Lưng lửng chiều làlúc ông Việt lôi tấm chiếu đơn trải ra hè, ngồi tựa cột hiên, ngắm cây vườn "yênnghỉ" sau mùa bão. Lúc ấy, nắng đã nhạt, hơi nóng đã oải.

Làn gió thoảng quađung đưa những đốm nắng rớt lại góc sân, nơi mấy chú gà choai đang lẩn thẩn tìmmồi. Một vài giờ ngồi thiền là chuyện bình thường. Nếu không có lũ ruồi đến quấyquả, trông ông như một pho tượng cổ...

Ngày còn trẻ, người làng rỉ rónnhau: Tayấy điển trai, gương mặt Phật. Giờ già ốm chắc là khuôn mặt La Hán, ai buồn ngóngàng. Mấy chú gà thấy chủ không tỏ vẻ dữ dằn, quẩn quanh nhặt hết những xácruồi dưới đất, quẹt quẹt mỏ. Vẫn thấy chủ ngồi yên, chúng liền túm tụm mổ mấyđầu ngón chân nơi có những vẩy da trắng bợt. Đau đau, buồn buồn, ông co chân lại,miệng cười làm những nếp nhăn trên mặt giãn ra. Hai thằng con ông hồi nhỏ cũngtương tự, cứ thấy lúc nào bố vui vẻ, vuốt ve âu yếm, chúng liền nì nèo: "Bố chocon đi chơi đi. Con được điểm 10 bố thưởng gì nào?". Rồi chúng xòe mười đầu ngóntay ra trước mặt ông, nghĩa là 10 đồng để mua quả bóng về đá như ông từng hứa.Thôi thì, trẻ cậy cha… lẽ thường tình là vậy.

Từ trong nhà, bà Ngàn mang ra cốcnước, lưỡng lự đôi chút mới lên tiếng: "Em mang cả ấm chén cho mình nhé?". "Vẽchuyện!". Bà chăm ông. Ông thì ngại phiền. "Vậy thì có chiếu trải sẵn, mình nằmxuống em mát xa cho". Bà khẽ gật đầu chừng thăm dò ý chồng. Lưng mỏi như muốnrời từng đốt xương sống. "Phiền quá!" - Nói vậy nhưng ông lại xoài tấm thân ốm oxuống hè. Phút chốc cái lưng ông thành "thao trường" cho đôi tay ấm mềm của bàlướt qua, lướt lại. Nào là cua bò, lại tôm nhảy, rồi lươn trườn…Taylàm đến mục nào môi bà bầm bậm những từ đó như sợ không thế sẽ quên mất thứ tựcông việc. Ông nằm im lìm như "tiêu bản y học", còn hồn vía bay chín tầng trời.

Ngày trai tơ, cánh đàn ông sốngđộc thân nhà tập thể cơ quan, chiều chiều nổi lửa thường cắt cử Việt sang phòngmấy em chưa chồng xin đủ thứ mắm, mỡ, mì chính… "Leo thang" đến mức có hôm xincả lạc về rang để nhắm rượu. Việt cũng ngại lắm. Đấng quân tử ai lại cúi mìnhtrước những nhỏ nhen đời thường. Tính anh nhút nhát, cả nể. Mỗi lần như vậy Việtthường đánh mắt về phía anh Lực - trưởng phòng, ý thăm dò. Thấy Lực quay lạicười, không biết cười đồng tình hay khiên cưỡng, đành đi. Chết cái, lần nào đicũng được việc. Các cô đều nghĩ: Cho một tí, nhìn được một tí hoặc chạm vào mộttí "của hiếm hoi" ấy không đến nỗi phải thiệt thòi. Sau cuộc chiến, thanh niênnhư anh hiếm hơn vàng sa khoáng cuối nguồn. Có chồng đối với các cô ngày ấykhông đơn thuần chỉ là duy trì nòi giống mà còn vênh vác với đời. Mấy em phònghành chính, căng tin nhí nhảnh lắm, còn trẻ mà, thi thoảng sà vào chỗ Việt "tiếpthị": "Anh có mua xà phòng, thuốc đánh răng không?".

