Lì xì cháu ruột bị cháu xé luôn rồi vứt thẳng xuống đất do "lõi ít" và câu chuyện phía sau khiến nhiều người suy nghĩ

"Lúc sau tôi ra về, ra đến cửa thì vô tình nhìn thấy chiếc phong bao lì xì tôi mừng tuổi cho một đứa cháu là con của anh chị tôi. Chiếc phong bao được xé vội rồi ném đi. Tôi không trách anh chị tôi, nhưng quả thật... Giờ người ta quan trọng vật chất vậy sao? Đến lũ trẻ cũng vậy ư?", người đàn ông tâm sự.

Chuyện bọn trẻ hôm nay khen người lớn này lì xì hào phóng hoặc chê người lớn kia "kẹo kéo" khi phong bao mừng tuổi chỉ vỏn vẹn mấy chục nghìn đã không còn là chuyện hiếm có khó tìm.

Điển hình như câu chuyện dưới đây đang thu hút quan tâm của CĐM về cách ứng xử của trẻ nhỏ và cách giáo dục của gia đình khi quá xem trọng đồng tiền. 

Người đàn ông này chia sẻ câu chuyện của mình ngày đầu năm với tâm trạng khá buồn bã: 

"Chào mọi người, xin phép giấu tên vì sợ người quen đọc được lại không hay. Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường, nhưng anh chị em tôi lại là những người thành đạt. Mỗi năm Tết đến ngoài việc đau đầu nghĩ xem phải biếu bố mẹ gì, gửi quà tết bao nhiêu cho bằng anh bằng em thôi mà cũng khiến tôi trầm cảm. Quả thực so với anh chị em toàn người thành đạt, thì một kẻ chạy xe ôm như tôi đúng là không cân xứng.

Ban nãy mấy anh chị em rủ nhau đến nhà chúc Tết bố mẹ, anh chị em tôi thì ô tô, áo quần thơm tho.

Còn gia đình tôi thì 3 người trên chiếc xe máy cà tàng, quần áo bạc màu đến thăm bố mẹ. Trong cuộc trò chuyện, người khoe Tết năm nay thưởng Tết trăm triệu, có người thì bảo sang năm mua nhà mới. Rồi họ hỏi tôi năm nay sao rồi. Tôi chỉ biết cúi mặt mà cười trừ.

Lúc sau tôi ra về, ra đến cửa thì vô tình nhìn thấy chiếc phong bao lì xì tôi mừng tuổi cho một đứa cháu là con của anh chị tôi. Chiếc phong bao được xé vội rồi ném đi. Tôi không trách anh chị tôi, nhưng quả thật... Giờ người ta quan trọng vật chất vậy sao? Đến lũ trẻ cũng vậy ư?".

Ngay sau khi đăng tải, bài viết ngày đầu năm mới nói trên đã khiến nhiều người xôn xao.

Lì xì cháu ruột bị cháu xé luôn rồi vứt thẳng xuống đất do lõi ít và câu chuyện phía sau khiến nhiều người suy nghĩ-1

Câu chuyện về tiền lì xì kèm theo đó là hình ảnh một phong bao lì xì bị xé rách, bên trong lộ ra tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng đang nằm chỏng chơ dưới đất thu hút sự chú ý của rất đông người dùng MXH

Bởi lẽ, câu chuyện lì xì Tết bao nhiêu cũng là trăn trở của nhiều người bởi lì xì nhiều thì không có điều kiện kinh tế, nhưng lì xì ít thì lại ái ngại với những người xung quanh.

Nhiều người bày tỏ bức xúc với thái độ giáo dục con trẻ của những người lớn trong gia đình bởi dù lớn hay nhỏ cũng là tấm lòng của người trao lì xì trong ngày đầu năm nên cần phải trân trọng. Và các bậc cha mẹ nên biết dạy con cái mình từ những điều nhỏ nhất, rằng không nên bóc lì xì trước mặt người trao ra sao, tiền ít hay nhiều cũng là tấm lòng thơm thảo của người lì xì cho mình như thế nào...

Chẳng lẽ ngày nay, phong bao đỏ với ít tiền lẻ ngày xưa giờ phải đổi thành những tờ tiền mệnh giá lớn mới làm bọn trẻ vui ư? Lời chúc "hay ăn chóng lớn", "xinh xắn ngoan ngoãn", hay "mạnh khỏe giỏi giang" mới thốt ra nửa vời thì bọn trẻ đã vội vớ lấy phong bao chạy biến đi mất. Đổi lại là nét mặt hớn hở hoặc là sa sầm xuống vì mệnh giá tờ polymer không như ý?

Nhiều đứa trẻ đã quen nhận tiền lì xì giá trị lớn nên mặc định: Lì xì phải nhiều tiền, càng nhiều tiền càng vui. Vậy nên, không ít lần chính chúng ta phải nhột cả người khi vô tình bắt gặp cái bĩu môi của trẻ và lắm lần sượng trân khi con trẻ xé toạt phong bao, móc "lõi" và lên tiếng chê ít hay thậm chí vứt toẹt xuống đất như câu chuyện ở trên...

Lì xì cháu ruột bị cháu xé luôn rồi vứt thẳng xuống đất do lõi ít và câu chuyện phía sau khiến nhiều người suy nghĩ-2

Tâm sự của người đàn ông trong ngày đầu năm về chiếc phong bao lì xì đã để lại nhiều suy ngẫm.

Trách ai bây giờ? Trách con trẻ vô tâm hay chúng ta đã vô tình quên mất việc phải dạy trẻ bài học ứng xử tử tế với phong bao lì xì từ hồi nhỏ xíu xiu rồi nhắc lại mỗi dịp Tết? Và cả thói xấu cân đo đong đếm tiền mừng tuổi kia nữa... 

"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", năm mới đang về, để trẻ biết trân trọng và biết ơn từ những điều nhỏ nhất, hãy là cha mẹ và người lớn hãy là tấm gương cho chính con em mình. Và cũng để chính chúng ta - những người lớn, không phải tự tạo ra cho mình áp lực phải lì xì nhiều tiền, càng nhiều tiền càng tốt trong mỗi dịp Tết đến, xuân về!

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/li-xi-chau-ruot-bi-chau-xe-luon-roi-vut-thang-xuong-dat-do-loi-it-va-cau-chuyen-phia-sau-khien-nhieu-nguoi-suy-nghi-162220302145233449.htm

lì xì


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.