Chậu hoa lưu ly có sức sống kỳdiệu hơn Phan nghĩ, như tình yêu của đôi trai gái cách hàng trăm cây số.
Phan ở đây đã ba tháng, đã quenvới tiếng gà trống gáy đều đặn mỗi sáng, đã quen với giọng miền Tây đặc sệt,quen với sông nước, cây trái, quen dậy sớm uống cà-phê, quen những món ăn miệtvườn.
Cuộc đời anh có lẽ sẽ như mộtvòng xoay, sáng ăn qua loa rồi bắt đầu hơn tám tiếng giam trong những ô cửa kínhvới tiếng máy lạnh ro ro, tiếng bàn phím rì rào hoặc quay cuồng trong phòng lab.Anh về nhà trễ, ăn vội vàng cái gì đó rồi lại lao vào đống tài liệu.
|
Chẳng ai biết vì sao một ngườitốt nghiệp thạc sĩ công nghệ sinh học, đang có công việc tốt ở nước ngoài nhưPhan lại bỏ về nước, đi xuống tận miệt này.
Một tháng đầu, Phan vật vờ sốngnhư một ông già nghỉ hưu non, rồi anh bị ông Tư trông hoa nhà bên cạnh cuốn hút.Phan dùng vốn kiến thức chuyên ngành giúp vườn hoa đang già cỗi sống lại. Họ,một già một trẻ trở thành hai người bạn tâm giao lúc nào không hay.
Như mọi sáng, Phan ra vườn hoasau nhà chăm sóc, rồi vào bếp pha cà-phê cho anh và ông Tư. Khi anh đi vòng ranhà trước, một cô gái đang ngồi úp mặt ngủ ngon lành. Cô ăn mặc có vẻ như ngườithành phố. Khẽ lầm bầm: "Cái quái gì thế này?", Phan tằng hắng mấy tiếng nhưngvẫn không đánh thức cô. Anh bèn dùng cách bất lịch sự hơn là đá khẽ vào chân cô.Cô mở mắt, nhìn Phan như vật thể lạ.
Này, sao cô lại ngồi trước nhàtôi? Hình như tôi không quen biết cô.
Chính xác là thế, tui cũng đâu cóquen anh. Cô nàng tạt nguyên "gáo nước lạnh" vào anh.
Ủa mà nhà này của anh hả, khôngphải nhà chú Tư sao?
Phải, và ông Tư vừa cho tôi thuênhà này cách đây ba tháng. Như thế được chưa?
Anh thầm nghĩ: Hóa ra cô ta tìmnhầm nhà.
Sao lại vậy được? Anh có biết chúTư vừa kêu tui về đây ở không?
Cô nàng như muốn thét lên rồinhìn cái lắc đầu và vẻ thờ ơ của Phan mà than vãn: Trời ạ, tui biết ở đâu tronghai tháng tới đây?
Phan đứng dựa lưng vào tường,khoanh tay trước ngực nhìn cô nàng bằng ánh mắt lạnh lẽo. Anh im lặng không đáp,không tranh cãi. May qúa, ông Tư đến, ông già mặc áo bà ba đen có giọng cườisang sảng nhìn cảnh trớ trêu của đôi bạn trẻ, một người bình chân như vại, mộtngười mặt căng thẳng như thể đây là một cuộc chiến.
Chú, sao chú…?
Cô nàng ré lên bằng cái giọng dàicả cây số, nhưng ông già đã từ tốn khoát tay:
Phan nè, đây là cháu chú, tênThy. Nó về đây mần cái dự án dạy tin học trong hai tháng. Tao thấy căn nhà nàyrộng như vầy, mày chỉ ở một phòng, tao cho nó ở phòng còn lại, nấu nướng nướcnôi thì hai đứa bây chia nhau, mày coi có được không?
Phan miễn cưỡng gật đầu, bảo côgái:
Nè, vào đây, phòng bên trái.
Nói xong, anh bỏ đi một nước sanghiên nhà ông Tư.
Thy vừa dọn dẹp đồ đạc vừa cằnnhằn ông chú vì không nói trước cái tình huống trớ trêu thế này, vậy mà ông chúvẫn cười hà hà:
Tụi bây trẻ mà lo gì, trước lạsau quen. Thằng này nó giỏi lắm bây, nhờ nó mà cái vườn hoa của tao mới sống lạiđó.