Thời bao cấp cái gì chả thiếu,còn hỏi. "Anh có tiền cho em ứng mấy chục, cuối tháng trả liền?". Vay là cái cớđể thăm dò tình cảm. Có cô còn bả lả: "Bọn em mê cái đầu thi sĩ của anh lắm".Thế rồi không chờ đồng ý, các cô chen lấn nhau đứng sau anh đưa các ngón tayvuốt tóc, rẽ ngôi trên cái đầu ấy. Có khi đứng gần đến mức chạm cả ngực vào lưnganh. Anh vẫn không nói gì, hiền đến thế là cùng. Những "pha" ấy không qua đượcmắt trưởng phòng. Lực thường xuất hiện đúng lúc, các cảnh diễn tương tự đều chấmdứt ngay. Họ túa về, mồm miệng như chèo bẻo. Khi chỉ còn mình Việt trong phòng,anh Lực nói bâng quơ: "Bắc thang lên hỏi ông trời, tiền cho gái mượn có đòi đượckhông?". Sau này Việt mới biết anh trưởng phòng có cô em gái chưa chồng. Và, sẽcó một vòng kim cô dành cho anh. "Vòng kim cô" đó chính là bà Ngàn bây giờ.

Mẫu đơn đỏ
Minh họa: Ngô Xuân Khôi.

Trưởng phòng mời nhânviên mới về thăm "quê tớ", Việt không có lý do để từ chối. Việt cũngláng máng nhận biết ý đồ của Lực qua anh em cơ quan. Nhưng không ai dámnói phớ ra. Vuốt mặt còn nể răng. Một hôm, rà soát hồ sơ nhân sự để thayđổi một vài vị trí cán bộ, lúc nghỉ uống nước, Lực giãi bày với Việtchuyện nhà để anh em gần nhau hiểu thêm. Em gái Lực yêu một anh cùnglàng từ thuở hai người học trường huyện. Gia đình đôi bên đã hoạch địnhviệc cưới xin để anh yên tâm nhiệm vụ, cô Ngàn sớm có nơi có chốn. Nhưngviệc quân sự ai mà lường trước được. Chú rể tương lai nhận lệnh lên đơnvị gấp. Đám cưới cũng phải hoãn gấp. Trong thời gian đôi trai gái yêunhau, mong ngóng từng ngày tin tức về nhau thì đùng một cái, hai nhà nổra xung đột. Chuyện chung quanh việc tranh chấp đất đai ở nông thôn xảyra thường tình như chuyện mất gà, lạc chó. Người ta có thể nhịn ăn đểgiúp nhau khi đói túng, thất vận, nhưng không thể dịch bờ rào nhà mìnhnhường - dù một phần đất của tổ tiên - cho người ngoài. Tranh cãi mãikhông hòa giải được, cơn tức giận bùng lên, hai ông bố đã "nói chuyện"với nhau bằng đòn càn, đòn xóc. Cũng còn may, không xảy ra án mạng. Cuốinăm, bố cô Ngàn phát bệnh qua đời. Trước khi tạ thế, ông đã không đổi ý,còn dặn thêm vợ con: "Tao dù chết cũng không gả con Ngàn cho nhà nó. Hãynhớ lấy!".

Bẵng đi một thời gian, chừng quákhứ bớt nặng nề, người yêu cô Ngàn lò dò về, khắp người thương tật. Trông dánghình anh không còn nguyên vẹn như xưa, ai cũng nghĩ: Sao con người tàn ác vớinhau đến vậy. Những người như anh đang cần sự sẻ chia, nâng đỡ của bà con làngxóm.

