Buổi tối cơm nước xong, ông Ngànói với hai cậu con trai:
- Mai chủ nhật, thằng Thông đưa thằng Thực đến cảm ơn người ta đi.

Thông không hiểu hỏi lại:
- Con đã đưa bố đến đấy hai lần, thế là nhà mình chu đáo lắm rồi, cần gì phải đinữa?
- Bố đi là việc của bố, không thể thay cho thằng Thực được.

Câu nói của ông Ngà ngắn như hạkhẩu lệnh, buộc phải chấp hành. Thông đứng lên đi về phía em trai:

- Thế nào, mai đi được chứ?

Thực nửa nằm, nửa ngồi trêngiường, đưa tay vuốt tóc:

- Anh cho địa chỉ, tự em đến cũngđược.

Ông Ngà đặt chén nước xuống bàn:

- Mày chưa khỏe hẳn, phải để anhnó đưa đi.

"Người ta" là câu ông Ngà dùng đểchỉ Hồng. Hồng sống ở thành phố. Gia đình ông Ngà mới biết và coi anh là ân nhântừ hôm hội làng mười chín tháng ba. Hôm ấy mưa xuân lui phui, bỗng nhiên ngớthẳn. Nắng lên, chim sẻ ri bay về đậu trên mái đình chíu chít. Cỗ bàn xong, nhưđã thành thói quen, bà Bổng dẫn cái Hằng đi chơi, ông Ngà ngồi hút thuốc làovặt, Thông nằm dài trên ghế xem tivi. Còn Thực chẳng thèm uống nước, cậu ta nhảyphốc lên xe máy, gạt chân chống rú ga phi vèo vèo ra ngõ. Khi cái màu đỏ củachiếc xe máy như vệt sao băng khuất hàng rào bông bụt thì cũng là lúc tiếng kêuhoảng hốt vọng lên. Tiếng của ông Dậu em họ ông Ngà: "Ối làng nước ơi, thằngThực lao vào gốc cây rồi, c...ứ...u...". Ông Ngà bủn rủn cả người, khuỵu xuốngnền nhà. Thông không kịp nghĩ ngợi gì, lao ra ngõ. Đã có vài người chạy đến.Trước mặt họ, cảnh tượng rùng rợn hiện ra. Thực quằn quại trong vũng máu, cáchđó vài mét là gốc cây sấu già tróc vỏ, tươi nguyên, và chiếc xe chỉ còn như đốngsắt rúm ró. Sau phút sửng sốt, như bị bó chân, bó tay, mọi người choàng tỉnh.Ông Dậu bảo: "Chúng tao băng bó, còn thằng Thông gọi điện thuê xe đến ngay, đưanó đi cấp cứu".

Thực đến viện, được đưa vào phònghồi sức cấp cứu. Mọi người ngồi đợi ngoài hành lang, tưởng lâu đến cả thế kỷ.Chợt ông bác sĩ bước ra tháo khẩu trang: "Não không bị chấn thương, anh ta có mũbảo hiểm phải không?". Thông gật đầu xác nhận. Ông bác sĩ nhìn thoáng một lượt,đếm số người: "Bệnh nhân mất máu quá nhiều, người nhà chuẩn bị tinh thần hiếnmáu". Chỉ chờ có thế, cô y tá thông báo: "Mời các bác lần lượt vào đây, để tôilấy mẫu máu". Một vài ánh mắt e dè. Thông nhận ra, anh nghẹn ngào: "Ở đây có báckhông phải họ hàng, nhưng cũng là người cùng làng, cùng xóm, tối lửa tắt đèn cónhau. Xin các bác cứu lấy em cháu".

Nghe Thông nói, không ai nỡ bỏđi. Lại những phút chờ đợi, ruột gan nóng như lửa đốt. Mười hai giờ, cô y tá lóđầu ra:

- Ai là người thân của bệnh nhânThực, vào trưởng khoa gặp.

Thông đứng lên đi như chạy đếnphòng cấp cứu. Ông bác sĩ gỡ kính:

- Đã có đủ tám mẫu máu của ngườinhà, nhưng đều không tương thích. Bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm, thiếu khángnguyên Rh. Ở ta mười nghìn người mới có hai, ba người mang nhóm máu này. Bâygiờ, tình trạng của bệnh nhân là hết sức nguy kịch, nếu không được tiếp máu, tôie viện phải bó tay.

Thông như bị rút hết hồn vía, mụmị, chỉ biết hết đứng lên lại ngồi xuống. Từ ngoài cửa, ông Dậu bước vào:

- Thôi trăm sự, nhờ bác sĩ xem ởđâu có loại máu ấy, tốn kém thế nào cũng xin anh mua giúp.

- Hôm nay chỉ cần bệnh viện nàođó trong khu vực, hoặc liên kết còn máu đó dự phòng, thì chúng tôi làm gì phảilấy mẫu máu của người nhà bác. Đây là trường hợp bất khả kháng.

Ông Dậu tái mặt:

- Vậy là cháu tôi khó mà quađược?

Không có tiếng trả lời, chỉ thấyông bác sĩ lặng lẽ gật đầu. Ông Dậu nấc lên. Tiếng khóc như lây lan, ngoài hànhlang ai cũng ràn rụa nước mắt. Bỗng có tiếng reo rất nghịch cảnh của cô y tángồi máy tính: "Đây rồi, đây rồi, để tôi điện cho anh này trong câu lạc bộ nhữngngười có nhóm máu hiếm, xin cứu giúp". Tiếng nức nở, sụt sịt của người nhà bệnhnhân ngưng bặt. Tất cả xô đến đứng vây quanh cô y tá, hồi hộp chờ đợi. Kết thúccuộc gọi, cô y tá đặt điện thoại xuống bàn: "Xong rồi. Báo cáo trưởng khoa, anhHồng sẽ đến ngay bây giờ". Ông trưởng khoa mỉm cười: "Thế thì khác gì cậu Thựcđã được trời cứu".