Chẳng biết giỏi đến đâu nhưnglạnh lùng dễ sợ. Giọng Hà Nội của gã như mang cả mùa đông vào đây.
Ông chú giục Thy qua nhà uốngcà-phê, ăn sáng, dù gì cô cũng đi cả đoạn đường dài với cái bụng trống rỗng. Thếnên Thy chả dại từ chối mùi cơm tấm sườn nướng quyến rũ, cả mùi cà-phê thơm lừnglàm Thy vừa bước sang nhà đã kêu réo:
Trời ơi, cà-phê thơm qúa! Cho conuống với.
Thế nhưng cái gã có giọng nóimang cả mùa đông Hà Nội ấy đã tạt ngang:
Cảm ơn đã khen, của tôi pha đấy,rất tiếc chỉ có hai ly thôi.
Thy mặc kệ, chẳng nói lời nào, xửlý phần ăn sáng xong, tự rót ly trà đá cho mình. Gã nhếch mép cười rồi thong thảnhấp từng ngụm cà-phê đen sóng sánh trong chiếc ly nhỏ.
Giờ ngồi đối diện và thư thả hơn,Thy mới công nhận nếu cô chưa từng đốp chát với gã, cô sẽ bị cuốn hút ngay bởigương mặt đẹp trai với đôi mắt nhỏ nhưng có cái nhìn rất sâu thẳm.
Cô làm dự án từ thiện à?
Tui làm cho một tổ chức phi chínhphủ.
Cô dạy tin học cho học sinh à?Chỉ mình cô thôi sao?
Và cho cả người lớn nữa. Tôi dạycùng hai anh nữa nhưng họ ở khu tập thể của uỷ ban xã. Anh muốn học à?
Thy cười lém lỉnh, gã nhếch mépra vẻ kẻ cả.
Tôi còn có thể dạy ngược lại côchứ muốn học cái gì. Thôi, cô ăn đi, tôi ra vườn hoa, họ sắp tới chở hoa đi rồi.
Nè cho tui theo anh ra coi vườnhoa được không, đã mười năm tui không về đây rồi?
Cô chủ động đề nghị và biết gã sẽgật đầu. Ông già nhìn theo đôi trẻ, mỉm cười tủm tỉm, tuổi trẻ mà, trước lạ sauquen, quả không trật đâu được.
Vườn hoa tươi rói, đủ sắc màu làmThy thích thú reo lên còn gã nhìn cô phì cười. Hóa ra gã cũng biết cười chứkhông chỉ nhếch mép.
Nếu biết chăm sóc đúng cách hoasẽ đẹp thôi mà. Gã nói.
Vậy hả? Vậy mà từ nhỏ đến giờchưa có cây nào tui trồng mà sống qúa hai mươi ngày.
Nhìn cô, tôi đoán số ngày câysống phải ít hơn ấy chứ, như thế vẫn còn nhiều.
Gã lại châm chọc người khác, dùgã nói cũng đúng nhưng Thy vẫn liếc một cái dài cả cây số. Phan chẳng thèm đểtâm, anh cầm chiếc máy ảnh Canon to đùng chụp lia lịa. Thy phát hiện, hóa rangoài trồng hoa và châm chọc người khác, gã còn có một sở thích là chụp ảnh.
Công nhận từ ngày có cô nàng sốngchung nhà, Phan không biết nên cười hay mếu, nhưng chắc chắn là cuộc sống Phancó thêm nhiều màu sắc.
Chẳng phải sao, khi tự nhiên Thybắt Phan buổi sáng phải gọi cô đúng giờ để đi làm. Sáng sớm, anh phải gọi như hòđò cô nàng ham ngủ đó. Chuyện này kể cả ở Pháp, Phan cũng chưa bao giờ làm. Bâygiờ Phan không pha hai ly cà-phê nữa mà là ba ly, nhưng bù lại, lần nào ngồi vàobàn ăn sáng Thy cũng nhấp một ít cà-phê rồi như đứa trẻ con được quà khen cà-phêPhan pha tới tấp. Cũng có khi anh muốn khùng vì hôm nào lỡ bỏ đường qúa tay, cônàng chê như thể anh là…ô-sin của nàng vậy.
Rồi anh còn phải nấu cơm cho cảhai vì: “Anh chỉ lo vườn hoa ở nhà nên nấu cơm là phải rồi”. Tuy nhiên ngay sauđó Thy làm anh phải lắc đầu phì cười vì lời khen lộ liễu khi anh đồng ý nấu cơmcho hai người: “Anh ga-lăng thiệt, đúng là học ở Pháp về”.