Năm ấy, nhân giỗ ông Hoạch (bố côNgàn), bà Hoạch làm mấy mâm cơm mời các cụ trong họ tới dự, trước là để thỉnhcầu vong linh ông hãy thương các con mà bỏ qua tất cả, sau là để trong xóm ngoàilàng chứng dám cho đôi con trẻ có cơ may về sống với nhau. Cắm xong nhang, lạyba lạy, anh Lực con trai trưởng đang lầm rầm khấn thì đột nhiên con chó ở đâu xổvào ngoạm cổ con mèo. Con mèo tung móng vuốt gỡ đòn rồi hốt hoảng phóng buột lênban thờ làm mâm cơm cúng ông Hoạch đổ sụp xuống. Những ai có mặt hôm đó đều dựngtóc gáy, sởn da gà, ngác ngơ ngước theo con mèo đen đang thu mình lặng lẽ ngồitrên xà nhà. Hai mắt nó tròn xoe, sáng như đèn pha rọi xuống đầy vẻ hằn học,thách thức. Thế là lời cầu không linh ứng. Ai dám bước qua câu nguyền?

Quê Lực cũng như bao vùng quê sauchiến tranh. Ở đây, nhà nào đêm đêm cũng sáng đèn và cửa mở, ý chờ đợi người từmặt trận về… Cánh cửa mỗi nhà như đồng tiền hai mặt sấp và ngửa phân định sốphận từng nhà, từng người. Vào tới sân, có vợ và mẹ Lực ra đón. Trời tối khôngrõ mặt, chỉ rõ dáng hao gầy, lam lũ. Một lúc sau có thêm người từ bếp mang chiếcđèn dầu nữa lên nhà, bước vào phòng trong. Anh Lực gọi giật giọng: "Ngàn, Ngàn…Mang đèn đây!". Đèn gần, khuôn mặt cô gái phát lộ: Tròn ửng lên như trái đào,mắt to mở cái nhìn lạnh, đôi môi dày dán chặt vào nhau. Mái tóc buông, thoảnghương bưởi mơ màng, gần gũi mà xa xôi. "Gái quê nguyên mẫu" - Việt thoáng nghĩ.

Nghỉ ngơi qua chầu nước vối mầunâu sậm, hai người ra ao rửa chân tay. Khi vào, trên bàn cơm đã dọn như có côTấm trong nhà. Biết ý, mọi người đã đi nghỉ. Tâm điểm bữa ăn là đĩa thịt gà kho.Thời buổi này thịt gà là "mỹ vị" - gia đình chắc có chuẩn bị. Gắp miếng thịt vàobát, Việt ngước lên nhìn ban thờ, nghĩ về con gà từ trên đó nhảy xuống (quachuyện anh Lực kể ngày nào). Ăn mà thấy chờn chợn, đắng nghét nơi miệng. Bi kịchđáng thương ở chỗ: Hận thù không chịu cởi, rồi không ai dám cởi để hôm nay Việtcùng rơi vào tình trạng khó xử này.

Đêm quê tĩnh mịch. Chỉ có tiếngthở là vẫn thức. Cái tĩnh mịch ớn lạnh giữa hai "trận đánh". Đâu đó, có cung đànai gảy vào khuya nghe mơ mộng buồn. Việt đẩy cánh cửa sổ phía sau nhà. Tiếng đànnghe rõ hơn bởi hợp âm bổi hổi có những nốt trầm, thật trầm. Cũng lạ, sao tiếngđàn nghe quen quen. Chỉ khác tiết tấu chậm lại, giai điệu mượt mà hơn, đựng chứaẩn ức thầm kín. Trôi theo dòng âm thanh ấy, miệng anh lẩm nhẩm từng ô nhịp. Đúng!Nhạc rất khớp với ca từ chính anh đã viết. Viết về một người bạn hy sinh trongchiến tranh trên một quả đồi đỏ rực hoa mẫu đơn: "Xanh xanh mãi mẫu đơn ơi,trong bom đạn hoa đỏ tươi kết lời…". Tiếng đàn ru một thời đã qua và anh bập bõmvào giấc ngủ, mướt mát mồ hôi.

