- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyện ngày ra mắt nhà bạn trai được cả "huyện người hỏi cung" trong một lần thăm quê
Ngay sau lần đầu tiên về thăm nhà bạn trai, cô gái này đã cảm thấy vô cùng thất vọng và phân vân không biết nên giải quyết như thế nào cho mọi chuyện êm đẹp.
"Mình và họ hàng nhà anh người yêu ghét lẫn nhau"
Lần đầu ra mắt nhà người yêu vẫn luôn là nỗi lo lắng muôn thủa của những chàng trai, cô gái đang muốn "hợp pháp hóa" mối quan hệ của mình. Hầu hết đều không khỏi hồi hộp, lo lắng xem nên cư xử thế nào cho phải phép, bởi "đầu có xuôi thì đuôi mới lọt".
Và với cô nàng sinh viên này, lần đầu ra mắt nhà người yêu đã trở thành nỗi ám ảnh:
"Mình đang học năm thứ hai, trường Đại học Thương mại, còn anh người yêu là cựu sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Anh ra trường đi làm rồi, lương không phải cao quá nhưng cũng ổn định và rất có chí tiến thủ.
Cả mình và anh đều cùng quê Nam Định, nhưng cả nhà mình chuyển lên Hà Nội sinh sống từ khi mình lên 5 tuổi.
Một ngày đẹp trời, anh bảo về nhà ra mắt gia đình, mình thì nghĩ đơn giản, không có vấn đề gì nên đồng ý.
Lần đầu ra mắt nhà người yêu đã trở thành nỗi "ám ảnh kinh hoàng" với cô gái trẻ (Ảnh minh họa)
Ngày nghỉ, hai đứa bắt xe về Nam Định. Anh bảo chỉ có người trong nhà thôi, thế mà ôi thôi, lúc về đến nhà anh ấy mình bị sốc luôn!
Đúng đúng là chỉ có người trong nhà, nhưng mà nhà chính, nhà phụ, nhà bếp chứ không có ai ngoài sân, nói chung là... cả một huyện người luôn, chắc cả họ nhà anh ở đó!
Vừa đi vào đến sân mình đã nghe ồn ào như ong vỡ tổ, mọi người ào ào ra: "Kìa kìa vợ chú T. về kìa, hàng về kìa, chị abc ơi, người yêu anh T. về này, đâu đâu cháu dâu tao đâu?!..."
Ôi, đến đau cả đầu, chắc anh ý cũng không lường trước tình huống này, thấy mặt đần cả ra. Xong mọi người kéo vào mâm ăn cơm luôn, mình ngồi một mâm, anh ngồi mâm khác nên mình hơi run. Bắt đầu các cô bác hỏi mình như hỏi cung, sợ dã man, cứ liên tục hỏi hỏi luôn ấy.
Ở nhà mình từ bé đến giờ quen kiểu ăn riêng mỗi bộ thìa, đũa, bát, đĩa (không hẳn sợ bẩn mà vì mình quen từ khi bé tí rồi) nhưng ở đâu thì theo đó, mình cũng biết nên không đòi hỏi gì nhưng vẫn ăn thìa.
Thế là các bác cứ nhìn xong bảo lớn rồi sao lại còn ăn thìa thế, bỏ thìa xuống ăn đũa đi, con gái con lứa bla bla...
Có một em gái ngồi ngay cạnh em, nó học lớp 10 thì nói chuyện với mẹ nó như này:
- Mẹ múc con bát canh
- Canh này chua lắm đấy!
- Bảo múc thì cứ múc đi chua hay không tự con biết.
Ôi mình muốn muốn chửi thề kinh khủng, sao không ai thấy nó láo hay sao mà chẳng thấy nói gì vậy?!
Xong bữa, mình ra một chỗ gọt hoa quả, mấy đứa lít nhít xúm vào, nói trống không: "Đưa đây miếng nữa nào, cho miếng dưa! Gọt xong chưa, không bổ cái này à, bóc cái này đi...!"
Mình thề đã nhịn đến nội thương thì mới không tát cho mỗi đứa một cái, chỉ nín nhịn nhắc: "Các cháu phải bảo là: Cô ơi... nhớ chưa", nghe thế xong có bác bảo: "Khiếp! Chưa về làm dâu đã lên mặt với ai không biết".
Ơ hay! Cái nhà này bị làm sao thế? Mình tức lắm ấy, nhưng vẫn nhịn... Mình cắt gọt các thể loại hoa quả, chia ra đĩa rồi mời mọi người thì lại: "Ui giời ơi, cô này rách việc quá, tiểu thư quá T. ạ, không để hết vào một đĩa lại còn bày ra lắm đĩa thế này"
Xong còn vụ giọng nói với từ địa phương nữa chứ. Mọi người cứ nhìn mình như kiểu "Mày đừng có giả vờ như công chúa thế, cái này ai chả biết, rồi còn bảo mình dân Nam Định mà mất gốc, toàn nói giọng Hà Nội (ý là không nói ngọng "n" với "l" ấy).
