- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cảnh giác với chiêu trò giả mạo công an để lừa đảo qua mạng
Các đối tượng liên hệ qua điện thoại và mạng xã hội, giả danh là lực lượng Công an nhằm khai thác thông tin cá nhân hoặc gây tâm lý lo lắng, từ đó yêu cầu người dân chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản.
Thời gian gần đây, Công an tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận nhiều thông tin phản ánh về việc một số điện thoại lạ giả danh lực lượng Công an, đề nghị người dân phối hợp giải quyết một số vụ việc liên quan đến pháp luật.
Các đối tượng này dàn dựng kịch bản, sử dụng các thuê bao điện thoại có đầu số "0247..." để mạo danh lực lượng Công an, thông báo rằng người dân có liên quan đến một số vụ việc và vụ án nghiêm trọng.
Người dân phản ánh sự việc tới lực lượng chức năng.
Để tạo tâm lý lo sợ cho người dân, các đối tượng thường gán ghép vào những hành vi như: Mua bán ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc vi phạm luật giao thông đường bộ. Sau đó, chúng yêu cầu người dân mang theo căn cước công dân đến làm việc với cơ quan Công an.
Trong một số trường hợp, khi người dân “cắn câu,” chúng yêu cầu chuyển tiền vào một số tài khoản ngân hàng để xử lý vụ việc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người dân khẳng định không liên quan đến vụ việc, các đối tượng sẽ yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân (thông tin CCCD, bằng lái xe, tài khoản ngân hàng…) để đối chứng.
Sau khi có được các dữ liệu này, đối tượng sẽ thông báo “thông tin cá nhân của người dân đã bị kẻ xấu lợi dụng” và đề nghị họ làm theo hướng dẫn để phối hợp điều tra, từ đó dẫn dụ nạn nhân thực hiện các yêu cầu của chúng.
Mặc dù lực lượng Công an và các cơ quan chức năng đã cảnh báo về tình trạng lừa đảo mạo danh lực lượng Công an, nhưng vẫn có nhiều trường hợp người dân do thiếu cảnh giác vẫn bị các đối tượng lừa và chiếm đoạt một lượng lớn tài sản.
Tình trạng lừa đảo bằng thủ đoạn giả danh lực lượng công an qua điện thoại đang trở thành vấn đề nhức nhối. Phương thức mà các đối tượng sử dụng ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp, gây không ít phiền toái và hoang mang trong nhân dân.
Công an Quảng Bình khuyến cáo người dân cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh lực lượng công an. Hãy thường xuyên tìm đọc và chia sẻ những bài cảnh báo về các thủ đoạn tội phạm tương tự để cộng đồng biết và phòng tránh.
Khi gặp dấu hiệu nghi vấn, như có người gọi điện xưng là cán bộ công an “đe dọa” liên quan đến các vụ án hoặc thông báo sai số CCCD, cần chỉnh sửa mã định danh… hãy liên hệ với cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn.
Người dân tuyệt đối không nên làm theo yêu cầu của các trường hợp nghi vấn mạo danh công an qua điện thoại hoặc mạng xã hội.
Theo Gia đình và xã hội
-
Mạng xã hội5 giờ trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội4 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcClip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.
-
Mạng xã hội28/10/2024Bị ô tô đỗ chắn cửa hàng và lối ra vào, một số chủ nhà ở Hà Nội đã nghĩ ra chiêu 'dằn mặt' bằng dán giấy nhắc nhở, viết bút dạ vào xe hay để rác quay kín.