Bài viết của tác giả Hữu Đông trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

Nhận lương hưu 3.000 NDT (hơn 10 triệu đồng) mỗi tháng, tôi từng nghĩ đó là con số đủ để sống thoải mái khi về già. Nhưng thực tế, với mức chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, tôi sớm nhận ra rằng nếu không thay đổi thói quen chi tiêu, tuổi già có thể trở thành chuỗi ngày đầy lo toan. Dưới đây là 3 việc tôi quyết định dừng lại để đảm bảo cuộc sống nghỉ hưu an nhàn và không phải hối tiếc.

Dừng chi tiêu bốc đồng theo cảm xúc

Khi còn đi làm, tôi thường dễ dàng chi tiền cho những món đồ như quần áo đắt tiền, đồ gia dụng đời mới, bữa ăn sang chảnh ngoài nhà hàng hay những chuyến du lịch xa. Tôi từng dành hàng giờ để săn đồ giảm giá online, nhưng sau đó nhận ra bản thân không cần đến chúng. Khi nghỉ hưu, mỗi khoản chi không cần thiết đều khiến quỹ tài chính hao hụt nhanh chóng.

istockphoto 1696426702 612x612
Ảnh minh hoạ

Giờ đây, tôi học cách hạn chế mua sắm theo cảm xúc, tận dụng những món đồ còn tốt và chỉ mua đồ mới khi thực sự cần. Việc này giúp tôi tiết kiệm được thêm tiền mỗi tháng, đủ để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và thuốc men mà không nhờ đến con cháu.

Mỗi tháng, tôi đều lập danh sách các khoản chi tiêu và đánh giá xem món nào có thể cắt giảm, đồng thời ưu tiên những thứ mang lại giá trị lâu dài thay vì niềm vui tức thời.

Dừng ỷ lại quá nhiều vào con cái

Một sai lầm lớn của tôi là nghĩ rằng nếu lương hưu không đủ, tôi có thể dựa vào con cái hoặc vay mượn để duy trì lối sống như trước. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng điều này không chỉ tạo gánh nặng cho các con mà còn khiến tôi mất đi sự độc lập về tài chính của bản thân. Các con hiện nay cũng có gia đình với những mối lo riêng, người cao tuổi tốt nhất vẫn nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý bằng lương hưu và tiền tiết kiệm của bản thân.

istockphoto 1167593010 612x612
Ảnh minh hoạ 

Tôi từng chứng kiến một người bạn nghỉ hưu vay tiền con cái cho mục đích chi tiêu cá nhân. Kết quả, bạn tôi không thể trả lại tiền cho con. Việc không minh bạch về tài chính ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Từ đó, tôi quyết định sống trong khả năng của mình, thẳng thắn từ chối những lời mời tham gia tiệc, du lịch vui chơi vượt quá ngân sách.

Dù thấy bạn bè xung quanh đang có cuộc sống sang chảnh, mua những món đồ đắt đỏ hơn, tôi vẫn kiên định sống đúng với khả năng tài chính. Điều này không chỉ giúp tôi an tâm mà còn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình và bạn bè.

Dừng suy nghĩ ngắn hạn

Khi mới nghỉ hưu, tôi nghĩ rằng lương hưu 10 triệu đồng là đủ để trang trải hàng tháng mà không cần tính toán nhiều. Nhưng tôi đã không lường trước những chi phí bất ngờ như sửa nhà, chữa bệnh hay hỗ trợ gia đình con cái. Một lần, tôi phải chi gần 6.000 NDT (21 triệu đồng) khi nhập viện, khiến bản thân phải cắt giảm chi tiêu trong nhiều tháng sau đó.

istockphoto 1401269015 612x612
Ảnh minh hoạ

Từ đó, tôi bắt đầu lập kế hoạch tài chính dài hạn. Mỗi tháng, tôi trích một phần lương hưu để gửi vào quỹ dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp, sau đó mới cân đối số tiền còn lại vào sinh hoạt phí. Tôi cũng tìm hiểu về các gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp với người cao tuổi để giảm gánh nặng chi phí y tế. Ngoài ra, tôi học cách chia nhỏ ngân sách: 50% cho nhu cầu thiết yếu (thực phẩm, hoá đơn sinh hoạt), 10% cho sở thích cá nhân (sách, các khóa học cho người cao tuổi), 30% cho quỹ tiết kiệm và 10% cho các khoản linh hoạt (khám chữa bệnh, hỗ trợ con cái…).

Lương hưu 3.000 NDT (10 triệu đồng) không phải là con số nhỏ, nhưng việc dừng chi tiêu bốc đồng, ngừng ỷ lại vào người khác và bắt đầu lập kế hoạch tài chính là 3 thay đổi lớn đã giúp tôi tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn hơn.

Theo Người đưa tin