- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dọn cơm xong thì con quấy đòi ngủ, mẹ trẻ uất nghẹn khi nhìn mâm cơm cả nhà phần lại
Nhìn mâm cơm chẳng có gì để gắp này quả ai cũng thấy thương cho thân phận của các nàng dâu.
Nhìn mâm cơm chẳng có gì để gắp này quả ai cũng thấy thương cho thân phận của các nàng dâu.
Lại là tâm sự nghẹn ngào của các bà mẹ bỉm sữa. Vốn đã lấn bấn nhiều thứ nhưng vẫn phải cố để nấu được bữa cơm cho cả nhà, nhưng mà thường các mẹ có bao giờ được ăn ngon đâu, hoặc là con quấy khóc, hoặc là bận cái nọ cái kia nên thường ăn sau. Lẽ thường thì người nhà sẽ phần lại cơm và thức ăn cho các mẹ để sau họ hâm nóng lại ăn cũng được nhưng cũng có những gia đình lại không có "truyền thống" đó mà cả nhà cứ ăn trực tiếp trên mâm rồi còn thừa bao nhiêu người sau hưởng vậy.
Những lúc chứng kiến mâm cơm như vậy hẳn các mẹ sẽ phải uất ức lắm. Và đó cũng chính là tâm trạng của bạn N.N trong một bài tâm sự mới đây. Mẹ này cho biết bản thân đã nấu cơm, dọn cơm ra đầy đủ rồi nhưng con quấy khóc đòi đi ngủ nên để cả nhà ăn trước. Ấy thế mà trái với tưởng tượng sẽ được phần cơm canh ngon lành thì lúc đi ra N. lại chứng kiến nguyên một bãi chiến trường nồi xoong lỏng chỏng, bát đũa dơ bẩn vứt la liệt và chẳng còn gì để ăn, thậm chí đến cơm trong nồi cũng chỉ còn lại cháy.
"Dọn cơm ra rồi chưa kịp ăn thì con bé khóc lóc bám mẹ đòi ăn ti để ngủ. Mẹ bế em vào phòng để ngủ. Ra thì cả nhà ăn cơm xong rồi, nhìn mâm cơm mà không nuốt nổi. Nồi cơm cũng chỉ còn cháy", N. chia sẻ kèm theo hình ảnh chiến tích hoang tàn của một bữa cơm gia đình.
Những dòng tâm sự của bà mẹ trẻ khiến chị em không khỏi xót xa.
Nói không phải quy chụp nhưng rất có thể N. đang sống ở nhà chồng nên mới xảy ra tình trạng này chứ nếu ở nhà đẻ thì mọi chuyện đã khác. Bố mẹ thì bao giờ chẳng thương con cái và luôn muốn những thứ tốt đẹp nhất cho con và việc cho con những bữa ăn ngon là điều tiên quyết. Tuy nhiên khi về nhà chồng rồi, dẫu chẳng muốn suy nghĩ tiêu cực đâu nhưng có vẻ các nàng dâu luôn bị đối xử thiếu công bằng hơn hẳn.
"Mình đoán đây là nhà chồng bạn rồi chứ nhà mẹ thì chẳng bao giờ bạn phải chứng kiến cảnh này đâu. Nhìn bữa cơm này nói thật quá là chạnh lòng luôn, cứ như kiểu là bạn không tồn tại ấy. Nếu là mình mình sẽ thể hiện thái độ luôn và không ăn cho nhà họ biết mặt", bạn Hảo Hương cho hay. Cùng quan điểm này, Mỹ Kim bình luận: "Chồng bạn có ở nhà không hay đi làm xa nhà. Nếu anh ấy đi xa thì không nói làm gì chứ nếu cùng là người ăn trong bữa cơm đó thì không thể chấp nhận nổi. Chồng mà không để ý quan tâm gì đến vợ thì bạn nên kiểm điểm lại".
Mâm cơm chỉ còn lại chút rau, đồ ăn mặn cũng chẳng còn gì và cơm thì cháy thế kia làm sao ăn nổi.
Làm phụ nữ vốn đã vất vả đủ đường mà đến bữa cơm cũng không được trọn vẹn thì đúng là thiệt thòi quá. Đây chẳng phải là lần đầu tiên cư dân mạng được chứng kiến cảnh trái ngang này bởi trước đó cũng có một số mâm cơm thuộc hàng "bá đạo" mà các nàng dâu được gia đình phần lại. Nhìn những mâm cơm này quả thật ai cũng phải ngao ngán thương xót cho số phần của các cô gái về nhà chồng.
Dưới đây là tổng tập những mâm cơm để phần cho có của các nhà chồng vô ý tứ để lại cho các nàng dâu. Nếu nhỡ rơi vào trường hợp này, các mẹ sẽ xử lý sao?
-
Mạng xã hội11 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.