TP.HCM: Chủ biệt thự lớn tiếng quát "biến" rồi hung hãn đạp đổ bàn của nhân viên y tế đang lập chốt lấy mẫu xét nghiệm

Cho rằng đội ngũ nhân viên y tế đang lập chốt, lấy mẫu xét nghiệm ngay trước nhà mình làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, người đàn ông liên tục quát mắng, thậm chí đạp đổ bàn lấy mẫu gây bức xúc.

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông đeo khẩu trang hung hăng, lớn tiếng mắng mỏ, lời qua tiếng lại với lực lượng chức năng và đội ngũ y tế đang lấy mẫu xét nghiệm gây xôn xao.

Theo như chia sẻ, sự việc trên được ghi lại tại khu vực nhà liền kề trong khu biệt thự cao cấp ở quận 7, TP.HCM.

Chủ nhà trong khu biệt thự cao cấp quát "biến" rồi hung hãn đạp đổ bàn của nhân viên y tế đang lập chốt lấy mẫu xét nghiệm

Quan sát trong đoạn clip cho thấy, trong khi lực lượng y tế lập chốt, tiến hành lấy mẫu cho người dân tại khu vực thì một người đàn ông đao khẩu trang lao ra quát mắng lớn tiếng. Thậm chí, người này còn đạp đổ bàn làm việc khiến giấy tờ bay tứ tung xuống đường.

Chưa dừng lại ở đó, người đàn ông còn tiến về phía nhân viên y tế, quát lớn với giọng gay gắt, "Tại sao các ông không ra kia các ông làm? công viên không làm, chỗ công cộng không làm? Mọi người sợ dịch bệnh, tôi cũng sợ chứ?"

TP.HCM: Chủ biệt thự lớn tiếng quát biến rồi hung hãn đạp đổ bàn của nhân viên y tế đang lập chốt lấy mẫu xét nghiệm-1


Lúc này, một nhân viên đứng đó cũng bình tĩnh giải thích cho rằng hành động đạp đổ bàn là sai và việc lấy mẫu chỉ diễn ra bên ngoài phạm vi ngôi nhà của người đàn ông đang sinh sống. Đồng thời, giải thích vì bên ngoài gió lớn quá nên đội lấy mẫu mới di chuyển vào khu vực này.

Thế nhưng, người đàn ông vẫn tỏ ra mất bình tĩnh, vẫn hung hãn hét lớn, "Từ nãy toàn người ở đây, bao nhiêu người đến nhà tôi... gió vẫn có cách, ban quản lý sao không làm?".

Thấy sự việc ồn ào và ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên một nhân viên y tế đã lặng lẽ tiến lại thu dọn đồ đạc rơi vương vãi dưới đất và nhấc chiếc bàn đang đổ nghiêng ngả dậy để di chuyển địa điểm lấy mẫu.

Ngay sau khi hình ảnh trên được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Không ít người bày tỏ đồng cảm với sự lo lắng của người đàn ông trong đoạn clip khi dịch bệnh đáng rất phức tạp và số ca mắc tăng cao. Dẫu vậy, họ vẫn cho rằng dù lo lắng cho bản thân và những người trong gia đình nhưng người đàn ông cũng nên bình tĩnh nói chuyện. Việc cư xử lỗ mãng, quát mắng đội ngũ y tế và phá hoại tài sản là hành vi không chấp nhận được.

"Lập chốt nên chọn khu vực thông thoáng, tránh khu dân cư vẫn hơn. Lỡ có ai là F0 rồi không may người nhà người ra nhiễm hoặc tiếp xúc thì sao? Nhà có con nhỏ người già thì mới hiểu, không ai muốn người thân mắc bệnh cả. Nhưng ông chú hung dữ quá, có gì nhắc nhở nhẹ nhàng là người ta chuyển chỗ khác để lấy mẫu thôi. Những ngày này nhân viên y tế cũng rất mệt mỏi rồi mà, nên thông cảm cho họ", tài khoản D.L chia sẻ.

Đồng tình với ý kiến trên, bạn P.A bày tỏ, "Lập chốt lấy mẫu ngay trước cửa nhà dân mà không hỏi qua họ một tiếng nên họ khó chịu là phải rồi. Tuy nhiên, cách cư xử thô lỗ như vậy là không chấp nhận được. Người ta vất vả đi làm mình nên tôn trọng mới đúng. Anh đá bàn đổ như vậy nhưng người ta vẫn lượm lên và trả lời rất lịch sự anh không thấy xấu hổ sao. Đội ngũ lấy mẫu, khoanh vùng dịch cũng đang phải làm việc ngày đêm để trả lại một Sài Gòn bình yên mà".

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/tphcm-chu-biet-thu-lon-tieng-quat-bien-roi-hung-han-dap-do-ban-cua-nhan-vien-y-te-dang-lap-chot-lay-mau-xet-nghiem-161212207160844339.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.