Sáng thứ bảy, Hòa dậytừ 6h nhóm than tổ ong để ninh nấu, đun nước uống... cho tiết kiệm. Mùi khóithan xộc lên phòng khiến chồng Hòa đang ngủ phải bật dậy quát vợ.
Chồng Hòa muốn đợi 7-8h ngủ dậy mới quạt than nhưng Hòa khăng khăngphải nhóm than sớm vì còn ninh cháo cho con nhỏ. Có hôm, Hòa than vừa ửnghồng thì chồng Hòa vùng dậy, bực bội dội cả gáo nước vào bếp. Thế là hai vợchồng hục hặc nhau.
“Mình chỉ muốn tiết kiệm trong thời kỳ giá cả leo thang thôi. Tích đượcđồng nào hay đồng đó” – Hòa (Nam Thăng Long, Hà Nội) giải thích lý do dùngthan tổ ong để nấu nướng mỗi cuối tuần của mình. Vợ chồng Hòa tổng thu nhậpmỗi tháng 9 triệu (không phải thuê nhà), đang nuôi con nhỏ 1 tuổi và bà nộilên trông cháu. Kinh tế gia đình không đến nỗi eo hẹp nhưng cũng chẳng đếnmức dư dả khiến Hòa phải nghĩ cách căn cơ tiết kiệm. “Nhưng buồn một nỗi làchồng mình chẳng ủng hộ” – Hòa thở dài.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Còn Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng xung đột với chồng chỉvì muốn kiếm thêm chút ít. Hai vợ chồng Giang quê đều ở Nam Định. Tranh thủmỗi lần về thăm nhà, Giang bàn với chồng xách ít gạo quê lên trên này, đểlại cho hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp... được ít lãi nào hay ít đó. Ở quê,chú ruột của Giang còn nuôi ong lấy mật, buôn bán sắn dây... vì thế, Giangcàng hám kinh doanh.
“Lần nào về quê cũng tay xách nách mang đủ loại nên chồng mình cáu lắm.Bảo không buôn không bán gì hết. Mình thì đang có mối quen, lại tiện đườngnên tiếc. Có hôm ở quê hai vợ chồng đứng quanh bao gạo mà cãi nhau ‘ỏm củtỏi’” – Giang cho biết. Chưa kể, những lần có họ hàng ở quê ra, Gianglại tranh thủ nhờ họ xách theo ít gạo, ít mật ong hay sắn dây... làm chồngGiang càng bực.
“Chồng mình bảo kiếm tiền là chuyện của đàn ông. Em cứ lo sinh con, nuôicon đi. Nhưng khổ, lương hai vợ chồng tổng cộng được 8 triệu. Tiền thuê nhàđã mất đứt gần 2 triệu rồi. Chồng mình loay hoay mãi chưa tính được nghề gìlàm thêm. Con còn chưa dám đẻ nữa” – Giang phân trần.
Cũng đau đầu nghĩ tiết kiệm trong tình hình “siêu bão giá”, Trâm (Thanh Trì,Hà Nội) dạo này hay phàn nàn thói quen sinh hoạt hoang phí của chồng. Trâmdặn chồng máy tính hay sạc điện thoại, khi không dùng nữa thì phải rút hếtcác phích cắm ra cho đỡ tốn điện nhưng lần nào, chồng Trâm cũng để y nguyên,còn biện hộ: “Lần sau đỡ phải cắm. Đáng bao nhiêu mà em cứ tự làm khổ mình”.
“Có 1 đồng thì mới có 10 đồng, có 10 đồng thì mới gom thành 100 đồng chứ.Chồng mình cứ tặc lưỡi đáng bao nhiêu nhưng 10 cái đáng bao nhiêu mà khôngđáng à? Đơn giản thế thôi nhưng ‘năng nhặt thì chặt bị” – Trâm chia sẻ.Trâm kể, hai vợ chồng không giàu có gì, lại đang phải nợ tiền làm nhà, vừamuốn sinh con. Thế mà chồng Trâm thì lúc nào cũng khó chịu vì vợ tiết kiệm.
“Nước rửa rau xong, mình trút vào xô nhựa, thêm cái gáo nhựa, đặt trongnhà vệ sinh, nhắc chồng là ‘đi nhẹ’ thì cứ lấy gáo dội, tiết kiệm nước, ‘đinặng’ thì mới phải giật xả bồn cầu. Thế mà chồng mình nhăn nhó kêu bẩn rồicứ thẳng tay giật nước ầm ầm. Vợ nhắc, lại cãi cọ ngay” – Trâm nói.
Chuyện tiết kiệm đã được không ít chị em nội trợ tính đến và hưởng ứng. Cónhiều cách tiết kiệm miễn là chúng phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình. Tuynhiên, người vợ cũng cần biết tìm sự ủng hộ của chồng để tránh cảnh vợ chồngxung đột chỉ vì tính tiết kiệm của vợ. Hãy gợi ý những cách tiết kiệm hợp lývà xem xét ý kiến của chồng. Nếu đó là cách tiết kiệm khiến người chồng gòbó, không thoải mái thì vợ chồng cần trao đổi lại với nhau, vợ có thể thuyếtphục chồng hoặc linh hoạt với cách tiết kiệm của mình. Trong khi đó ngườichồng cũng nên chung sức và trân trọng những nỗ lực của vợ dành cho giađình.
Theo Ngọc Bình
Mevabe