Chàng trai Huế giả làm ăn xin thử lòng người nghèo và cái kết khiến cộng đồng mạng lặng mình suy ngẫm

Cũng có nhiều người hỏi thăm về sức khỏe của cậu thanh niên, lo lắng cậu bệnh tật như thế thì biết kiếm sống, biết tồn tại làm sao. Trước những lời hỏi thăm đó, Huy chỉ trả lời cậu bị bệnh nan y giai đoạn cuối...

Có lẽ vì đã trải qua cảnh nghèo khó, đã từng lặng lẽ quay đi khi nhận được cái lắc đầu của người đời mà những người ăn xin, những người bán hàng rong lại thấu hiểu, đồng cảm hơn với chàng thanh niên bệnh tật, không thể lao động và phải đi xin ăn từng đồng.

Xã hội với bộn bề lo toan về vật chất khiến nhiều người có ánh nhìn thiếu thiện cảm về người nghèo. Không ít người cho rằng câu nói "bần cùng sinh đạo tặc" quả thật không sai, túng thiếu vật chất nên những người nghèo dễ nảy lòng tham mà làm những chuyện trộm cắp, sai trái.

Thế nhưng xin đừng đánh giá một người chỉ qua hoàn cảnh hay qua manh áo, cái quần mà họ mặc. Có thể họ nghèo tiền, nghèo bạc nhưng về tình thương giữa người với người thì họ luôn "giàu có".

Đó cũng chính là thông điệp của Huy Lê - một cậu thanh niên đến từ Huế - muốn gửi gắm khi cùng ekip thực hiện 1 đoạn phóng sự để "thử lòng" những người nghèo.


Clip: Dân mạng lặng mình suy ngẫm trước cái kết "thử lòng người nghèo" của chàng trai giả ăn xin - Nguồn: FB H.L. TV

Đoạn clip phóng sự được Huy cùng ekip thực hiện và biên tập với độ dài hơn 10 phút. Trong đoạn phóng sự, Huy hóa trang thành 1 người nghèo với khuôn mặt biến dạng, chằng chịt nhiều vết sẹo do mắc bệnh nan y giai đoạn cuối. Cậu cũng mặc bộ đồ rách rưới, cố bôi thêm chút bẩn lên mặt, tay chân, quần áo cho thật lấm lem.

Với bộ dạng ấy Huy ra phố gặp gỡ những người nghèo làm nghề bán hàng rong hay ăn xin để... xin tiền. Gặp ai cậu thanh niên cũng nói: "Con đói quá, cô/ chú cho con xin 2 nghìn mua bánh mì ăn đi".

Và kết quả là gì? Không chỉ là 2000 đồng, những người ăn xin, bán hàng rong ấy đều đưa cậu số tiền nhiều hơn. Người móc túi ra đưa cậu trai 5000, người bán hàng thì ủng hộ luôn cho chiếc bánh, thậm chí có cụ già ăn xin còn đưa cậu luôn hộp gà rán rồi liên tục nhắc nhở "cái này ngon lắm, ăn đi".

Cũng có nhiều người hỏi thăm về sức khỏe của cậu thanh niên, lo lắng cậu bệnh tật như thế thì biết kiếm sống, biết tồn tại làm sao. Trước những lời hỏi thăm đó, Huy chỉ trả lời cậu bị bệnh nan y giai đoạn cuối...

Chàng trai Huế giả làm ăn xin thử lòng người nghèo và cái kết khiến cộng đồng mạng lặng mình suy ngẫm - Ảnh 1.

Cụ bà ăn xin được biếu hộp gà rán nhưng lại đưa cho cậu thanh niên - Ảnh cắt từ clip.

Như chia sẻ của Huy ở đoạn đầu clip, cậu bạn làm phóng sự này không phải để xin tiền mà chính là để giúp lại những người nghèo. Sau khi nhận được sự giúp đỡ, Huy cùng ekip đã nói thật với những bà, những bác ăn xin kia sự thật, đồng thời dành tặng lại cho họ thêm một chút tiền.

Những gương mặt lam lũ bỗng nhiên giãn ra, họ cười, họ khóc, họ không thể ngờ rằng cậu thanh niên mình vừa giúp đỡ thật ra vẫn khỏe còn mình dù chỉ làm một việc tốt nhỏ thôi lại được cảm ơn như 1 anh hùng. Có người đàn ông ăn xin, biết Huy còn khỏe, lại được cậu mời ăn bát phở thì thay vì vui mừng lại nghẹn ngào khóc mãi.

Chàng trai Huế giả làm ăn xin thử lòng người nghèo và cái kết khiến cộng đồng mạng lặng mình suy ngẫm - Ảnh 2.

Người đàn ông ăn xin nghẹn ngào khi biết sự thật - Ảnh cắt từ clip.

Chàng trai Huế giả làm ăn xin thử lòng người nghèo và cái kết khiến cộng đồng mạng lặng mình suy ngẫm - Ảnh 3.

Huy cùng ekip tặng thêm tiền cho những người nghèo - Ảnh cắt từ clip.

Đoạn phóng sự của chàng trai người Huế nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Quả thật, trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có thể tìm được niềm vui, hạnh phúc đơn giản mà ý nghĩa nhất, đó là sự cho đi!

Không đơn thuần là vật chất hay tiền bạc, sự cho đi có thể chỉ là tấm lòng thấu hiểu và cảm thông với những người kém may mắn hơn mình. Khi chúng ta cho đi mà không cần nhận lại, ta đã chiến thắng sự ích kỷ của chính mình.

Chị T.A xúc động: "Clip quá ý nghĩa, nhiều người nghèo ngoài kia nhiều người nghĩ họ xấu xa thế nhưng họ mới là những người giàu tình thương nhất, vì trải qua cái nghèo rồi nên họ hiểu được nỗi khổ của người đồng cảnh ngộ".

"Bà mẹ nghiện bế con đi ăn xin hay đường dây chăn dắt trẻ em đánh giày... những câu chuyện như thế làm nhiều người mất niềm tin đi khi nhìn thấy người nghèo, người ăn xin. Thế nhưng không phải ai cũng thế, rất nhiều người nghèo thật, họ bán hàng rong, mất sức lao động thì chấp nhận ăn xin chứ tuyệt nhiên không trộm cắp. Cái quần áo xấu xí không che được nhân cách rất đẹp của họ" - anh B.T.D bình luận.

Theo Helino


ăn xin

người nghèo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.