*

Rồi đến một hôm Lực nhắc Việt nhưnhắc việc công: "Tình hình sao? Ý cậu thế nào?". Rồi anh hạ giọng, tình cảm: "Ngànkhông đẹp, được cái khỏe khoắn, nết na, đằm thắm, với cậu là hợp. Nếu chú tánthành (Lực đã đổi cách xưng hô) anh sẽ xin việc cho cô ấy trên này, làm hànhchính ở cơ quan bên rồi đưa dần về đây cho tiện, sau đó anh sẽ lo chỗ ở cho haivợ chồng". Việt bị bất ngờ quá đâm hoảng. Nhanh đến vậy và thái độ "ông anh"thẳng thừng đến vậy. Ngồi lặng đi mấy giây, lấy lại bình tĩnh, Việt nói: "Cáinày không vội được anh ạ, để em suy nghĩ thêm vì chúng em chưa hiểu gì về nhau"."Ối trời ơi, việc gì phải kỹ thế! Như vợ chồng mình đấy, cứ lấy xong là yêu tuốt".Lại phải sống trong những ngày dài "cấm vận", mệt mỏi, tẻ nhạt. Nhiều gót hồnglặng lẽ lướt qua, cái nhìn để lại. Việt cảm thấy lòng mình cứ thương thương nhớnhớ một ai đó không định hình, không âm sắc… Tóc anh dài nhanh. Người hình nhưtăng cân mặc dù ăn uống kham khổ. Thời gian này anh muốn gần gũi Quang nhiều hơn.Người chơi đàn đêm khuya khoắt ấy chính là Quang.

Sau cái đêm ngủ chập chờn, sángra Việt đi tìm người gẩy đàn theo "góc phương vị". Căn nhà vọng ra tiếng đàncũng rất gần, chỉ cách nhà Lực một mảnh vườn rộng phía sau. Người gẩy đàn đangngủ ngồi, lưng dựa vào thành giường, tay vẫn ôm ghi ta. Chắc nghe bước chânngười, chủ nhà hắng giọng rồi hỏi nhỏ: "Ai đó?". Việt khom lưng, im lặng lắngnghe. Đúng giọng Quang rồi, đúng cả dáng Quang ngồi dựa vào vách hầm hát ngàynào. Nhưng gương mặt sao lại biến dạng thế kia. Việt sực nhớ lúc bị thương, máuở mắt trái Quang chảy ròng ròng. Anh nảy ra ý định chơi trò ú tim, miệng phát ratừng từ một: "Mẫu - đơn - đỏ - đây!". Như đã chờ đợi từ lâu, chủ nhân thốt lên:"Ôi! Lẽ nào là Việt, sao mày lại đến được đây?". "Bởi tiếng đàn của mày đấy: Baycao cánh mẫu đơn ơi, qua khói lửa hoa đỏ tươi giữa đời…". Họ sung sướng ôm chầmlấy nhau, tình cảm trào dâng. Những dòng nước mắt của Quang lại chảy ra từ nơitrước kia dòng máu từng chảy. Quang mù cả hai mắt. Anh nhận ra Việt từ đôi bàntay sờ nắn khắp thân thể bạn. "Đúng Việt thật rồi. Việt Trường, mà không còn "trường"nữa, đúng không?". Và ngay lập tức họ cùng nhau hát bài "Hoa Mẫu Đơn đỏ". Bàihát này ra đời từ bài thơ của Việt do Sinh phổ nhạc. Sinh đã trút hơi thở cuốicùng trên tay Việt và Quang. Quang là người thể hiện ca khúc với chiếc đàn ghita chỉ có hai dây rê và si. Vì chỉ có hai dây nên âm thanh phát ra như "đàn xẩm".Lính đặt cho Quang cái tên mới "Quang xẩm". Ai ngờ tên vận vào thân phận cả ba:Sinh thì chết. Quang xẩm thì mù, còn Việt Trường…

