Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấnvới GS. TS Nguyễn Xuân Đào, Ủy viên Hội đồng Khoa học Công nghệ Thủ đô, nguyênPhó Chủ tịch thứ nhất Hội nghiên cứu GTVT Đông Á...
- Thưa ông, việc xây cầu bộhành tại các nước như thế nào?
Khi làm việc ở ngành GTVT, tôi đãcó dịp tới các nước ASEAN và các nước khác như Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ... tôi đãthấy và ghi hình ảnh nhiều công trình cầu vượt cho người đi bộ tại thủ đô và cácthành phố lớn của họ. Cái đó là minh chứng của quốc gia văn minh với các côngtrình giao thông được lo chu đáo cho con người.
- Theo ông, có giải pháp nàothay thế cho cầu bộ hành không?
Việc lựa chọn và bố trí loại côngtrình nào dùng cho người đi bộ qua đường là một chủ đề của quy hoạch phát triển.Đơn giản là tổ chức cho người đi bộ qua đường tại những vị trí nhất định trêncùng một mặt bằng, thông qua tổ hợp sơn kẻ rõ trên mặt đường phố, có hoặc khôngcó bố trí các đảo dừng chân, kết hợp hệ thống đèn tín hiệu giao thông bộ hành vàcác biển báo giao thông tương ứng. Tại những nơi quá đông người qua đường - đặcbiệt nơi nhiều tai nạn giao thông bộ hành đã xảy ra thì cầu vượt riêng hoặcđường hầm cho người đi bộ qua đường là tốt nhất.
![]() |
Cầu bộ hành đã làm giảm tình trạng tai nạn và ách tắc giao thông tại điểm Voi Phục - Cầu Giấy. Một minh chứng cho vị trí đặt cầu hợp lý. |
- Hà Nội đang cho xây hàngloạt cầu bộ hành, ý kiến của ông về việc này như thế nào?
Hà Nội sắp kỷ niệm 1.000 năm hìnhthành, lại đang phát triển mạnh mẽ và có dòng giao thông hỗn hợp điển hình củacác nước Đông Nam Á, tổ chức cho người đi bộ qua đường được an toàn và thuậnlợi ở những nơi đông đúc là việc phải làm và nên khẩn trương làm. Đã có thống kêtrong mấy năm gần đây, số người đi bộ qua đường bất cẩn hoặc không đúng luật đãbị thiệt mạng là rất đáng báo động.
- Tuy nhiên, nhiều ý kiến đangphản đối vị trí đặt các cây cầu bộ hành mà Hà Nội sắp triển khai, quan điểm củaông về việc này như thế nào?
Những nơi định làm tiếp các cầuvượt cho người đi bộ an toàn qua đường nên là những tuyến phố đông xe, đườngrộng, tốc độ dòng xe hỗn hợp cao, dễ xảy ra va chạm và hay ùn tắc. Ở những nơicó mật độ người đi bộ rất cao như cạnh các trường học, bệnh viện, chợ - trungtâm thương mại... thì cầu bộ hành là rất thích hợp. Việc tận dụng các công trìnhnày như thế nào, theo tôi lại thuộc một chủ đề khác, như văn hóa tham gia giaothông, chấp hành luật lệ giao thông... Người khôn bao giờ cũng nên chọn cách điđường đúng luật giao thông và an toàn (!)
- Xin cám ơn ông!
|
|
Theo