Khi trẻ bị sặc cháo nếu không được sơ cứu kịp thời trẻ bị ngạt có thể chết trong vài phút.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sặc cháo
Bé đang ăn đột ngột ho sặc sụa, khó thở tím tái, hai mắt trợn ngược không khóc được. Khi thấy có dấu hiệu này, cần nghĩ ngay đến bé bị sặc cháo và sơ cấp cứa kịp thời.
Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị dị vật đường thở nói chung và bị sặc cháo nói riêng, cần sơ cứu kịp thời bằng cách áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép ngực.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện với người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Người sơ cứu vỗ 5 lần vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.

Phương pháp vỗ lưng.

Phương pháp ép ngực.
Khi dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra, trẻ trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh. Nếu trẻ nhỏ không thở, không có mạch; cần tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực với phương pháp thổi ngạt 5 lần bằng cách nâng ngửa đầu trẻ, áp miệng trùm kín miệng và mũi của trẻ; thổi hơi vừa phải và quan sát lồng ngực trẻ; sau đó kiểm tra lại. Khi có mạch, có thở thì đặt trẻ về tư thế nằm nghiêng an toàn, tiếp tục theo dõi và chuyển đến cơ sở y tế.
Các cha mẹ nên nắm vững những kiến thức này để sơ cứu kịp thời cho bé nhà mình trước khi bé được chuyển tới cơ sở y tế gần nhất nhé! Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra chỉ vì cha mẹ không nắm được những kiến thức này đấy!
Theo TTVN