17
ngày trôi qua mà dấu tích chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia
Airlines vẫn bặt tăm, làm dấy lên lo ngại chiếc máy bay có thể không bao
giờ được tìm thấy. Nhưng dù điều này có xảy ra, hãng hàng không
Malaysia vẫn đối mặt với số tiền bồi thường khổng lồ.
Theo
các luật sư, gia đình của những hành khách trên chiếc Boeing 777-200
ngay từ giờ đã có thể yêu cầu hãng hàng không quốc gia Malaysia bồi
thường, mà không cần sự có mặt của các hành khách.
![]() |
Malaysia Airlines đang đối diện với những tổn thất to lớn sau vụ chuyến bay MH370 mất tích |
Ở
mức tối thiểu, một hiệp ước về hàng không quốc tế cho phép người thân
thuộc gần nhất của 227 hành khách trên chuyến bay đề nghị bồi thường tới
175.000 USD, mà không cần chứng minh Malaysia Airlines có lỗi gì. Nếu
có thể chứng mình có sự bất cẩn dẫn tới tai nạn, số tiền bồi thường sẽ
còn cao hơn, các luật sư cho biết.
Theo
Floyd Wisner, một luật sư hàng không Mỹ, các hãng hàng không không cần
phải chờ đợi trước khi thực hiện chi trả, miễn là các gia đình có thể
cho thấy công ty đã lơ là trách nhiệm.
“Hãng
hàng không và các công ty bảo hiểm của họ có thể lựa chọn chi trả bồi
thường cho gia đình các nạn nhân trước khi các mảnh vỡ hay thi thể được
tìm thấy, thậm chí là không bao giờ được tìm thấy”, Wisner, người từng
đại diện cho gia đình các nạn nhân trong vụ chuyến bay 447 của Air
France rơi tại Đại Tây Dương khẳng định với tờ The Malay Mail Online.
Hầu hết mảnh vỡ cũng như các thi thể trên chuyến bay đó phải mất tới gần 2 năm sau vụ tai nạn mới được tìm thấy.
Wisner
cũng lấy vụ chuyến bay 574 của Adam Air bị rơi tháng 1/2007 làm ví dụ.
Trong vụ tai nạn đó, công ty của ông đã đạt được thỏa thuận với các nhà
bảo hiểm cho chuyến bay để chi trả bồi thường cho các gia đình trong
vòng 4 tuần sau khi máy bay mất tích, trước khi các mảnh vỡ hay thi thể
được tìm thấy.
Shailender
Bhar, một luật sư Malaysia chuyên về yêu cầu chi trả bảo hiểm, cũng
khẳng định tất cả những gì cần thiết để yêu cầu nhà bảo hiểm của một
hãng hàng không bồi thường đó là một “sự suy đoán rằng máy bay không thể
được tìm thấy”, và rằng toàn bộ hành khách được cho là đã tử vong.
“Do
vậy, ngay cả khi thiếu bằng chứng, các hãng hàng không có thể chi trả
bảo hiểm dựa trên chế độ bảo hiểm của họ. Tiền bồi thường có thể được
chi trả ngay lập tức”, vị đại diện công ty luật Brijnandan Singh Bhar
& Co khẳng định.
Bồi thường ngay cả khi có hành động khủng bố
Mặc
dù các nhà điều tra vụ MH370 không cho rằng máy bay đã bị khủng bố tấn
công, các luật sư cho biết ngay cả điều này cũng không giúp các công ty
bảo hiểm tránh được nghĩa vụ bồi thường.
![]() |
Các gia đình hành khách mất tích đang vô cùng đau buồn và giận dữ |
Shailender
khẳng định Malaysia Airlines vẫn phải bồi thường cho gia đình hành
khách “ngay cả khi máy bay rơi do hành động khủng bố”, bởi hành khách
“không có lỗi”, mà vụ chuyến bay 103 của Pan American bị rơi tại
Lockerbie, Scotland năm 1988 là ví dụ.
Wisner
cho biết, theo kinh nghiệm của ông, giới hạn chi trả đối với các nhà
bảo hiểm cho Malaysia Airlines có thể ở mức 1 tỷ USD. Bởi các hãng hàng
không quốc tế có những máy bay lớn như Boeing 777 thường có mức bồi
thường tối đa ở mức này, và bao gồm cả bảo hiểm khủng bố.
“Tôi cho rằng mức yêu cầu bồi thường của hành khách MH370 có thể vào khoảng 500 - 750 triệu USD”, Wisner nói.
Thứ
Hai tuần trước tập đoàn Allianz của Đức đã xác nhận họ là nhà bảo hiểm
chính cho chiếc Boeing 777-200 bị mất tích, nhưng không cho biết danh
tính các nhà bảo hiểm khác. Công ty này cũng khẳng định đã bắt đầu thực
hiện chi trả dù không tiết lộ số tiền và người hưởng.
Nhưng
ngay cả khi hãng hàng không này không được các hãng bảo hiểm chi trả bổ
sung cho gia đình các hành khách, các luật sư tin rằng Malaysia
Airlines vẫn buộc phải tuân thủ một công ước quốc tế, và thanh toán từ
175.000 - 178.500 USD.
David
Fiol, một luật sư Mỹ khác cho biết Malaysia đã gia nhập Công ước
Montreal về yêu cầu bồi thường đối với các vụ tử vong hàng không, và
Malaysia Airlines buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ, với mức
bồi thường tối đa cho những thiệt hại có thể chứng minh của hành khách ở
mức 175.000 USD/người.
Cũng theo công ước này, các hãng hàng không phải bồi thường trong thời gian 6 tháng kể từ thời điểm máy bay dự kiến tới đích.
Riêng
đối với 10 thành viên đội tiếp viên và 2 phi công của chuyến bay MH370,
việc đòi bồi thường của gia đình họ sẽ tùy thuộc vào luật lao động và
hợp đồng lao động của họ với Malaysia Airlines, các luật sư Wisner và
Shailender khẳng định.
Việc chi trả theo công ước Montreal hay các nhà bảo hiểm có thể sẽ không áp dụng trong trường hợp này.
Theo Thanh Tùng (Dân Trí)