(Ảnh minh họa)
Bi kịch tiếp nữa lúc đi rửa bát, các bác đứng nhìn mình như nhìn voi trong sở thú, xong bắt đầu: "Dồi ôi cho ít nước rửa bát thôi, lãng phí thế, có tí bát mà (5 mâm đó ạ, 5 mâm, là 5 mâm), lại còn phải đeo găng tay đúng là tiểu thư con nhà giàu, thảo nào chân tay trắng nõn thế kia chắc ở nhà chả phải đụng gì, nhà chắc có ôsin...."
Lúc anh người yêu ra giải vây, ngồi rửa bát cùng thì: "Chưa gì đã bắt đàn ông rửa bát thế này á, chết chết hỏng hỏng lấy vợ giàu hơn là khổ lắm..."
Anh người yêu bảo các bác nhà anh toàn thế, em cứ kệ đi. Một mình rửa hết chỗ đó, không có ai giúp trong khi có đến một núi các em gái lớn trong nhà chả chịu làm gì, ăn nói thì hỗn láo, trống không.
Chúng nó còn chụp lén mình lúc rửa bát, đăng ảnh lên facebook kèm chú thích: "Ra mắt người yêu ông anh, trông cũng được nhưng chẳng ra gì, tiểu thư õng ẹo, cũng định ra giúp nhưng ghét không chịu được nên quên đi nhé!... Còn lâu chị mới bước chân được qua cửa nhà này, đừng có lên mặt!"
Chọn chồng cũng cần "chọn" luôn gia đình nhà chồng?
Sau lần ra mắt "nhớ đời" đó, cô nàng khốn khổ cho biết cô muốn ngay lập tức rời nhà người yêu để về Hà Nội: "Lúc sau mẹ anh ra đuổi hết các bác vào trong nhà rồi dọn cùng hai đứa, bác cũng bảo: "Con thông cảm nhé, các bác ấy nói vậy chứ không có gì ác ý..."
Từ hôm đó đến giờ, mình cứ nhìn mặt anh người yêu là lại thấy bực bực, dù biết ảnh không làm gì sai. Xong cứ nghĩ mông lung, mình mà về nhà đấy thì sẽ loạn lên mất, chịu làm sao được"
Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với tình cảnh trớ trêu mà cô gái Hà thành gặp phải.(Ảnh minh họa)
Một vấn đề gây tranh luận nổi lên sau câu chuyện này, đó là nhiều người cho rằng quả thật thời nay, nên chọn nhà chồng trước, dù nghe qua có vẻ đây là một ý kiến thực dụng, đầy tính toán, nhưng nên chăng hãy đưa nó vào là một tiêu chí lớn cần cân nhắc trước khi quyết định kết hôn.
Người dùng Lê Thị Khánh Huyền bày tỏ nỗi bức xúc thay cho nhân vật chính: "Càng đọc càng thấy bực mình! Tại sao bạn lại ngồi gọt hoa quả? Tại sao lại ra rửa bát?
Hãy nhớ tính cho tới thời điểm đó bạn vẫn đang là khách. Hãy hành xử như một vị khách. Mà khách thì phải được tiếp đãi. Đáng nhẽ người yêu bạn phải bảo bạn đứng lên vào nhà ngồi uống nước chứ không phải là ngồi rửa bát cùng bạn
Nếu đến nhà người chơi mà không được tiếp đón tử tế thì đừng mong sau này khi đã trở thành người nhà họ, mình sẽ được đối xử tốt. Lấy chồng phải lấy cả gia đình nhà chồng, nên đừng để chọn nhầm.
Một số người thì cho rằng, chỉ cần bố mẹ và bạn trai tâm lý là đã quá tốt rồi, nên cô gái này không cần phải lo lắng quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, không phải ai cũng chỉ trích cách cư xử của gia đình nhà người yêu của cô gái này. Nhiều người đã tinh ý nhận ra bạn trai cô và mẹ anh chàng này khá tâm lý, quan tâm đến cảm xúc của cô.
Facebook Trần Trang Ngọc "mách nước" cách giải quyết vấn đề khá hay ho cho cô nàng sinh viên, được nhiều người tán thành: "Mình quê Nam Định, nhưng ở phố, thỉnh thoảng về quê thì thấy những chuyện như bạn kể cũng bình thường. Kiểu người ở quê hay trêu như thế chứ không có ác ý gì đâu.
Lần sau có gặp lại, bạn cứ chào thật to, mua quà bánh nhiều vào. Bố mình dạy, về quê là phải biết hoà mình vào quần chúng.
Bạn tập ăn đũa đi, còn rửa bát thì không đeo găng tay một tí cũng không chết ai. Tóm lại họ làm gì, ăn gì thì mình như thế. Cũng không nên điệu quá. Con bé kia học lớp 10 nên tâm sinh lý chưa chín chắn. Nói chung được mẹ chồng và chồng tâm lý là được rồi. Còn những người kia đều có cách!"
Theo Trí thức trẻ
-
Mạng xã hội13 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.