- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con dâu "khóc thét" với mẹ chồng ở bẩn: nồi xoong không bao giờ rửa, gầm giường ngập BVS dùng rồi
Cũng chẳng hay ho gì khi nói xấu mẹ chồng trước bàn dân thiên hạ, nhưng chắc quá sợ vì độ ở bẩn của bà nên nàng dâu phải lên tiếng.
Người ta thường nói, bát đĩa trong chạn còn có lúc xô, huống hồ con người sống chung một nhà, ăn ở cùng nhau, mỗi người một tính một nết, khó mà tránh chuyện va chạm.
Chuyện các nàng dâu và mẹ chồng không hợp nết ăn ý ở của nhau thì đời nào cũng có, mà lạ là mâu thuẫn gia đình toàn bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt hằng ngày, chuyện cái tôm con cá, chuyện ngủ nghỉ, áo quần...
Mới đây, chúng ta vừa buồn cười vừa thương những cô con dâu có mẹ chồng vô duyên, người thì kém tế nhị mua hoa cúc để trưng trong ngày thôi nôi cháu, người thì hồn nhiên vào ngủ cùng giường vợ chồng con trai suốt cả năm trời.
Những tưởng thế đã là quá nhất rồi, mới đây, tài khoản Facebook có tên H.L còn chia sẻ một trường hợp kinh hoàng hơn, đó là phải sống chung với mẹ chồng... ở bẩn.
Trên một hội nhóm chị em, H.L than thở: "Phải làm sao với mẹ chồng ở bẩn đây? Hôm nay mẹ chồng em nấu canh cua. Em biết bà hay làm bẩn nên đã dặn bà để đó con làm. Bà không nghe. Lúc em đặt được con ngủ, em ra thấy bà đã giã cua xong.
Em bảo bà rằng, thôi mẹ để con làm cho ạ. Lúc mình lọc cua thấy bã cua có cả mai mua và yếm cua. Mình hỏi bà không nhặt cua ạ? Bà bảo có vài con nhặt làm gì. Giã cả mới đủ ăn (chắc cua cũng chả rửa luôn). Dĩ nhiên em chẳng nói gì thêm. Và đến bữa em ăn cơm không.
Tâm sự của nàng dâu nói xấu mẹ chồng ở bẩn gây xôn xao. (Ảnh: Facebook)
Chưa hết, sự vụng về trong việc bếp núc của mẹ chồng H.L. nhiều khi cũng làm cô khó xử, thậm chí bực mình: "Hôm qua nhét 5 kg thịt lợn sống đè vào sữa em trữ trong tủ đá em đã bực rồi. Nói không dám nói. Vì nhiều vấn đề em đã nói rồi. Em không muốn nói thêm lại bảo con dâu khó tính.
Thớt thái xong không bao giờ rửa. Toàn dựng lên. Em thấy kiến bu là biết ngay thớt không rửa. Em lại vác đi rửa.
Biết bà tính ở bẩn nên em toàn tranh làm hết. Nhưng bà lại tốt tính, nhiệt tình, tham việc. Bảo trông cháu để con làm mà chẳng trông cứ xông vào làm. Lắm lúc em phải ăn cơm không vì quá kinh sợ kiểu bẩn í".
Nhiều khi mâm cơm ê hề món ngon nhưng nàng dâu không dám động đũa vì ngại bẩn. (Ảnh minh họa)
Cũng như nhiều câu chuyện được chia sẻ với chủ đề hot nhất mọi thời đại với từ khóa "mẹ chồng", dòng tâm sự của H.L. đã được chị em quan tâm, người an ủi, người thở than cùng cảnh ngộ.
"Thôi chấp nhận thôi bạn, con còn nhỏ, đã tách ra làm sao mà tự nấu nướng được", "Đa số những người luộm thuộm thì tính cách thường dễ tính xuề xoà", "Lần sau đi chợ mua thịt hay cá rau gì thì bạn cứ rửa hay làm sẵn sạch trước rồi để trong tủ lạnh cũng được. Tránh tình trạng bà làm rồi không rửa. Nghe qua mà nổi hết da gà"… là những bình luận của cộng đồng mạng.
Cũng có mẹ vào than thở chuyện mẹ chồng mình: "Công nhận, nhà mình cũng kiểu mẹ chồng hơi bẩn như thế. Xoong nồi nấu xoong không bao giờ rửa, tráng qua nước cũng không, cứ thế úp xuống mai nấu tiếp, mình ý kiến thì bảo toàn canh suông có mỡ màng gì đâu hả con.
Chán nhất là thịt sống thịt chín gì cũng lộn xộn thái chung thớt, mình đã mua riêng 2 cái đánh dấu đàng hoàng mà vẫn không theo. Xong thỉnh thoảng còn lấy con dao cắt thịt đen sì sì để gọt hoa quả cho con mình ăn nữa.
Nói nhiều thì bà bảo lắm mồm, khó tính, con tao nuôi bao nhiêu đứa có sao đâu, bực lắm luôn!".
Tài khoản M.T. cũng kể: "Mẹ chồng mình thì không bẩn chuyện sơ chế rửa dọn, nhưng có cái tật tích thức ăn thừa và trộn trộn rim rim thành một món "mới" xong bắt cả nhà ăn.
Mình kiên quyết không ăn và không cho con mình ăn kiểu đấy, bảo mất vệ sinh, sợ ung thư thì bà dỗi rồi bắt chồng mình ăn, xong tuyên bố mà mẹ con tao ăn kiểu nhà quê, mẹ con mày ăn kiểu thành phố thì tự đi mà làm.