Việt dìu Quang ra sân đón nắngmặt trời. Lúc đó, anh thêm tường tận về bạn. Quang gầy đen nhiều, nét buồn hiệnrõ trên khuôn mặt biến dạng. Vẫn một mình một bóng, coi ngôi nhà cổ năm gian khábề thế các cụ xưa để lại. Nhà rộng, vườn rộng, không sao xóa được tâm trạng bứcbối, tù túng; chẳng khác con chim khát khao tự do nhốt trong lồng đẹp muốn baymà không thể cất cánh. Việt an ủi bạn: "Thôi mày ạ, trời đất bao la, mênh mônglắm, sức mình đến đâu thì bươn đến đó".

Phía nhà anh Lực dội lại tiếngtrẻ nhỏ reo hò. Thấp thoáng dưới hàng cây roi có người cởi trần chạy quanh bờ ao.Quang bảo: "Chắc nhà ông Lực đánh cá, thế cậu chuyển ngành về chỗ ông ấy à?"."Ừ!". Việt đang dõi mắt phía ao, phát hiện ra điều lạ lẫm, thảng thốt: "Có ngườikhông mặc cả quần nữa cậu ạ!".  "Có gì mà lạ, cậu còn nhớ không, những năm thángđóng quân ở rừng chúng mình chẳng tổng ngổng, tồng ngồng tắm suối đó sao". Vìkhông nhìn được những gì đang diễn ra xung quanh nên Quang hồi tưởng quá khứ.Rừng đại ngàn như cái phông lớn quây lấy họ. Có thể gọi đó là cái buồng tắmkhổng lồ mà thiên nhiên ban tặng cho lính. Chọn nơi vắng vẻ, đặc biệt là ít gặp"tiên cô", họ bầy ra nhiều trò giải trí khác đời. Hôm ấy, sau một hồi quẫy đạpdưới dòng nước mát, trong vắt; trong đến mức nhìn rõ được từng ngón chân củamình lẫn với những hòn sỏi dưới lòng suối; Sinh đề xuất trò đo cái của quí xemđứa nào dài. Quang bảo: "Cần gì phải làm vậy, cứ nhìn người cao thấp mà đoán, tỉlệ thuận mà. Khi đúc ra loài người, Thượng đế đã tính chán". "Chưa chắc, Thượngđế cũng có lúc nhầm, lúc quên" - Sinh bảo vậy. Thế là cuộc thi được tiến hànhngay tức khắc và, người được trao "vương miện" là Việt, cho nên mới có biệt danh"Việt Trường". Thằng Sinh đạt giải "á hậu" vì của nó tạo dáng đẹp. Hôm thằngSinh chết, cái của quí ấy thun lại như con ốc bươu. Nhắc đến những ngày ở quân yviện điều trị thương tật, họ còn kể về cậu thương binh nào đó bị vào "chỗ ấy".Cô y tá trẻ quấn băng cầm máu mãi không xong, cứ quấn rồi bông băng lại tuột,không hoàn thành nhiệm vụ, ngồi khóc…

Chuyện đang vào lúc rôm rả thìLực cho lũ trẻ con sang gọi Việt về ngay. Họ bịn rịn chia tay, hẹn sớm gặp lại.

Mải tầm phào với nhau, hai ngườiđâu biết cô Ngàn ngấp nghé trong bếp nhà Quang từ đầu đã chứng kiến hết mọichuyện, thế là lộ bét.

*

Sau buổi chiều bà đấm lưng choông ở ngoài thềm, ông hỏi: "Ngày đó bà nghe thấu tôi và chú Quang nói chuyện vớinhau chứ?". Bà bảo: "Nghe bập bõm câu được, câu mất. Những điều có vẻ bí mật mớihiểu láng máng vì các ông nói cứ nửa đùa nửa thật". "Vậy bà có bực khi biết ôngLực ép tôi không?". "Biết ép thế nào mà bực?". " Ông ấy nói thẳng, nếu khôngnghe ông ấy tôi sẽ phải nghỉ việc, chỉ còn cách ra Hồ Tây câu cá mà sống!". "Trờiạ! - Bà kêu lên sửng sốt - Gì mà quá đáng với nhau thế!".

