Cả đời này tôi biết ơn chị,người chị dâu đã hy sinh cả tuổi xuân nuôi tôi ăn học thành tài. Bao nhiêu vấtvả nhưng chị chẳng cho tôi có dịp đền đáp.

Lên ba, cha mẹ tôi trong một lầnđắm đò đã bỏ hai anh em tôi ra đi mãi mãi. Tôi và anh nương tựa vào nhau mà sống.Cứ ngỡ ngày tháng cứ thế bình lặng trôi qua, ai ngờ, đến một ngày anh bỏ tôi bơvơ giữa cuộc đời. Anh bị tai nạn lao động khi đang làm việc ở công trường. Ngàyấy, chị dâu mới bước chân về nhà.

Chẳng bao lâu, có người mai mốiđến đánh tiếng. Chị chỉ hỏi: "Mang Minh Minh theo được không?". Người mai mốilắc đầu bỏ đi. Nhiều lần sau cũng thế, chị luôn muốn dắt tôi theo và tất nhiên,câu trả lời là những cái lắc đầu.

Lớn lên em sẽ cưới chị
Ảnh minh họa

Chị dâu là người nhân hậu nhưngrất kiên cường. Ngày anh trai còn sống, dù gia đình ngăn cản quyết liệt, thậmchí còn dọa từ mặt nếu chị lấy anh trai tôi nhưng hai người vẫn quyết tâm đếnvới nhau. Nào ngờ, anh tôi mệnh ngắn, đoản số làm chị dang dở. Khi anh nằm xuống,người nhà đến khuyên chị cải giá. Lần nào chị cũng đưa ra điều kiện mang theotôi, chị không nỡ bỏ rơi tôi. Khuyên mãi không nghe, từ đó, người nhà chị cũngchẳng qua lại nữa.

Chị làm công nhân ở xưởng khănlông, mỗi tháng cũng chỉ kiếm hơn trăm bạc. Tôi học cấp hai, mỗi tháng cũng tiêungót nghét ba bốn chục đồng. Thế nhưng, lần nào chị cũng bảo: "Tiêu pha nêntiết kiệm nhưng cái gì chính đáng thì cứ tiêu em ạ, đang tuổi ăn tuổi lớn, em ănnhiều vào để có sức học".

Trước kỳ thi vào cấp ba, tôi nóivới chị: "Chị à! Em tính... em định thi xong tốt nghiệp sẽ không thi vào cấpba nữa, em muốn thi trung cấp, như thế thời gian học ngắn, em có thể đi làm sớm"...

Lớn lên em sẽ cưới chị

Chị tròn mắt: "Không được, embỏ ngay ý định ấy đi. Em phải thi vào cấp ba rồi sau này còn học lên đại học nữa".Chị thuyết cho tôi một bài dài lê thê, muốn tôi bỏ ngay cái ý tưởng ấy ra khỏiđầu.

Tôi thi đậu vào trường trọng điểmcủa huyện, chị dâu hay tin mừng lắm, chị làm bữa cơm, bắt tôi ăn thật nhiều. Tôithấy niềm vui lấp lánh trong mắt chị, nụ cười đôn hậu và chan chứa tình yêuthương như của mẹ ngày còn sống.

Hôm sau, tôi thấy chị tất tả điđâu đó về, mắt đỏ hoe. Tôi hỏi nhưng chị lắc đầu, bảo vừa bị hạt bụi bay vào mắtrồi vội vàng đi rửa mặt. Tôi nhìn theo chị, bần thần. Hôm sau nữa, em trai chịđến, nói chị một trận chẳng ra gì. Tôi vỡ nhẽ, học phí vào trường cao quá, chịvề nhà, muốn vay ít tiền nhưng chẳng những không được, còn bị xua đuổi. Tôi thấymình như kẻ mắc lỗi, là gánh nặng oằn trên đôi vai gầy guộc của chị. Lẽ nào tôicứ vô tư đón nhận tình yêu thương và sự hy sinh của chị mãi? Tôi đến bên chị,thẽ thọt: "Chị à! Em muốn xin đi làm, bây giờ người ta cần công nhân nhiềulắm...".

Nói chưa dứt câu, tôi thấy mámình nóng ran, chị cho tôi một cái tát. Lần đầu tiên chị đánh tôi: "Khôngmuốn cũng phải học. Chú có muốn bỏ mạng oan uổng ngoài công trường như anh nữakhông? Chú muốn cái gia đình này tuyệt tự à? Đừng bao giờ nhắc lại chuyện bỏ họcvới chị nữa!".

