“Ma cũ” luôn có vô số trò tinhquái để “chào đón” những người “chân ướt chân ráo” vào công ty, khiến không ít“ma mới” đến công ty với nụ cười để rồi phải ra đi trong nước mắt.
Những trò tinh quái của “ma cũ”
“Ma cũ” luôn có vô số trò tinh quái để “chào đón” nhữngngười “chân ướt chân ráo” vào công ty. Những trò bắt nạt này thường diễn rangấm ngầm chứ không ồn ào, lộ liễu nhưng cũng đủ khiến nạn nhân cảm thấycăng thẳng, khó hoà nhập với công việc mới. Không ít “ma mới” đã đến công tyvới nụ cười để rồi phải ra đi trong nước mắt.
Nói về tình trạng “ma cũ” bắt nạt “ma mới” thì có lẽ phổ biếnnhất là ở các công ty nhà nước nơi có nhiều con ông, cháu cha.
Nhớ ngày đầu mới bước chân vào làm cho một ngân hàng nhànước, Trang đã liên tục nhận được cùng câu hỏi từ “ma cũ”: “Em là conai?”, “Em là cháu của ai à?”... Nếu thuộc thành phần COCC, Trang sẽ maymắn thoát khỏi những trò “hành hạ” của nhân viên lâu năm, thậm chí là cònđược xum xoe, nịnh bợ. Nhưng rất tiếc Trang lại không thuộc trường hợp đó,thế nên cô nhanh chóng trở thành “nạn nhân” tiếp theo của “ma cũ”.
![]() |
(ảnh internet) |
Không bị sai vặt như Trang, Liên lại bị “ma cũ” chơi trò “ghẻlạnh”. Ngày đầu tiên đi làm, khi được chị trưởng phòng giới thiệu với mọingười trong phòng, Liên chỉ nhận được cái gật đầu lạnh lùng từ các đồngnghiệp. Cả buổi làm việc, chẳng ai trò chuyện với cô. Ngay cả khi Liên tỏ rahỏi han, quan tâm, họ cũng chỉ trả lời với thái độ thờ ơ, lãnh đạm. Giờ ăntrưa, mọi người đi ăn với nhau, không ai hỏi han hay rủ Liên đi cùng.
Ngay cả cái chị T được giao trách nhiệm hướng dẫn Liên làmquen với công việc cũng chẳng nói gì với Liên mà cứ để mặc cô loay hoay vớicông việc mới. Nếu việc gì không biết, quay ra hỏi thì Liên sẽ bị chơi trò“bánh bơ” hoặc nhận được mấy câu mỉa mai kiểu như “Có thế mà cũng khôngbiết à?”.
Liên cảm thấy mình cô độc và là “người thừa” ở nơi làm mới.Sau này cô mới biết họ làm vậy đơn giản là vì những “ma cũ” ở đây khôngthích người mới, chứ không chỉ riêng gì Liên.
Bị “ma cũ” chơi trò ghẻ lạnh sẽ khiến “ma mới” khó hoà nhậpvà bắt kịp với môi trường mới. Tuy nhiên, nếu nhận được sự quan tâm, hỏihan của “ma cũ” thì cũng đừng vội lấy đó làm mừng bởi đôi khi đó chỉ làngoài mặt, còn bên trong họ đang nghĩ cách để chơi khăm “ma mới”.
Trường hợp của Xuân là một ví dụ. Khi mới vào công ty dịchthuật ở vị trí nhân viên văn phòng, Xuân được chị đồng nghiệp V tỏ ra quantâm hỏi han, khiến Xuân cảm thấy quý mến và tin tưởng.
Một lần khách hàng gọi điện đến hỏi báo giá dịch tài liệu, domới vào chưa nắm rõ thông tin này nên Xuân đã nhờ chị V send mình bảng báogiá để gửi đi cho khách hàng. Đến lúc báo lại tình hình cho giám đốc, Xuânđã bị anh mắng tơi bời vì báo giá cô gửi đi thấp hơn ½ so với báo giá thật.Khi đó, Xuân mới hiểu ra là mình chị đồng nghiệp chơi xấu sau lưng nhưngcũng đành phải "ngậm đắng nuốt cay".
“Ma mới” đến với nụ cười và ra đi trong nước mắt
Với “ma trận” tinh quái do mình đặt ra, “ma cũ” đã khiến “mamới” bị stress và gặp không ít khó khăn trong công việc. Nhiều “ma mới”không chịu đựng được đã phải chấp nhận bỏ việc. Có người đã bỏ cuộc chỉ sauvài ngày thử thách do quá mệt mỏi với những trò bắt nạt của “ma cũ”.
Có người tiếp tục ở lại làm việc thì ngày nào đi làm về cũngcảm thấy đau đầu, căng thẳng vì mấy đòn “tra tấn” của “ma cũ”. Có cô ức chếquá, không kiềm được phải chạy vội vào nhà vệ sinh ở công ty để khóc cho nhẹlòng.
Làm cho một công ty nhà nước được hơn 1 năm, Lê đã từng chứngkiến rất nhiều nhân viên mới đến rồi đi nhanh chóng cũng chỉ vì “ma trận”của “ma cũ”: “Hồi mới vào làm, tôi cũng căng thẳng và mệt mỏi lắm. Nhiều lầnđã định bỏ cuộc nhưng rồi rất may tôi đã trụ được. Nhưng không ít bạn khácđã phải dứt áo ra đi vì không chịu được những trò “hành hạ” của “ma cũ. Họra đi mà trong lòng vẫn không hết ấm ức”.
Cách nào đối phó với “ma cũ”?
Tình trạng “ma cũ” bắt nạt “ma mới” hầu như ở công ty nàocũng có, chỉ khác nhau ở mức độ ít nhiều mà thôi. Chính vì thế, quyết địnhnghỉ việc khi rơi vào tình huống đó không phải là giải pháp triệt để bởi cóthể “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”. Vấn đề cần làm là bạn hãy học cách đối phóvới chúng thay vì cứ chơi trò bỏ cuộc hay chạy trốn.
Chẳng hạn như bạn chỉ làm những việc thuộc trách nhiệm chínhcủa mình và chỉ nhận làm giúp người khác khi mình có thời gian. Nếu khônglàm được, hãy nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn từ chối. Không nên vì sợ mất lòngmà cứ nhẫn nhịn chịu đựng để rồi ảnh hưởng đến công việc của chính mình.
Dù cảm thấy ấm ức hay tức giận đến thế nào, bạn phảinhớ giữ bình tĩnh. Nếu cãi nhau với họ ở nơi làm việc thì bạn sẽ làm xấuhình ảnh của mình trong mắt người khác - vốn là điều họ muốn. Cũng khôngđược tỏ ra yếu đuối như khóc lóc vì sẽ giúp họ "bắt thóp" được bạn.
Và một điều quan trọng nữa là hãy cố gắng làm việc thật tốtđể khẳng định năng lực với sếp bởi xét cho cùng, cái công ty cần vẫn là hiệuquả công việc. Hơn nữa, điều mà "ma cũ" muốn là bạn không hoàn thành tốtcông việc. Vì thế, đừng để họ cảm thấy những trò ma quái của mình có thể hạgục bạn.
Theo aFamily