Có hôm, anh cảm thấy như đangsống trong một gia đình khi ngồi cà kê bên chai rượu với ông Tư, Thy ở bên nhàgọi anh:
Ê về ngủ đi, đừng nhậu xỉn nhe,mai còn kêu tui dậy đó.
Thời gian vun vút qua, mới đó màđã hai tháng. Ngày mai Thy về lại Sài Gòn. Không biết vì điều đó hay vì mấy hômnay ông Tư đi Đà Lạt, có mỗi mình Phan, không có bạn nhậu nên thấy buồn buồn.
Phan vẫn sang bàn đá trong hiênnhà ông Tư ngồi uống rượu một mình. Anh ngồi ngắm trăng và nhâm nhi ly rượu caynồng. Cuộc sống như thế này Phan chưa từng được hưởng thụ. Đó mới là sống chứ.
Bỗng anh giật mình, quay lại, Thyngồi kế bên anh từ lúc nào:
Nhậu một mình hả, buồn vậy, tuingồi chung cho vui.
Thì ngồi đi!
Anh rót cho cô một ít rượu vàochiếc chung nhỏ. Thy cầm chung rượu, ra vẻ hùng hồn nhưng vừa hớp, cô nàng đãnhăn mặt, Phan khẽ cười.
Ở với anh lâu rồi, giờ tui mớinhận ra là anh cũng biết cười đó!
Tôi đâu phải quái vật.
Anh là tảng băng biết di chuyển.
Còn biết kêu cô dậy đúng giờ nữachứ!
Phan tiếp câu rồi uống cạn lyrượu, trầm ngâm.
Nhưng ngày mai không phải kêu cônữa rồi, phải không?
Đến lượt Thy im lặng. Lát sau, côkhẽ xoay người, ngước mặt nhìn lên trời đêm:
Ở đây thích qúa ha, không khí dễchịu, chứ trên Sài Gòn, trời ơi, nóng bức, công việc, stress, kẹt xe, lôcốt…nhiều khi tui muốn nổi khùng luôn vậy.
Vậy mà tui thấy ai cũng đổ xô lênthành phố sống đó thôi.
Tại họ chưa thấm thía nỗi cô đơnthành thị.
Phan gật gù với cái khái niệm củaThy. Anh liên tưởng đến những khối hộp lạnh lẽo, từng người lũ lượt đến nhốtmình trong đó tám tiếng mỗi ngày với hàng đống dự án, số liệu, kế hoạch.
Anh có nhớ nhà không? Tự nhiêntui nhớ nhà qúa, cuối tuần thế này tui với tụi bạn hay rủ nhau đi ăn lẩu, vuilắm!
Câu hỏi của Thy làm anh thấy cổhọng đắng nghét và phải khó khăn lắm mới trả lời cô:
Giá như tôi cũng có nhà để nhớ.Bố mẹ tôi mất cách đây sáu tháng trong một tai nạn xe hơi.
Bầu không khí trầm buồn bao phủhai người. Phan cũng chẳng hiểu tại sao mình lại kể chuyện buồn này cho mộtngười quen biết chưa lâu. Cũng có thể vì say, cũng có thể vì ở bên Thy, anh bắtđầu cảm nhận cuộc sống của một căn nhà không chỉ có một người.
Sự ra đi của bố mẹ đã đánh gụcniềm kiêu hãnh vốn có của Phan. Anh hối hận vì từng ấy thời gian đã sống cho bảnthân qúa nhiều, mà quên mất, anh cũng còn bố mẹ, còn gia đình, còn Hà Nội. Giờanh chạy trốn Hà Nội như chạy trốn nỗi đau qúa lớn. Chìm vào khoảng ký ức mênhmang, Phan và Thy chia nhau phần rượu còn lại trong chai.
Thy ngủ gục trên vai lúc nàokhông hay. Hình như Phan đã uống rất nhiều nhưng anh không say, không buồn ngủ,chỉ ngồi đó nhìn lên bầu trời xa xăm. Cứ thế để mặc thời gian trôi…Đâu đó trongsâu thẳm lòng anh, sự bình yên lẫn thèm khát yêu thương lại trỗi dậy sau thờigian dài tưởng đã ngủ quên.
Bầu trời vừa hửng sáng, điệnthoại trong túi áo Phan rung chuông báo thức. Bên cạnh anh, Thy vẫn ngủ say,những tiếng thở đều đặn, khe khẽ.
