Viết status kiện Zara Hà Nội lừa đảo vì không được đổi legging giá 999.000, vị khách nữ lại bị cư dân mạng “ném đá” ngược

Câu chuyện mua sắm ồn ào của một tài khoản Facebook có tên L.D tại store Zara Hà Nội đang thu hút khá nhiều sự chú ý của cư dân mạng.

Câu chuyện mua sắm ồn ào của một tài khoản Facebook có tên L.D tại store Zara Hà Nội đang thu hút khá nhiều sự chú ý của cư dân mạng.

Từ khi chính thức khai trương store đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 11 vừa qua, Zara đã trở thành một trong những địa chỉ mua sắm hot nhất của các tín đồ thời trang thủ đô.

Không chỉ mang đến địa điểm mua sắm bề thế với nhiều mặt hàng đa dạng, store Zara Hà Nội cũng luôn được đánh giá khá tốt về cung cách phục vụ. Tuy nhiên mới đây, thương hiệu thời trang Tây Ban Nha đã gặp phải một lùm xùm về việc đổi trả hàng và vụ việc đang thu hút khá nhiều sự chú ý của cư dân mạng.

Viết status kiện Zara Hà Nội lừa đảo vì không được đổi legging giá 999.000, vị khách nữ lại bị cư dân mạng “ném đá” ngược - Ảnh 1.

Vào 11/12, một tài khoản Facebook có tên L.D đã đăng tải một trạng thái khá dài kèm theo một số hình ảnh và video với nội dung "Zara lừa khách hàng xong còn đòi kiện". Theo chia sẻ của tài khoản này, ngày 19/11 chị đã đi mua đồ tại Zara Hà Nội và trong số những món đồ chị mua có một chiếc quần legging.

Ngày 11/12, chị quay lại Zara Hà Nội để mua sắm tiếp và muốn đổi chiếc quần legging kể trên nhưng nhân viên quản lý không cho đổi với lý do quần legging được Zara quy định là quần tất, mà quần tất nằm trong hạng mục hàng không được phép đổi.

Tuy nhiên, chị L.D không đồng tình với cách giải thích này, cho rằng không thể coi quần legging và quần tất và xung đột đã nổ ra.

Viết status kiện Zara Hà Nội lừa đảo vì không được đổi legging giá 999.000, vị khách nữ lại bị cư dân mạng “ném đá” ngược - Ảnh 2.

Đây là sản phẩm quần legging mà tài khoản Facebook L.D đã mua và muốn đổi.

Viết status kiện Zara Hà Nội lừa đảo vì không được đổi legging giá 999.000, vị khách nữ lại bị cư dân mạng “ném đá” ngược - Ảnh 3.
Viết status kiện Zara Hà Nội lừa đảo vì không được đổi legging giá 999.000, vị khách nữ lại bị cư dân mạng “ném đá” ngược - Ảnh 4.

Theo khách hàng L.D, Zara Việt Nam chỉ quy định "quần tất không được đổi" chứ không hề quy định "legging không được đổi".

"Sự việc hết sức đơn giản nếu như em quản lý giải thích và không tiếp khách với thái độ bất hợp tác và cái giọng mỉa mai. Em nói em đi nhiều nước trên thế giới thì quần legging được coi là quần tất.

Và sau đó chị yêu cầu em khẳng định lại thì em lại nói do bên em không tìm được từ nào để dịch cho sát nghĩa nên mặc nhiên coi là như vậy. Sau khi bị vặn và không thể giải thích được thì em đánh bài cùn dọa gọi bảo vệ toà nhà, yêu cầu xoá video của chị và kiện" - chị L.D bức xúc kể lại sự việc trên Facebook.

Vị khách này khẳng định mình là khách hàng thân thiết của Zara, tháng nào cũng bỏ ra hơn chục triệu để mua sắm tại đây nhưng kể từ sau vụ việc kể trên, chị sẽ chính thức tẩy chay thương hiệu này. Chị cũng cho biết mình sẽ gặp quản lý của nhân viên trên để làm việc về thái độ không đúng mực với khách hàng.

Sau khi được đăng tải, vụ việc này đã thu hút khá nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Tuy nhiên, phần lớn những bình luận lại mang nội dung chê cười sự thiếu hiểu biết của vị khách kể trên cũng như thái độ không đúng mực của người này.

Nhiều cư dân mạng đã tinh ý chỉ ra ở mặt sau hóa đơn của Zara có ghi rõ "leggings cannot be exchanged (quần legging không được phép đổi)", chứng tỏ nhân viên Zara đã làm đúng quy định chứ không hề "lừa khách" như lời của khách hàng L.D.

Viết status kiện Zara Hà Nội lừa đảo vì không được đổi legging giá 999.000, vị khách nữ lại bị cư dân mạng “ném đá” ngược - Ảnh 5.

Nhiều cư dân mạng đã tinh ý chỉ ra quy định bằng tiếng Anh "leggings cannot be exchanged" (tạm dịch: "quần legging không được phép đổi"), chứng tỏ nhân viên Zara đã làm đúng quy định.

Viết status kiện Zara Hà Nội lừa đảo vì không được đổi legging giá 999.000, vị khách nữ lại bị cư dân mạng “ném đá” ngược - Ảnh 6.

Dễ thấy nút thắt của vấn đề nằm ở việc Zara Việt Nam đã dịch "legging" là "quần tất" trong khi 2 khái niệm này không thực sự tương đồng, dễ gây hiểu lầm cho khách hàng. Tuy nhiên, dù sản phẩm legging có được dịch ra tiếng Việt là gì đi chăng nữa thì điều đó cũng không thay đổi được sự thật nó là sản phẩm mà Zara không cho phép đổi.

Liên hệ với quản lý truyền thông của Zara, chúng tôi được biết hãng đã ghi nhận được sự việc. Vị quản lý này xác nhận Zara quy ước sản phẩm "legging" là "quần tất" và đây là quy định riêng của hãng đồng thời khẳng định nhân viên đã áp dụng đúng quy định không đổi hàng đối với legging. Về thái độ cũng như phát ngôn của khách hàng L.D, Zara Việt Nam không có bất kỳ bình luận nào và sẽ bố trí người làm việc riêng với khách hàng này.

Theo Trí thức trẻ

thời trang zaza


Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.