Lạ lùng chuyện cô gái trẻ chỉ nhận hàng online khi shipper phải là... chồng chị bán hàng

Nhiều chị em công sở buôn bán qua mạng đã gặp phải hàng trăm tình huống “dở khóc dở cười” từ chính những vị “thượng đế”.

Nhiều chị em công sở buôn bán qua mạng đã gặp phải hàng trăm tình huống “dở khóc dở cười” từ chính những vị “thượng đế”.

Khách VIP chỉ chịu nhận hàng khi chồng người bán online giao tới

Bán hàng online mang lại nhiều trải nghiệm và thêm thu nhập cho chị em công sở nhưng để kiếm được đồng lãi không hề dễ dàng. Họ phải đối diện với vô vàn khó khăn và gặp những tình huống “dở khóc dở cười” chẳng thể nào quên khi “làm nghề”.

Chị Lan Huỳnh (31 tuổi, hiện đang làm nhân viên hành chính tại Hà Nội) cho biết ngoài công việc chính ở cơ quan, chị còn kinh doanh thêm mỹ phẩm Nhật Bản. Facebook của chị luôn tấp nập người hỏi mua, sản phẩm nào được “rao bán” cũng nhanh chóng thuộc về chủ mới.

Dù bán đắt hàng nhưng chị Lan gặp không ít vị khách “khó đỡ”. Điển hình là một cô gái trẻ thường xuyên đặt son môi, mặt nạ và kem chống nắng với số lượng lớn. Chị kể lần đầu tiên giao hàng do không thuê được người nên đã nhờ ông xã đem tới. Cô gái nhận được gói mỹ phẩm liền gọi điện cảm ơn và không ngớt lời khen ngợi màu son đẹp.

Lạ lùng chuyện cô gái trẻ chỉ nhận hàng online khi shipper phải là... chồng chị bán hàng-1

Ngoài công việc chính ở cơ quan, chị Lan Huỳnh còn kinh doanh thêm mỹ phẩm Nhật Bản (Ảnh chụp màn hình)

“Chừng nửa tháng sau, cô gái lại nhắn tin cho mình đặt dưỡng ẩm, bộ chì kẻ mắt. Đặc biệt, cô ấy còn dặn dò: “Chị bảo anh hôm trước giao hàng đến chỗ cũ cho em nhé! Người khác em không nhận đâu”. Mình vội vàng đồng ý và nhờ chồng giao tới. Anh thấy vậy liền trêu đùa: “Hình như em gái đó thích chồng”. Mình gạt đi rồi giục anh đi nhanh còn về”, chị kể.

Bẵng đi một thời gian, chị Lan không thấy cô gái đặt hàng nữa. Chị nghĩ chắc tìm được mối mua khác “ngon" hơn nên chuyển qua đó. Không ngờ mấy hôm sau vị khách lại nhắn tin hỏi mua một số dòng mỹ phẩm mới của Nhật cùng lời nhắc nhở: “Chị nhớ đưa cho anh kia giao tới”.

Lúc này, chị Lan rất tò mò nên mạnh dạn hỏi khách vì sao lúc nào cũng thích “anh kia”. “Mình đợi cô bé trả lời mà không thấy đâu, vì thế quyết định không giao hàng. Đến nửa đêm, bé trả lời rằng ông xã rất giống người anh trai đã mất cách đây 2 năm. Mình chết lặng khi nghe bé nói và hẹn gặp cà phê tâm sự”, chị chia sẻ.

Kinh doanh cả tạ các loại hạt nhưng chỉ lãi vài trăm nghìn đồng

Bạn Nga Vũ (26 tuổi, BTV tại một trang tin điện tử) bán các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ,… đến giờ vẫn không thể nào quên bài học “thất bại” trong những ngày đầu buôn online.

Nga kể: “Bạn trai mình làm việc tại thị trấn Sapa, Lào Cai và biết mối bán rẻ hạt hạnh nhân, óc chó,… Mình và 3 đứa bạn ở Hà Nội quyết định bán thử trên Facebook xem có ai mua hay không. Khi đó, người yêu mình sẽ đóng hàng gửi về xuôi, còn chúng mình có trách nhiệm ra bến xe lấy rồi phân thành từng gói 500g, 1kg”.

Nga và nhóm bạn bán hàng với giá rẻ hơn so với thị trường, hoàn toàn giao hàng miễn phí nên được rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp “đăng kí” mua ủng hộ.

Lạ lùng chuyện cô gái trẻ chỉ nhận hàng online khi shipper phải là... chồng chị bán hàng-2

Nga Vũ và các bạn mải miết đóng gói sản phẩm

Nga cho biết nhóm nhập khoảng 3-4 đợt với tổng khối lượng gần 1 tạ các loại hạt nhưng chẳng lãi lời được bao nhiêu. “Lúc đầu, chúng mình tính mỗi đứa được 100 nghìn đồng tiền lãi, trong khi phải thức đến sáng soạn hàng rồi đi giao nên cảm thấy vô cùng hụt hẫng. 

Chúng mình thống nhất sẽ bán nốt chuyến cuối cùng rồi ngừng để tập trung cho công việc ở cơ quan. Tuy nhiên khi chốt sổ, số tiền lãi thực nhận có cao hơn chút ít so với dự tính ban đầu”, Nga nhớ lại. 

Dù không bị thua lỗ nhưng Nga vẫn cảm thấy chán nản và không còn có hứng với nghề “tay trái” bán hàng online. Cô chia sẻ bài học nhận được sau lần “khởi nghiệp” chính là không được cả nể với người quen, không bán phá giá thị trường,...

Lạ lùng chuyện cô gái trẻ chỉ nhận hàng online khi shipper phải là... chồng chị bán hàng-3

Mặt hàng Nga Vũ bán đều là các loại hạt nhập từ nơi vùng cao (Ảnh chụp màn hình)

Anh Đức Anh (28 tuổi, chủ cửa hàng buôn bán chăn gối online) là người có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, chốt đơn khách để hạn chế tối đa việc khách trả lại hàng do không ưng ý. Dù vậy theo anh chia sẻ, không phải lúc nào việc giao hàng cũng được thuận lợi. 

“Gia đình mình bán chăn gối giá bình dân. Khi tư vấn, mình đã nói với khách rất rõ về chất lượng sản phẩm: vải không mềm mịn như loại cao cấp. Vậy mà đến lúc giao hàng, khách lại phản ánh không giống trong hình đã tư vấn nên trả lại. Thậm chí họ còn “bóc phốt” cửa hàng trên các nhóm hội khiến việc làm ăn gặp khó khăn. 

Mình cực kỳ bực mình nhưng làm nghề dịch vụ đành chấp nhận im lặng, không dám đôi co với họ bởi khách hàng luôn là thượng đế”. 

Vậy mới thấy, công việc bán hàng online tưởng chừng dễ dàng nhưng chỉ có người trong cuộc mới thấy được sự muôn hình vạn trạng, đủ tình huống dở khóc dở cười. Vừa đảm bảo công việc ở cơ quan, vừa lo buôn bán thêm, lại vẫn phải chu toàn việc gia đình, các chị em bị mang tiếng "con buôn" luôn có những tâm sự chẳng biết chia sẻ cùng ai. 

Theo Khám phá


bán hàng online

shipper

buôn bán qua mạng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.