Lần đầu tiên tôi thấy chị nónggiận. Tôi im lặng, tôi không thấy cái tát đó đau, tôi không thấy giận vì hơn aihết, tôi hiểu, tình yêu của chị dành cho tôi nhiều đến chừng nào. Tôi biết ơnchị!

Một dạo, chị dâu thường về muộn,lần nào về cũng vác theo một bao tải nặng, tôi hỏi trong đấy đựng gì nhưng chịchẳng trả lời cũng không cho tôi xem. Có hôm sang nhà bạn mượn sách, từ phía xa,trong ánh đèn vàng vọt của ngọn đèn đường, tôi thấy chị trải một tấm ni-lông,bày đầy những đôi giày vải. Chị đang lom khom nhặt đôi nọ, chọn đôi kia, cò kèthêm từng hào lẻ... Tôi quay về mà lòng nặng trĩu. Gần 11 giờ đêm chị mới về tớinhà.

Đêm ấy, chị ngất, ngã trong nhàbếp. Tôi nghe tiếng loảng xoảng, chạy vào, thất kinh, chị dâu nằm đó bất động,nhợt nhạt. Tôi đưa chị vào viện, bác sĩ bảo chị ngất do làm việc quá sức, ănuống kém, không đủ dinh dưỡng. Trông chị yếu ớt, mặt tái xanh, môi nhợt nhạt màthương chị quá!

Chị vẫn cặm cụi như con ong chămchỉ. Ban ngày, chị đến xưởng làm, tối ra đường buôn bán. Thấy chị oằn vai, vácbao tải lên lưng, tôi chạy ra giằng lại. Chị giật mình, đoán tôi đã phát hiện bímật. Chị nhẹ nhàng kéo tay tôi ra, ấn vào bàn học, nét mặt chị mệt mỏi nhưngmiệng vẫn nở nụ cười trìu mến: "Minh Minh học đi nhé! Đừng lo cho chị". Bóng chịlẫn vào màu đen của đất trời. Chị xin ứng lương ba tháng, lăn lộn kiếm tiền,chắt cóp từng đồng tiền lẻ để đủ học phí cho tôi, chị đi bán máu đến nỗi ngườita không dám lấy máu nhiều hơn nữa, sợ chị không đủ sức.

Bạn cùng phòng thường nhìn tôivới đôi mắt ngưỡng mộ: "Mẹ cậu tốt thật đấy!". Tôi nghe sống mũi cay cay,tim mình nhói đau: "Đấy không phải là mẹ tớ, là chị dâu tớ đấy!".

Các bạn cùng phòng ngơ ngác,không tin vào tai mình. Có đứa trề môi: "Chị dâu gì già thế?". Tôi quay lại némcho nó cái nhìn đầy hận thù, định lao đến tống cho nó một quả vào mồm. Chợt nhớđến dáng chị tần tảo, nhẫn nại, lòng tôi dịu lại...

Trường cách nhà khá xa, mỗi tháng,tôi chỉ về một lần. Lần nào về, chị cũng làm nhiều thức ăn ngon đãi tôi. Trướckhi về trường, chị còn gói thức ăn cho tôi mang theo.

Một lần, về nhà, tôi nhận thấychị già đi, tóc đã lốm đốm bạc. Năm ấy, chị mới 26 tuổi. Vì kiếm tiền nuôi tôiăn học, chị còn nhận thêm việc dán hộp cho xưởng may. Khi tôi đến ngồi cạnh giúpchị, chị bảo: "Học đi, không cần phụ chị đâu! Năm nay cuối cấp rồi, năm quantrọng nhất, cố mà thi vào đại học. Ngốc ạ!".

Tôi nhớ ngày chị mới bước chân vềnhà tôi, chị mây mẩy như hạt lúa nứt ra thành gạo, da trắng hồng, tóc dài đenvấn lên thành búi to... thế mà bây giờ chị già đi trông thấy. Tôi dặn lòng dốcsức học và thi đậu vào trường đại học danh giá nhất.

Tôi nhận giấy báo, được học bổngtoàn phần. Ngày giấy báo gửi đến nhà, chị ra nhận, ôm tấm giấy báo vào lòng mànước mắt chan chứa như chính chị là người thi đậu chứ không phải tôi. Chị kínhcẩn đặt tấm giấy ấy lên bàn thờ cha mẹ và anh trai tôi, chị muốn báo cáo thànhtích học tập của tôi cho cha mẹ và anh trai biết. Hàng xóm đến chia vui đông lắm!Làng tôi nghèo, làm gì có ai đạt được thành tích cao như vậy. Tôi là người đầutiên.