Anh chồng thì có vẻ không hài lòng lắm, bảo thôi em cố ăn, còn không thì ăn tạm cơm trắng vậy, Sợ nhất là thỉnh thoảng bà con xui mình mớm cơm cho con nữa, bảo ăn thế nó không đau dạ dày. Thật kinh hãi, không biết khi mình đi làm, bà có mớm trộm cho con mình ăn không".
Nhiều khi có cơm đầy thịt cá, nàng dâu vẫn ăn cơm không vì hãi hùng cách nấu nướng của mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh những lời vào hùa, cũng không ít người cho rằng, có thể các mẹ chồng này ở nông thôn, tiết kiệm và làm mọi thứ nhanh nhanh chóng chóng quen rồi nên mới thế. Nếu góp ý nhiều lần không được, các chị em nên tự mình nấu nướng theo ý mình.
Hoặc có thể kêu gọi chồng "vào cuộc", giải thích cho bà hiểu về các nguy cơ nếu ăn ở mất vệ sinh, chắc các bà sẽ nghe thôi. Hơn nữa, việc lên mạng hay đi đâu rêu rao nói xấu mẹ chồng cũng là không hay lắm, tốt nhất nên trò chuyện thẳng thắn với bà.
Những tưởng các bà mẹ chồng ở bẩn trên kia là vô đối rồi, nhưng còn có một bà mẹ chồng khác kinh khủng hơn, mà không chỉ mẹ, lại còn có thêm cả bố chồng làm "đôi bạn cùng tiến".
Nàng dâu K. A. hiện đang ở riêng trên thành phố đã chia sẻ 2 hình ảnh kinh hoàng mình chụp vội trong nhà chồng, đăng lên cho chị em "chiêm ngưỡng" rồi nhờ mọi người tư vấn cách khắc phục:
"Vợ chồng em chuyển về thành phố được mấy năm. Cũng tự mua được nhà riêng rồi. Ngày trước ở cùng 3 năm, em đã biết bố mẹ chồng em ở bẩn. Ví dụ, nhà em như nhà hoang, cả tháng ông bà không quét sân hay nhà.
BVS thay xong bà ném qua cửa sổ mà bà thay ngay trên giường của bà luôn. 1 tháng hoặc 2 tháng mới tắm là chuyện bình thường. Rác rưởi khắp nơi từ ngập giường ngập bàn bếp ….
Ngày em ở cùng em là người dọn dẹp nên cũng ok. Em có nói trực tiếp với ông bà và bảo chồng em nói là ở nhà không làm gì thì quét nhà cửa cho sạch đỡ sinh bệnh. Ông bà bảo ừ nhưng tối về vẫn nguyên si. Nói vài chục lần không thấy chuyển biến, em tự dọn sau khi đi làm về.
Bàn bếp ngập ngụa rác, cáu bẩn như không bao giờ được dọn của nhà chồng K.A. (Ảnh: Facebook)
Rồi vợ chồng em chuyển ra thành phố. Con còn nhỏ lại bận nên 1 hay 2 tháng mới về quê một lần. Mỗi lần về cả 2 vợ chồng em phải lăn vào dọn dẹp không kịp thay quần áo. Quét nhà thu dọn trong nhà được một nửa bao tải rác nilon chai lọ. Trong bếp rồi sân cổng.
Vừa rồi, buổi chiều vợ chồng em mới về đến nhà cũng phải lăn vào dọn vì không chịu nổi bẩn, chồng em cáu ầm lên. Em thì vừa mệt vừa tức vì lần nào cũng như lần nào.
Bẩn thì mình không chịu được. Nước không dám uống ở nhà phải thủ sẵn mấy chai nước lọc vì cốc chén mấy tháng không rửa. Không nói đến em con dâu mà chồng em là con trai cũng không chịu nổi.
Dần dần em không muốn về quê và sợ về quê vì độ bẩn của bố mẹ chồng em. Vào nhà tắm thì chuột gián chết không ai dọn vì cả tháng không ai tắm rửa. Em không dám ăn cơm, không dám ngủ luôn vì giường chiếu bẩn.
Dưới gầm giường là vô vàn rác; BVS mẹ chồng dùng rồi không vứt đi để khô cong lại…. mà em đang bầu bí, con thì bé, đi gần trăm cây về đến quê là thở không nổi mà dọn dẹp như hành xác. Em sợ thật các mẹ ạ!".
Tủ lạnh đầy nước thịt cá chảy ra, chắc lâu lắm rồi không được cọ. (Ảnh: Facebook)
Theo lời K.A., cô đến mệt vì muốn ăn cơm cũng phải đi rửa hết đống bát đĩa, cọ nồi xoong, chỗ nấu ăn vì đâu đâu cũng quá bẩn và hôi hám. Trong bồn rửa bát còn có cả giun lúc nhúc, khiến mỗi lần về quê với mẹ chồng là một cực hình.
Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Phụ nữ thời nay chẳng còn bị bó buộc bởi gian bếp nữa rồi, và chuyện con dâu nói xấu mẹ chồng chẳng ai ủng hộ, nhưng vụng về đến đâu mà để bếp núc, nấu nướng như thế thì quả thực không hay lắm!
Theo Thời đại
-
Mạng xã hội20 giờ trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcClip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.
-
Mạng xã hội28/10/2024Bị ô tô đỗ chắn cửa hàng và lối ra vào, một số chủ nhà ở Hà Nội đã nghĩ ra chiêu 'dằn mặt' bằng dán giấy nhắc nhở, viết bút dạ vào xe hay để rác quay kín.