báo, chính giới lãnh đạo SocieteGenerale đã đề nghị anh ta nên rời khỏi Paris, thậm chí còn hứa thanh toán chochuyến đi này. Kerviel đã từ chối khi hiểu rằng, chuyến đi sẽ được quy chụp làmột vụ chạy trốn đã được đạo diễn từ trước.

Tác giả cuốn hồi ký còn nhận xétrằng, giới lãnh đạo Societe Generale rất sợ về cái chết của anh ta, do chuyệnnày có thể gây tổn thất đáng kể cho uy tín của Ngân hàng Societe Generale. Trongvòng 5 ngày trước khi công bố chính thức con số thiệt hại của ngân hàng, mộtnhóm các bác sĩ đã thường xuyên gọi điện cho Kerviel để tin tưởng rằng, anh tasẽ không tự sát.

Các luật sư của Societe Generalengay lập tức đã có phản ứng trước những tiết lộ mới của Kerviel, cho rằng việccông bố cuốn hồi ký chỉ là chuyện bình thường của một bị cáo trước khi bắt đầuphiên tòa. Nói cách khác, để tránh nguy cơ phải vào tù, Kerviel đã cố gắng thanhminh và đổ hết tội lỗi cho giới lãnh đạo ngân hàng. 

Có một điều chắc chắn là trong vụán Kerviel vẫn còn không ít những uẩn khúc. Cho tới giờ, người ta vẫn chưa thểlàm rõ, thương gia trên làm thế nào có thể tổ chức một loạt những vụ gian lậnquy mô lớn chỉ trong năm 2007. Nhiều người cho rằng, vụ bê bối trên đã chứng tỏtình trạng kém hiệu quả nghiêm trọng của hệ thống giám sát giao dịch trong nộibộ ngân hàng. Ngay từ tháng 1/2008, công luận đã phải đặt câu hỏi: Vì sao hàngchục tín hiệu cảnh báo về những giao dịch trái phép được hệ thống máy tính đưara mà không ai nhận thấy? 

Sau khi vụ bê bối bị vỡ lở,Kerviel đã vài lần bị bắt giữ và sau đó được tạm trả tự do. Quá trình điều travụ án của anh ta đã kéo dài trong suốt cả năm và chỉ hoàn tất vào tháng 1/2009.Nếu phiên tòa sắp tới thừa nhận tất cả những tội danh của Kerviel, anh ta rất cóthể sẽ phải nhận bản án 5 năm tù cùng khoản tiền phạt 375 ngàn euro.

Có điều chắc chắn là câu chuyệncủa Kerviel đã vượt quá phạm vi của một cuộc tranh chấp bình thường giữa giớichủ và nhân viên, mà đã trở thành một vấn đề hoàn toàn khác. Thời gian đã chothấy, đây rất có thể trở thành một trong những vụ gian lận tài chính lớn nhấttrong lịch sử nước Pháp. Những trò gian lận của Kerviel đã cho thấy sự kém hiệuquả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

Cho tới giờ vẫn chưa thể làm rõ,liệu giới lãnh đạo Societe Generale có vì lợi nhuận mà nhắm mắt làm ngơ trướcnhững giao dịch trái phép của Kerviel hay không? Câu hỏi này được hy vọng sẽ tìmđược lời giải đáp trong phiên tòa sắp tới

  Theo Linh Nga
          An ninh thế giới