Một nghiên cứu vừa công bốtrên tạp chí Animal Behavior cho thấy, không chỉ con người mua đồ trang hoàngnhà cửa, mà loại nhện nhỏ bé cũng biết trang trí "căn hộ" của mình.
Những dải ruy băng, tơ lụa, đồtrang trí xanh đỏ dường như làm người ta nhớ đến những cây thông Noel lộng lẫy,không ai nghĩ rằng nó có thể xuất hiện ở mạng lưới của loài nhện hình cầu. Tuynhiên đằng sau những thứ đẹp đẽ này lại ẩn chứa mối nguy hiểm lớn.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá rarằng, tương tự như mắt của con người bị thu hút vào những thứ lấp lánh trang trívào ngày lễ, con mồi của loài nhện cũng bị lôi cuốn cái chết bởi những đồ trangtrí đầy màu sắc của nó.
![]() |
Loài nhện trang hoàng mạng của nó để thu hút được các loại côn trùng hơn những mạng nhện không được trang trí |
Daiqin Li - Phó giáo sư khoa họcsinh học tại ĐH Quốc gia Singapore, cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên chothấy rằng việc trang trí từ những mảnh vụn cây được dùng làm tín hiệu thu hútcon mồi”.
Những mảnh vụn ở đây gồm có nhữngmẩu lá, hoa, vỏ cây và bất cứ thứ gì có chất liệu từ cây cối được loài nhện nàykhéo léo lựa chọn để trang trí cho cái mạng lưới của mình.
Các nhà khoa học đã tập trungnghiên cứu loại nhện Cyclosa ginnaga và thấy rằng cùng với những đồ trang trílàm bằng tơ, xác con mồi còn sót lại, những bao trứng, những vật liệu làm từ câycung cấp những chi tiết hoàn chỉnh cuối cùng cho lưới nhện.
Li và đồng nghiệp của ông đãtiến hành nghiên cứu cả ở phòng thí nghiệm và thực tế.
Gần đây nhất là nghiên cứunạn nhân của loại nhện đã phản ứng thế nào với các đồ trang trí ở mạng lướicủa nó tại rừng Xishuangbanna, Trung Quốc. Các nhà khoa học phát hiện mộtmạng nhện được trang trí được đặt ở bất kì đâu cũng có tỷ lệ 200-230% thànhcông thu hút được các loại côn trùng hơn với những mạng nhện không đượctrang trí.
Li nói rằng: “Hệ thống tơđược làm bởi những con nhện sau khi hoàn chỉnh thành một cái mạng thườngliên kết lỏng lẻo theo hình xoắn ốc, hình tròn tuỳ thuộc vào từng loài. Đốivới những vật liệu từ cây, loại nhện dùng tơ để gắn kết những mảnh vụn vớimạng nhện của nó”.
Một giả thuyết được đặt ra làtại sao loại nhện với những cái lưới hấp dẫn của nó lại giữ được thức ăn tốthơn, đồng thời có thể ẩn nấp sau những đồ trang trí để trốn con mồi và cảnhững loài chim săn ăn thịt?
Li và các đồng nghiệp đã pháthiện ra không có điều gì là bí mật đằng sau thành công của loại nhện. Tiếptục nghiên cứu về các hệ thống thị giác của các loài chim và con mồi điểnhình của nhện như ong, các nhà khoa học xác định rằng, cả hai nhóm có thể dễdàng phát hiện ra những con nhện và những thứ trang trí của nó.
Mariella Herberstein, giảngviên cao cấp của bộ môn Sinh học, ĐH Macquarie đã tiến hành nhiều nghiên cứuvề loại nhện và là một chuyên gia trong lĩnh vực này, cho biết: “Nguyênnhân có thể là do những thành phần cực tím trong những tín hiệu màu sắc. Cácloại côn trùng bị các dải sóng cực tím thu hút và không thể không bay vềphía có tia cực tím UV".
Li và các đồng nghiệp của ôngcũng tìm ra những cái bụng bạc của loại nhện tăng độ tương phản màu sắc giữamạng nhện và những thứ trang trí xung quanh.
Theo Khánh Trà