- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đứa trẻ ngủ lề đường cùng bố mẹ mưu sinh mỗi ngày gây xôn xao mạng xã hội Việt
Từ vùng quê nghèo Thái Bình, anh Huế, chị Tuyết khăn gói lên Hà Nội mưu sinh. Anh chạy xe ôm, chị bán hàng góc đường, cậu con nhỏ hàng ngày phơi nắng, phơi mưa cạnh chỗ bán hàng của mẹ.
Cận kề ngày Tết thiếu nhi, những hình ảnh về đứa trẻ ngoan ngoãn, ngủ ngon lành bên cạnh chỗ bố mẹ buôn bán, mưu sinh được chia sẻ khá nhiều trên mạng xã hội khiến người xem không khỏi mủi lòng, xúc động.
Đứa trẻ như biết được nỗi vất vả của bố mẹ nên lúc nào cũng ngoan, tự chơi, tự chăm bản thân, không bao giờ quấy phá khiến bố mẹ phải bận lòng...
Dù sớm mùa đông hay trưa hè oi ả, cậu bé vẫn ngon giấc ở một góc nhỏ
Để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện đằng sau những bức ảnh "gây bão" mạng ấy, tôi đã tìm tới tận nơi để trò chuyện, tâm sự cùng những nhân vật chính.
Theo lời chia sẻ của người dân khu tập thể ở Đông Tác (Hà Nội) thì khoảng hơn một năm nay, hình ảnh một đứa trẻ nằm ngủ ngon lành ở chiếc "giường" cạnh chỗ bán hàng của mẹ đã trở nên quen thuộc với họ. Đứa trẻ trắng trẻo, gương mặt bụ bẫm rất dễ thương, gặp người lạ nào cũng bi bô cười nói, ai cũng yêu, cũng mến.
Bất kể sớm mùa đông hay trưa hè oi ả, Quốc Đạt – tên đứa trẻ, vẫn theo bố mẹ ra góc hàng ở cổng vào khu tập thể, tự chơi trên sân bê tông rộng rãi rồi đến giấc lại ngủ ngon lành cạnh bố mẹ tần tảo buôn bán.
Anh Huế (44 tuổi, bố của bé Đạt) trầm ngâm tâm sự về một góc nhỏ của cuộc đời mình: "Anh
quê Thái Bình còn chị quê Thanh Hóa. Hai anh chị quen nhau, đến với
nhau là nhờ người quen mai mối, sau đó nên duyên vợ chồng từ năm 2006.
Lúc đó anh 33 tuổi, còn chị cũng đã 29 tuổi rồi. Anh làm nghề cắt tóc và chạy xe ôm, còn chị vất vả với nghề may, làm lụng chăm chỉ nhưng cũng chẳng đủ ăn, làm ngày nào hay ngày ấy.
Mẹ anh ốm đau từ năm 1982 đến năm 2004 thì qua đời, bị lao phổi, sau đó còn thêm cả bệnh tim nữa. Anh là con cả cũng có trách nhiệm lo cho các em, thế nên mới lập gia đình muộn như vậy".
Tiếp tục câu chuyện, anh thở dài rồi kể, hai vợ chồng quyết định khăn gói lên Hà Nội mưu sinh. Nghĩ cần có một nơi để ổn định cuộc sống, làm liều, anh chị vay mượn tiền bạc từ khắp nơi rồi mua một căn nhà nhỏ ở trong một khu tập thể.
Thế nhưng vì lãi suất cao, tiền trả không nổi nên anh chị đành ngậm ngùi bán lại nhà, mất trắng tiền bạc. Thậm chí tới tận bây giờ, khoản nợ 100 triệu vẫn "đè đầu cưỡi cổ" anh chị mỗi ngày.
Anh Huế trầm ngâm, chia sẻ những câu chuyện về gia đình.
May mắn nhờ hàng xóm giúp đỡ, anh chị cũng vượt qua được nhiều khó khăn.
Tiếp câu chuyện của chồng, chị Tuyết - mẹ bé Đạt tâm sự thêm về đứa con trai thứ rất ngoan của anh chị: "Cháu vừa sinh ra chắc đã biết bố mẹ vất vả nên ngoan lắm. 2 tháng đầu tiên cháu không bao giờ khóc đêm, cứ ăn rồi ngủ một mạch. Bác hàng xóm còn ngạc nhiên, vì nhà có trẻ con mà không hay biết, bởi không thấy khóc bao giờ.
Cháu cũng không có điều kiện uống sữa ngoài, chỉ uống sữa mẹ thôi. 100% quần áo của cháu đều được hàng xóm cho, chứ chưa từng được mưa một bộ quần áo mới nào. Kể cả anh chị, cũng đến hơn 3 năm nay rồi chưa mua quần áo mới cho mình", chị Tuyết trải lòng.
Bé Quốc Đạt ngoan ngoãn, dễ ăn uống và rất ít khóc
Sau đó, anh Huế và chị Tuyết mở một góc hàng ở cổng khu tập thể, chỉ chừng 4m2, bán đủ món. Buổi sáng có cháo trai, bánh trôi, trứng vịt lộn. Giữa giờ có trà đá, nước mía, dưa cà. Chiều, anh chị lại bán bánh gối, nem rán... Lúc vãn khách, anh Huế còn chạy thêm xe ôm hay cắt tóc.
Vì con gái lớn đi học, nhà lại neo người không ai trông nom Quốc Đạt nên anh Huế, chị Tuyết đành dắt theo con ra chỗ bán hàng. Từ 6, 7 tháng tuổi, Quốc Đạt đã theo bố mẹ đi bán đồ ăn, lăn lê ở góc đường từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày.
Hàng ngày từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, Quốc Đạt đều theo bố mẹ ra bán hàng
Tranh thủ lúc vãn khách, vừa vỗ về cho con ngủ, anh Huế tiếp tục kể những mẩu chuyện vụn vặn về cuộc sống gia đình và về bé Quốc Đạt. Theo đó, làm đủ nghề mưu sinh nhưng mỗi ngày anh chị cũng không lãi được là bao.
Nhà đi thuê, với hai con nhỏ, phải tiết kiệm lắm anh chị mới sống được ở đất Thủ đô. Thế nhưng gia đình nhỏ cũng không muốn quay trở lại quê, bởi theo anh thì "về quê bây giờ tìm việc làm cũng khó khăn, công việc cũng bấp bênh mà tiền kiếm ra cũng không hề đơn giản".
Còn bé Quốc Đạt, mỗi ngày đều nằm cạnh bếp nấu của mẹ nên rất nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng anh chị vì không biết phải làm sao, để ở nhà thì không ai trông, đưa ra chỗ bán hàng thì nguy hiểm nên vẫn ngậm ngùi dẫn con theo.
Có hôm gặp mưa bất chợt, anh chị lại nháo nhào tìm cách căng bạt che cho con. Mỗi khi có tiếng động, anh chị lại nhói lòng nhìn về hướng con nằm. Hôm nào bé không thể ngủ yên được, anh chị lại nhắc nhau dọn hàng sớm.
Mong muốn lớn nhất của anh Huế và chị Tuyết là các con ngoan, khỏe mạnh, anh chị có công việc ổn định để kiếm tiền. Anh Huế cũng dự định khi con được 2 tuổi sẽ xin cho học vào một trường công gần đó. Lúc đó anh chị sẽ có nhiều thời gian hơn tập trung kiếm tiền.
Một vài hình ảnh khác của bé Quốc Đạt cùng bố mẹ mưu sinh bên góc bán hàng nhỏ:
Theo Thời đại
-
Mạng xã hội5 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội1 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.