Tâm sự thấu ruột gan của cán bộ nấu cơm trong khu cách ly

Một cán bộ đang cùng đồng nghiệp hỗ trợ chăm sóc người cách ly, ngày đêm chiến đấu với đại dịch COVID-19 bày tỏ nỗi niềm qua những dòng tâm sự khiến nhiều người nghẹn ngào.

Mới đây, tâm sự của một cán bộ làm việc trong khu cách ly được cộng đồng mạng truyền tay nhau. Đó là những dòng chia sẻ phản ánh công việc, thái độ trách nhiệm vì cộng đồng của họ trong cuộc chiến chống COVID-19

Tâm sự thấu ruột gan của cán bộ nấu cơm trong khu cách ly-1

Các cán bộ khu cách ly chỉ kịp chợp mắt ngay bên cầu thang tòa nhà.

Anh H.T - một người trực tiếp tham gia nấu ăn trong khu cách ly - đã khiến nhiều cư dân mạng xúc động khi chia sẻ nỗi khổ cực của mình trong suốt quãng thời gian.

"Tôi đang phục vụ cách ly nên rất mệt với những người dân thế này. Sáng thì dậy từ 3h để kịp cơm nước bữa sáng, rồi lăn vào làm bữa trưa. Trưa thì không được nghỉ để vào bữa chiều. Ăn chiều xong, dọn dẹp mọi thứ đến 21 rồi lại đi mua đồ giúp người này người nọ. Có hôm gần 23h cũng đi tìm sữa nóng cho trẻ, tìm mua thẻ nạp điện thoại cho nhân dân.

Mà chính bản thân chúng tôi là những người phục vụ cũng phải là người cách ly. Các bạn cách ly 14 ngày, chúng tôi sẽ phải cách ly 28 ngày. Khi bạn cách ly xong về nhà, chúng tôi tiếp tục phục vụ người đến sau và tiếp tục được cách ly.

Áp lực căng thẳng cho những gười phục vụ. Các bạn về nhà ăn ở nhà, vợ con các bạn nấu một bữa cơm cho vài ba người ăn còn có sơ suất, khi mặn khi nhạt. Còn ở đây chúng tôi nấu cho vài trăm người ăn sao tránh được những sơ suất nhỏ không mong muốn.

Tôi, một người đàn ông 45 tuổi nhặt rau, nấu cơm, cơm bưng nước rót cho các bạn đáng tuổi con, tuổi cháu của tôi, tôi không một lời kêu ca phàn nàn; làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Khi các bạn là người được phục vụ thấy gì đó không hài lòng thì góp ý cùng chúng tôi, các bạn lăng mạ chúng tôi vậy sao?".

Tâm sự thấu ruột gan của cán bộ nấu cơm trong khu cách ly-2

Những hình ảnh làm lay động trái tim triệu người dân Việt.

Những dòng tâm sự nhận được hàng nghìn bình luận chia sẻ công việc vất vả với những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch và bức xúc lên án những người đi cách đi thiếu văn hóa. Nhiều người nhắn nhủ, động viên các anh, chị vững tâm, dưỡng sức bởi cuộc chiến này có thể còn kéo dài và rất cần có họ.

Tâm sự của anh nói lên tiếng lòng của những người đang trực tiếp căng mình chiến đấu với đại dịch trước lối hành xử thiếu ý thức của một số người đi cách ly đang bị cộng đồng lên án những ngày gần đây.

Trước đó, cư dân mạng đã chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một nhóm thanh niên dùng ngôn từ thiếu văn hóa để mắng các cán bộ phục vụ trong khu cách ly chỉ vì cơm không ngon, thiếu món. Mặc dù các cán bộ khu cách ly đã giải thích rằng mọi người đều hưởng các phần ăn như theo tiêu chuẩn đề ra, nhưng họ vẫn không chịu dừng lại.

Hay một đoàn Việt kiều từ châu Âu về cũng gây bức xúc khi dùng lời lẽ không hay với cán bộ phụ trách chỗ ở tại khu cách ly. Để giải thích cho những người này hiểu rõ tình hình, các chiến sĩ đã phải nói to lên giữa đêm khuya: “Chúng tôi còn mệt mỏi hơn các anh chị rất nhiều”, thậm chí còn phải tuyệt vọng nói “Làm ơn nghe theo sắp xếp”. 

Ngoài ra, mọi người cũng lắc đầu ngán ngẩm khi chứng kiến thái độ thiếu ý thức của một bộ phận nhỏ du học sinh trở về từ nước ngoài khi bố mẹ mang đồ ăn tiếp tế đến. Điều này vô tình gây thêm gánh nặng không đáng có cho các cán bộ, chiến sĩ đang phục vụ trong cách khu cách ly.

Theo GiadinhNet 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://giadinh.net.vn/xa-hoi/tam-su-thau-ruot-gan-cua-can-bo-nau-com-trong-khu-cach-ly-20200326084753739.htm?fbclid=IwAR1YeIFhrU5lTkQYIXfBizx0A3PmTxuQKH0K4OQczvWL60v2QpSAYsD1usU

Covid-19

virus corona

cách ly


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.