Phan thở hắt ra, rồi quay sanggọi Thy “Này. Cô có muốn trễ chuyến xe về Sài Gòn không đấy?”
Thy choàng tỉnh, nhìn qua Phan,cô nhận ra ánh nhìn của họ rất kỳ lạ. Giá như Phan biết, mỗi lần nhìn ánh mắtcủa anh, Thy luôn có cảm giác cả thế giới này như lùi ra xa. Thy lúng túng đứnglên, cô vung vẩy hai tay, vờ hỏi:
Sáng rùi à, tui vẫn còn buồn ngủnữa ấy chứ! Cô mới vào nhà. Thy vừa chuẩn bị, kiểm tra mọi thứ lần cuối vừa nghĩlung tung. Ánh mắt Phan cứ vẩn vơ như dõi theo cô. Thy khẽ lắc đầu như muốnthoát khỏi ánh mắt ấy.
Trước khi đi khỏi nhà, cô khôngquên tưới một ít nước cho chậu hoa lưu ly (tên tiếng Anh là forget me not) củamình. Khi Thy bảo muốn thử trồng cái gì đó: “Chẳng lẽ ở gần chuyên gia mà khônghọc hỏi được gì sao?”, Phan gợi ý cho cô khá nhiều loại hoa dễ trồng, nhưng cáitên của loài hoa này đã vụt sáng lên trong đầu cô ngay phút đầu tiên.
Thy nhún vai trả lời khi bắt gặpánh mắt dò hỏi của Phan:
Anh biết không, chuyện tình yêucủa tui cũng giống như chuyện trồng cây vậy đó. Mỗi sáng, ngắm chậu hoa do chínhtay mình trồng tự nhiên cảm thấy yêu đời hơn.
Không biết vì hợp đất trời hay cóchuyên gia chỉ bảo chăm sóc mà chậu hoa lưu ly của Thy đã sống được hai tháng.Thiệt là một kỳ tích với cô.
Thy thích cuộc sống yên ả, bìnhdị ở đây nhưng thú thật cô vẫn nghiền những ồn ã, náo nhiệt, bận rộn, bụi bặm,xô đẩy của thành phố.
Công việc ở tổ chức phi chính phủnày cuốn cô vào những chuyến công tác khắp Việt
Phút cuối, khi xe cơ quan đến,Thy khoác ba lô lên vai, đưa chậu hoa lưu ly cho Phan:
Anh giữ đi, nhớ chăm sóc nó giùmtui nhé.
Không sao, nó đã sống qua haimươi ngày, cô cứ đem nó về đi, để còn nhớ nơi này nữa chứ. Nó không chết đâu màlo.
Không, anh cứ giữ đi, để Thy còncó cái cớ trở lại đây.
Thy nói nhanh rồi chạy ra xe.Nhịp tim của cô lúc này còn nhanh hơn khi uống ba ly cà-phê một lúc. Mãi đến lúctim đã đập bình thường trở lại, Thy thoáng thở dài, hình như cách xưng hô củaThy đã thay đổi. Mà không chỉ có cách xưng hô đâu…Như một hành động tự nhiênvậy, Thy quay ra sau nhìn lại con đường ấy một lần nữa…và giật mình nhìn thấy…
Ông Tư nhớ về đứa con gái rượucủa đồng đội xưa và người “bạn già” mà cười tủm tỉm. Đó là một chàng thanh niênkhác hẳn với những người đã đến thuê nhà của ông. Vào một ngày mưa gió, anh tađứng trước cửa với chiếc sơ-mi trắng ướt sũng và ánh mắt buồn bã, cô đơn đến lạclối.
Và một cô gái khác hẳn với lờicủa ba cô nói với ông: “Nó đi suốt, đi hoài, riết rồi không có thằng nào chịunổi nó”.
Ông già biết tình yêu có sắc màukỳ lạ hơn thảy những loài hoa ông trồng. Có họ, không gian quanh nơi này đã thayđổi, thay đổi một cách kỳ lạ. Chẳng phải sao, nếu không vì nó, sao một ông giànhư ông cứ hai tuần lại lặn lội lên thăm vườn hoa trên tận Đà Lạt, kỷ niệm tìnhyêu của ông bà.
Ông già cười một mình, nhâm nhicà-phê như tự thưởng cho mình đã thay bàn tay của ông trời sắp xếp cho tụi trẻđược gặp nhau.
