- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hình ảnh cậu bé bơi ra tận thuyền cứu trợ nhưng chỉ xin chai dầu gió cho bà khiến nhiều người cảm động
Trên nhiều diễn đàn mạng xã hội đang truyền tay nhau một đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một cậu bé bơi giữa dòng nước lũ đến thuyền cứu trợ nhưng chỉ xin một chai dầu gió cho bà.
Những ngày vừa qua, những tổ chức thiện nguyện, nhóm cứu trợ khẩn trương mang quà tặng và nhu yếu phẩm đến với đồng bào miền Bắc. Những nhóm cứu trợ đã dùng thuyền di chuyển vào sâu trong khu vực người dân bị nước lũ cô lập để phát nhu yếu phẩm và thuốc men cho người dân.
Trong số đó, một câu chuyện cảm động được anh Duy Hồng, mạnh thường quân đem thuốc men đến giúp đỡ bà con ở thôn Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang chia sẻ đã khiến nhiều người chú ý.
Hình ảnh bé trai bơi trong dòng nước lũ chỉ để xin chai dầu gió cho bà khiến dân mạng vừa thương vừa khâm phục.
Trong đoạn video clip đang rất viral trên mạng xã hội ghi lại một khoảnh khắc khiến ai cũng không khỏi xúc động. Giữa dòng nước lũ cao đến đầu, một bé trai ngụp lặn bơi ra tiếp cận thuyền cứu trợ. Những tưởng em sẽ xin thức ăn, nước uống hay đồ tiếp tế cần thiết nhưng em chỉ xin một thứ khiến cả thuyền ai cũng ngỡ ngàng.
Bé trai ấy chỉ xin một chai dầu gió cho bà mình, còn lại em không xin gì thêm. Sau khi nhận đồ từ thuyền cứu trợ, bé trai lại bơi quay trở lại nhà.
Đoạn video clip ngay lập tức thu hút nhiều lượt xem và bình luận khi đăng tải lên các trang mạng xã hội. Cư dân mạng khắp cả nước đều xót xa trước hình ảnh vừa đáng yêu vừa thương này của cậu bé. Ai cũng khen em có tấm lòng thơm thảo và sự gan dạ cho dù tuổi còn rất nhỏ.
Ngay sau khi nhận được thứ mình cần, cậu bé đã nhanh chóng bơi trở về, ảnh: CVD.
Kèm theo đoạn video, anh Duy Hồng chia sẻ, "Hình ảnh xúc động nhất của đoàn em ngày hôm qua khi đi thiện nguyện mọi người à. Cháu bé chỉ khoảng 4-5 tuổi thôi bảo là, "Bác ơi có dầu gió không cho cháu xin một lọ về cho bà". Nhóm mình có đi thuyền vào nhưng cháu bé nói, "cháu biết bơi cháu tự bơi ra được ".
Sau khi đoạn clip trên được chia sẻ đã khiến nhiều người xúc động trước sự tự lập của cậu bé. Tuy nhiên, không ít người bày tỏ thắc mắc, tại sao những thành viên của nhóm cứu trợ ngồi trên thuyền lại không nhường áo phao mà lại để cậu bé bơi giữa dòng nước nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số người cho rằng nên hỗ trợ thêm đồ cho cậu bé cùng gia đình chứ sao lại "xin gì cho vậy".
Trước những ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng, anh Duy Hồng cũng đã lên tiếng đính chính và giải thích cho mọi người hiểu. Anh Duy Hồng cho biết, "Bọn mình không biết bơi nên áo phao là thuyền đưa cho để mặc nhằm đảm bảo an toàn. Rất nhiều đoàn thiện nguyện cùng đi về làng Thổ Hà. Riêng đoàn của mình thì chỉ phát thuốc, còn các đoàn khác thì phát áo phao và lương thực thực phẩm. Nên mọi người yên tâm về vấn đề đó nhé".
Kèm theo đó, người đàn ông này cũng chia sẻ hình ảnh cháu bé nhận được áo phao cùng nhiều nhu yếu phẩm từ một nhóm thiện nguyện khác.