Ngoài kia, cha mẹ và anh em traicủa chị cũng đến chia vui. Nhác thấy bóng người thân, chị run lên. Mừng mừng tủitủi, chị đến bên mẹ, úp mặt vào vai bật khóc. Hôm ấy, cả nhà chị ở lại ăn bữacơm đạm bạc với chị em tôi. Em trai chị đến vỗ vai tôi: "Minh Minh, chú khálắm! Cố gắng học nhé!".

Tôi thay mặt chị dâu, quay sangkính cha mẹ, anh chị em trong gia đình một ly. Đoạn, tôi lại quay sang kính chịmột ly nhưng trước chị tôi lại nghẹn ngào, bao nhiêu lời muốn nói không tài nàothốt lên nổi, tôi đứng bất động hồi lâu, mắt đỏ hoe: "Chị ơi...!". "Đừngkhách sáo thế em! Chị em mình là người một nhà mà!".

Thời gian học đại học cũng khôngvất vả, bận rộn lắm! Ngoài học bổng, tôi đi làm, dạy thêm, vừa kiếm chút tiềntrang trải cuộc sống vừa có thêm kinh nghiệm. Chị vẫn hàng tháng đều đặn gửitiền cho tôi. Chị muốn tôi ăn no, mặc ấm, nhắc nhở tôi giữ gìn sức khỏe. Năm thứba đại học, đi thực tập, tôi được nhận vào làm ở một công ty phần mềm lớn. Tôivui mừng gọi điện về báo tin cho chị. Chị reo lên trong máy:

- Tốt quá! Cố lên! Thế là chịkhông còn phải lo lắng cho em nữa rồi!

- Chị ơi! Chờ em nhé! Em tốtnghiệp xong sẽ về quê cưới chị! Chị nhất định phải chờ em!

- Em nói cái gì thế hả? Em lohọc đi, sau này cưới một cô vợ thành phố thật xinh đẹp và giỏi giang, chị sẽ vuimừng lắm!

- Không! Em sẽ cưới chị! Nhấtđịnh thế!

Đầu dây bên kia là những tiếngtút dài, chị đã bỏ máy!

Ngày tốt nghiệp đại học cũng đến.Tôi lại đạt thành tích xuất sắc. Thành tích này là công lao, mồ hôi, nước mắt vàcả máu của chị. Tôi tranh thủ mấy ngày phép về quê thăm chị. Trong đầu tôi baonhiêu dự định. Tôi muốn cưới chị, tôi muốn chăm sóc, bù đắp lại những tháng ngàychị đã lao tâm, khổ trí, vắt kiệt sức mình vì tôi.

Về đến nhà, chị đã chuẩn bị mâmcơm thịnh soạn đãi tôi. Ngồi bên bàn là một người đàn ông trạc 40 tuổi. Chị giớithiệu: "Minh Minh! Chào anh Trương đi em! Gọi là anh rể nhé! Sau này, chị sẽvề ở với anh!".

"Chào chàng trai! Sinh viênđại học, thật không dễ nhỉ?".

Người đàn ông đứng dậy, bắt taytôi thân thiện. Tôi cũng bắt tay qua loa và đi thẳng vào phòng. Lòng tôi ngổnngang. Tôi dằn vặt. Sao chị không cho tôi cơ hội chăm sóc chị, đền đáp công ơndưỡng dục của chị bấy lâu? Tối đó, tôi ra đi mà lòng không thanh thản.

Do công việc bận bịu, tôi khôngvề thăm chị thường xuyên. Chị đã về ở với người đàn ông ấy, cuộc sống của chịcũng tốt lắm! Tôi thấy yên tâm. Hàng tháng, tôi trích nửa số lương gửi biếu chị.Chị gửi trả lại tôi, thi thoảng còn gửi những sản vật ở quê nhà lên cho tôi. Chịnói: "Chị già rồi, ở quê đâu cần nhiều tiền làm gì, em cất mà lo trang trải,cuộc sống ở thành phố đắt đỏ, tiết kiệm để mua nhà, mau ổn định còn cưới vợ. Saunày chị già, em rỗi rãi, đón chị lên thành phố chơi một chuyến cho biết thế nào.Đến lúc ấy, em đừng quên chị nhé!

Nước mắt ràn rụa trên khuôn mặttôi. Chị thương yêu ơi! Làm sao em trai có thể quên chị được...

Theo Linh Đan
Vào Bếp