Thở ra một hơi dài, ông thủngthẳng như thấm mệt: "Nghĩ cho cùng bà với tôi lấy nhau là do duyên số, do tổtiên đôi bên vun vén, sắp đặt, nên tôi không oán thán ai. Các con mình nuôi nấngđều phương trưởng, hiếu đễ cả. Thuận lòng các cụ mới được vậy. Thằng lớn tínhnết có rù rì một chút, ở với chú Quang không còn gì phải lo. Thằng nhỏ công tácgần nhà, chủ nhật vợ chồng nó về với bà, sau này ở đâu tùy chúng nó. Mình cũngchẳng sống mãi được mà định đoạt". Ông nhấc tay đặt lên ngực mình ho khan mấytiếng. Bà bật đèn phòng lấy nước cho ông rồi tắt máy lạnh. Căn phòng ấm dần lên.Bên nhà hàng xóm, bọn trẻ đang xem đá bóng, thỉnh thoảng lại hò reo om sòm. VTV3họ phát suốt cả đêm. Thấy ông nằm im, lâu lâu bà lên tiếng: "Thiên hạ người tavẫn đàm tiếu: Tò vò mà nuôi con nhện… hẳn đến tai mình, vậy mình nghĩ thế nào vềem?". Vẫn im lặng.

Trong ánh đèn ngủ, khuôn mặt bàkhi ấy sáng tròn như trăng. Mắt ông vẫn đăm đăm nhìn lên trần nhà, nơi có haicon thạch sùng đang giao phối, như bị thôi miên. Con thạch sùng đực vật đuôinhịp nào thì ông theo nó thở ra nhịp đó. Rồi đột nhiên ông nghiêng lại, đưa tayvắt qua người bà. Trong quầng đèn mờ ảo họ là đôi trẻ đêm tân hôn. Cử chỉ ấy củaông khiến bà yên lòng: "Em yêu anh Quang từ dậy thì. Sau hai nhà mới trục trặc.Đã vậy, khi từ mặt trận về, những vết thương làm biến dạng toàn bộ khuôn mặt anhấy, trông dễ sợ. Sợ đến mức gặp anh Quang ngoài đường bọn trẻ bỏ chạy. Anh ấyđàn hát hay, chúng chỉ túm tụm ở đầu ngõ lắng nghe chứ không dám vào nhà. Emthấy cũng nản. Rồi tình thương cứ lấn dần tình yêu. May nhờ có mình gỡ rối. Saungày mình lấy em, tình cảm của em trước kia với anh Quang cứ san sẻ dần sang chomình, san đến mức em không thể sống thiếu cả hai người".

Căn phòng lại chìm vào tĩnh lặng.Trong đêm, tay bà lần tìm tay ông như tìm sự chở che, vỗ về. Bàn tay ông lúc đólạnh ngắt, vô cảm. Bà thột mình, hốt hoảng áp tai lên ngực chồng. Hơi ấm vẫn còn.Nhưng con tim đã ngừng đập. Ông "ra đi" chưa trả lời câu hỏi của bà mà khuôn mặtvẫn thanh thản như không còn nợ nần gì ở nơi trần thế.

Người đến dự đám tang đông hơnđám cưới ông ngày nào. Trước linh cữu đã có một vòng hoa thật lớn của ngườithương binh mù vừa ở quê ra, kết bằng nghìn bông mẫu đơn, tiết liệt đỏ. Hươnghoa mẫu đơn khiêm nhường, thoảng nhẹ hòa cùng khói hương trầm, bay lên...

Truyện ngắn của Vũ Am
VNCA