Ánh mắt ông nheo nheo nhìn vềphía xa, ông tin sẽ có một cây tình yêu nở hoa giữa chốn này.
Thy giật mình nhìn thấy một ngườiđang chạy xe theo mình. Cô hét lớn với chú tài xế cho xe dừng lại. Là Phan.
Này…
Hả?
Nhớ trở lại vì nơi đây có mộtngười yêu em. Là anh!
Phan nói như hét lên. Anh cũngkhông hiểu vì sao mình có đủ can đảm như thế!
Thy vội nhảy xuống xe, chạy đếnbên anh. Cô kiễng chân hôn anh và khẽ thì thầm:
Forget me not, ý nghĩa của loàihoa này là tình yêu đích thực. Anh chính là tình yêu đích thực của em.
Phan ôm chầm lấy cô, khẽ hôn lênmái tóc. Trống ngực anh đập thình thịch, anh cứ tưởng mình sắp vuột mất hạnhphúc. Giờ anh mới thật sự là chính mình với những cảm xúc yêu thương đang chảytràn trong lồng ngực.
Nếu có ai đó nói tình yêu là sựtìm hiểu lâu dài, là những chuyển tiếp giai đoạn khác nhau, chẳng ai có thể tìmthấy một nửa thật sự của mình trong hai phút, hai giờ, hai ngày, hai mươi ngàyhay hai tháng thì Thy sẽ phản đối lập tức. Tình yêu có thể biến nhà khoa họcthành những kẻ ngu ngơ, biến những định lý thành mớ giấy nháp vì nó chẳng cónguyên tắc gì cả.
Một tháng kể từ ngày Thy về SàiGòn, điện thoại Phan vẫn reo những hồi chuông báo thức lúc sáu rưỡi sáng. Bâygiờ Thy không ở cạnh bên để anh đánh thức bằng cách đá khẽ vào chân cô. Thếnhưng, anh vẫn giữ thói quen gọi cô dậy đi làm, bằng điện thoại:
Này, em không muốn đi làm trễ chứhả?
Anh vẫn nhớ đánh thức em hả,ngoan ghê!
Phan bật cười khi nghe Thy khen.
À, có những thói quen rất khó bỏ,như là thói quen yêu một người vậy!
Giọng anh ấm áp làm khoảng cáchmấy trăm cây số giữa họ chẳng là gì.
Hóa ra giọng nói của anh khôngchỉ mang cả mùa đông Hà Nội…
Thy cười khúc khích bên kia đầudây điện thoại. Phan chưa kịp thắc mắc, Thy đã tạm biệt anh để chuẩn bị ra sânbay, lại một chuyến công tác nữa đến với cô.
Mùa đông Hà Nội, cô sắp đến rồi,đến để ẩn mình trong khăn choàng và áo len, đến để nghe những giọng nói lạ màquen và nhớ về ai đó.
Với Thy, cuộc đời cô hình như lànhững chuyến đi, những chuyến đi kéo dài. Còn Phan, anh như một bến đỗ bình yên,như lời anh nói” “…Hãy trở lại nơi đây, vì nơi đây còn có một người yêu em”. Nhưvậy đủ cho cô hài lòng về cuộc sống này.
Buổi sáng, Phan thức dậy, anh đếnbên bàn ăn, pha ba ly cà-phê rồi như chợt nhớ, đổ phần cà-phê còn lại vào ly củaanh. Vị đắng cà-phê xâm chiếm vòm họng Phan nhưng anh lại có cảm giác thật dễchịu. Cảm giác ấy lan tỏa khắp người anh. Anh mỉm cười một mình, nhớ đến hôm đầutiên Thy đã khen cà-phê anh pha rất ngon, rất đúng điệu.
Sống và yêu để không hối hận, thếlà đủ. Anh đã mất một thời gian dài để nghiệm ra điều đó. Thế vẫn còn chưa muộn.
Hôm nay, trời như trong hơn, anhbước vào nhà, vẫn thấy thấp thoáng bóng ai bên cửa, cái liếc mắt thật dài, nụcười thật duyên và giọng nói miền Nam lí lắc như cô bé mười tám…
Anh khẽ hát một bản tình ca,khoác chiếc áo và chuẩn bị ra vườn. Ngoài kia, chậu hoa lưu ly màu tím đặc trưngcó sức sống kỳ diệu hơn Phan nghĩ…
Theo Thùy Dương