“Cho em thêm cọng hành”, nói vậy,Minh đưa tay ra với thì cô bán rau hất ra: “Hành mắc lắm, đừng xin em ơi”.Nghe vậy, SV nhìn ngang dọc... nhón thêm trái ớt.
Mua hàng phải có “tặng kèm”
Hình ảnh mua bán kể trên trở nênquen thuộc ở những khu hàng quán khu SV sống trọ từ ngày bão giá tràn về. Mùađắt đỏ, hầu hết SV khi ra chợ, đều tận dụng triệt để “mánh khóe” xin thêm vài bathứ lặt vặt như hành, ớt, tỏi…
Bỏ hai trái ớt vào bịch rau cải,Minh, SV trường ĐH Công nghiệp TP HCM láu cá: “Chị xem mớ rau cải này 7.000đồng mà chút xíu, mua cho 3 người mà chắc chỉ đủ 2 người ăn. Trước còn bớt đượckhoảng 500 đến 1.000 đồng mua hành, ớt chứ giờ chỉ xin thêm thôi”.
![]() |
Mua một mớ rau, có thể xin thêm vài… ba củ tỏi |
Nhưng Minh cho biết cũng vì đắtnên xin thêm chẳng dễ. Người bán hàng từ nói “Không thêm được đâu em ơi” mà không cản nổi những cánh tay với được cái gì cứ với, đành cáu gắt. “Hômtrước em đi mua ít nấm mèo, tính xin thêm ít hạt tiêu bị bà chủ quán làm ầm ĩlên, ngại chết luôn. Từ nay có xin cũng phải nhìn mặt cô bán hàng nào thoángchút”.
Nguyễn Thị Hạnh, SV ĐH Văn Hiếnlĩnh nhiệm vụ nấu nướng cho phòng trọ 4 người cho hay “chính sách xin thêm” cũngđược cô tận dụng triệt để. “Tiền mua thức ăn chín còn không đủ, đâu dám bỏvài nghìn mua gia vị đâu nên chỉ có nước… xin. Cô bán hàng nào dễ thì xin được,gặp cô khó thì nhịn, kho cá không hành, nước mắm không ớt vậy. Kinh tế thụt lùinên không có đòi hỏi nhiều”, Hạnh trình bày.
Theo cô SV này, nhiều thực phẩmnhư thịt, cá, rau củ giáp Tết đang tăng, giá hơn thời điểm “bão giá” cách đâymột vài tháng nên đời sống của SV càng khó khăn hơn.
Việc mua bán của SV ít thoải máihơn khi mà người bán hàng trở nên dè chừng họ. Những người quen bán cho SV, đoánsẽ có màn… “xin thêm” nên phải nhanh tay cản. Chính họ cũng gánh áp lực khi giácả những thứ lắt vắt mà SV hay xin thêm cũng cao chới với. Người mua lẫn ngườibán đều trở nên cò kè hơn dù rất thông cảm cho nhau.
![]() |
Ăn cơm quán chỉ cần khéo miệng xin… thêm cơm là SV đã có thể ăn no, ăn rẻ |
“Có cô mua trái dưa leo, vàinghìn rau mà bốc thêm cả nắm ớt, mấy củ tỏi, chịu sao nổi. Trước đây giá cả mềm,mình đâu tiếc cho thêm nhưng giờ phải hạn chế. Nhìn kiểu mua hàng là tui biết SVngay, không “nhón” cái gì đó là không được”, chị Tám, một người bán rau ởchợ An Nhơn (Gò Vấp) nói về khách hàng “ét vê” của mình.
Cách thức “xin thêm” còn nở rộtrong các quán cơm. Đừng thấy lạ khi có người gọi cơm luôn kèm “cho nhiều cơm,hay xin thêm ít rau” vì đích thị đó là… SV. Thế nên, mấy cô hàng cơm mới cười,mùa bão giá, mấy đứa SV khéo miệng thấy rõ, một u hai u xoen xoét.
Những kiểu tiết kiệm chỉ có ởSV
Cận cảnh đời sống SV thời điểmgiá cả leo thang, nhiều người sẽ bất ngờ với các chiêu thức thức tiết kiệm củahọ. Mọi thứ đều được họ cân nhắc sao cho bớt tốn kém nhất, chấp nhận chất lượngđời sống giảm.
“Chiêu” được nhóm nam SV thuê trọở đường Ung Văn Kiêm (quận Bình Thạnh) ai nghe cũng phải bật cười. Họ phải trả10.000 đồng/m3 tiền nước, mỗi tháng mất trên 300.000 đồng tiền nước cho 6 người.Để tiết kiệm, họ thống nhất… 2 ngày mới tắm một lần; thay vì quần áo ai người ấygiặt họ dồn giặt chung để tiết kiệm.
Nam, SV ĐH Ngoại thương cười: “Cảdãy trọ này nhiều người áp dụng vậy rồi. Bọn em con trai, sạch sẽ vừa thôi. Nửatháng nay như vậy, ngày nào cả nhóm cũng ra soi đồng hồ nước, thấy chạy chậmhơn, phấn chấn hẳn”.
Chỉ vào chiếc xe đạp ở góc phòngNam cho hay cậu đã “treo” xe, lội bộ đi học vì từ nhà đến trường chỉ cách hơnhai cây số. “Trên đường đi, gặp bạn nào đạp xe, mình vẫy quá giang. Tính ramột ngày bỏ túi được mấy nghìn tiền gửi xe đấy”, Nam hí hửng.
Còn chiếc xe đạp, cậu bạn trongphòng đi học xa mượn dùng thay vì đi xe buýt. Không rẻ hơn đi xe buýt là baonhưng với họ lúc này, rẻ hơn chút ít cũng quý. “Đạp xe tiết kiệm tiền tập thểhình, người vạn vỡ hẳn ra”, cậu bạn này hài hước. Chẳng những vậy, cậu còn lôichiếc cặp lồng để trước giỏ xe khoe: “Em còn đưa cơm đến trường thay vì ăn quánữa nè. Con trai đưa cơm cũng ngộ nhưng giờ chỉ cần tiết kiệm thôi”.
Không chỉ chờ đến bão giá, NguyễnVăn Bảo, ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM thực hiện chính sách siết chặt chi tiêu từngày trở thành SV. Chiếc ba lô đến đôi giày của Bảo có “tuổi thọ” 2 năm, chằngchịt các vết khâu nhưng cậu vẫn chưa có ý định thay mới. Bảo lại còn vừa “sắm”được dép quai cũ của cậu bạn thân: “Dép còn nguyên, nó mới mua đầu năm giờ bỏđi nên em xài lại. Tính ra, trong năm 2011 em không phải lo khoản giày dép”.
Không thể kể hết được chiêu thứctiết kiệm của SV thời bão giá. Không phải SV nào cũng bi quan khi giá cả tăng màcòn cho rằng trong cái họa cũng có cái may.
“Trước mỗi ngày em vài nghìntiền thuốc lá, giờ thiếu tiền bỏ cả tháng nay rồi. Bia rượu nhậu nhẹt gì cũngcai hết. Đúng là đồng tiền bây giờ mất giá nhưng em thấy lại có giá trị hơn vớimỗi người, vài nghìn đồng cũng thấy quý. Mình biết quý trọng đồng tiền, biếtthương cha mẹ hơn”, một nam sinh trường ĐH Hồng Bàng nói về cái “được” trongđời sống eo hẹp của mình.
Theo Dân Trí