Ngay sau đó, một số người cũng lên tiếng minh oan cho nhóm thiện nguyện, tài khoản D.L cho biết, "Ở Thổ Hà quê hương em từ bé đã được học bơi và biết bơi rồi mọi người ạ. Mọi người đừng ném đá nhóm thiện nguyện mà tội họ. Cảm ơn đoàn anh và tất cả các mạnh thường quân".
Bạn L.A cũng cho biết, "Bên Thổ Hà họ quen với sông nước từ bé, do địa hình nằm trong đê nên thương xuyên bị ngập, họ có kỹ năng cực tốt. Trẻ con và phụ nữ hầu như đều được học và dạy bơi cả. Cảm ơn mọi người trong lúc nguy nan đã đến cứu trợ và giúp đỡ người dân. Mong mọi người giữ gìn sức khoẻ nhé!".
Theo Người đưa tin
-
Mạng xã hội21 giờ trướcKhông chỉ tự trồng trong vườn nhà, hai cha con ở miền Tây còn ra chợ mua rau sạch rồi đem ra vỉa hè dựng sạp, tặng cho người đi đường.
-
Mạng xã hội3 ngày trướcĐoạn clip quay lại cảnh 9 người phụ nữ dàn hàng ngang giữa đường quay clip, gây xôn xao cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội3 ngày trướcCâu chuyện về nghị lực sống của chú chó tên Mickey ở Yên Bái đang được lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe sang Lexus LX570 di chuyển trên đường một chiều ô tô nhưng lấn hết sang làn xe máy của chiều ngược lại khiến nhiều người bất bình, trong đó có nữ xe ôm công nghệ.
-
Mạng xã hội02/10/2024Một lãnh đạo Công an huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết đã làm việc với những người liên quan.
-
Mạng xã hội24/09/2024Dù hình phạt bắn dây chun sưng đỏ cổ tay nhân viên trong clip đang lan truyền là cách đào tạo hay câu view bán hàng, đây vẫn là kiểu hạ nhục con người đáng lên án.
-
Mạng xã hội24/09/2024Đoạn clip sếp nữ bắn chun khiến nhân viên đỏ tay, bật khóc vì đau đớn được dân mạng chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội những ngày qua.
-
Mạng xã hội24/09/2024Ngày hôm nay 23-9, mạng xã hội xôn xao video một CEO dùng dây chun búng vào tay nhân viên khi tham gia chương trình đào tạo
-
Mạng xã hội20/09/2024Ngày bà Nguyễn Phương Hằng ra tù không được thông báo rộng rãi trước, cho nên không có cảnh hỗn loạn hay nhiều người đến trước cổng trại giam đón chờ bà Hằng như mạng xã hội đã chia sẻ.
-
Mạng xã hội18/09/2024Dù đang chở con nhỏ song người đàn ông chạy xe máy lạng lách, tạt đầu xe tải gây bức xúc trên đường.
-
Mạng xã hội17/09/2024Tối 16-9, mạng xã hội xôn xao với hình ảnh về một video hoạt hình có tựa đề "Quả báo làng Nủ Lào Cai" đăng tải trên nền tảng YouTube. Vụ việc khiến nhiều người phẫn nộ
-
Mạng xã hội13/09/2024Hiện trên mạng xã hội xuất hiện nhiều website, trang thông tin giả mạo, lấy danh nghĩa là MTTQ Việt Nam huy động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ.
-
Mạng xã hội13/09/2024Nhiều kẻ táng tận lương tâm sẵn sàng lợi dụng việc giúp đỡ người dân trong thiên tai, bão lũ để đánh bóng tên tuổi, câu views, sống ảo.
-
Mạng xã hội12/09/2024Liên quan clip em bé ở Mèo Vạc (Hà Giang) khóc nức nở vì mẹ bị lũ cuốn, chính quyền địa phương cho biết, hình ảnh được quay từ năm 2023 và thông tin không đúng sự thật.