Máu hiếm
Minh họa: Ngô Xuân Khôi.

Sáng chủ nhật, ông Ngàgọi hai anh em Thông dậy từ rất sớm. Đường làng sương vẫn còn giăng kín.Trời se lạnh, có tiếng vạc kêu trên khoảng không chật những đụn mây vầnvũ. Thông khởi động xe:

- Thời tiết thế này liệu có mưakhông?

Thực lắc đầu:

- Cả tháng trời đất cứ thế này,mà đã hôm nào mưa đâu?         

- Thế thì đi nhé - Thông nhấn ga.Chiếc xe máy mất hút vào màn sương sớm dày đặc.

Đã lâu hai anh em Thông mới đượcgặp nhau, bởi kẻ Bắc người Nam. Thông là công nhân đóng tàu trong Tp Hồ ChíMinh, còn Thực nghe nói, cậu đang làm thợ sơn trên thành phố. Hai anh em khổ từbé, khổ bởi cái tổ ấm gia đình quá nhiều dông bão. Ông Ngà có đến ba đời vợ. Bàcả là mẹ của hai anh em Thông. Năm ông Ngà đi đãi vàng tận miền Trung, ba mẹ conở nhà, một sáng thức dậy con không thấy mẹ. Mãi sau này Thông và Thực mới biết,mẹ đã đi theo chú lái xe xuyên Việt. Khi đi bà cuỗm sạch mười sáu cây vàng mà bốbao năm lặn lội tích cóp. Bà vợ thứ hai, ông Ngà đưa từ bãi vàng về, lúc bà cảbỏ đi được khoảng một năm. Bảy tháng sau bà sinh em bé. Ông Ngà bấm đốt ngóntay. Hai cái tát lên mặt bà vợ trẻ. Bà thú nhận đứa bé không phải sản phẩm củaông, rồi tự giác bế con ra khỏi nhà.

Năm trùng tu lại đình làng, nghelời khuyên "con chăm cha không bằng bà chăm ông", "Bút còn mực, thì nên viếttiếp tập ba", ông Ngà quyết định đón cô Bổng về. Cô Bổng kém ông gần hai giáp,phốp pháp, tóc dài tận mắt cá chân. Khi có bầu, không giống bà cả, cũng chẳnggiống bà hai, bà ba nghỉ làm, đòi ăn theo thực đơn và bốn ngày phải có một quảtrứng ngỗng. Ba bố con Thông suốt ngày phải lặn lội làm cho bằng được cái thựcđơn ấy. Đúng chín tháng mười ngày dì Bổng sinh em bé, nó đái ngồi nên được quýnhư công chúa. Trước làm để nuôi bốn miệng ăn, ông Ngà đã thấy mệt mỏi, giờ cóthêm miệng bú, lại chỉ bú sữa ngoại nhập, mỗi ngày một giá không biết xoay xở rasao. Bí bách ông trút mọi bức xúc lên hai thằng con trai "dài lưng tốn vải".Thông, Thực liên tục bị những trận đòn vô lý, "thừa sống thiếu chết".

Sữa dì Bổng cho em ăn rớt trênbàn, hai đứa không biết để kiến bu, bố lấy roi mây vụt tới tấp. Than tổ ong đốtbếp hầm xương cho dì cháy không đượm, bố dang tay tát nảy đom đóm mắt. Một đêmThông bấm tay em: "Tao nghĩ chán rồi, anh em mình phải đi làm, chứ để bố nuôibáo cô kiểu này thì còn khổ". Thực gật đầu. Mấy ngày sau có mối, hai anh em nhéthết sách vở vào bao tải, ấn xuống gầm giường. Thông lên tàu theo bạn vào Nam,Thực đón xe cùng Đồng - người xóm Hạ lên thành phố. Năm ấy Thông mười bảy, Thựcmười bốn, vẫn đang ở tuổi vị thành niên.

…Sương đã tan, phía Đông mặt trờibừng lên hứa hẹn một ngày nắng đẹp. Chín giờ anh em Thông đến ngõ nhà Hồng.Thông bảo:

- Cái cổng xanh trước mặt là nhàanh ấy đấy.

- Tưởng thế nào, khu này khác gìnhà quê đâu? - Thực nhận xét.

Ngôi nhà có cái cổng xanh màThông chỉ ở cuối con ngõ, được thiết kế hai tầng, lưng dựa vào ngọn núi thấp,khuất lấp trong vườn cây ăn quả xanh nhức. Thông bấm chuông. Sau tiếng binhbông, vọng xa như tiếng chuông chùa, một thanh niên cao gầy hiện ra. Thông bảo:

- Anh ấy đấy.

Thực đang đứng chính diện vớicánh cổng, vội né người sau bức tường như cố ý lánh đi, mặt trắng nhợt. Thấy lạ,Thông hỏi:

- Mày làm sao thế? Biết anh ấyrồi à?

Thực lúng túng:

- Không, không. Nhưng nhưngc...ũ...n...g... là biết.

- Biết bao giờ? - Thông hỏi dồn.

- Biết hôm ở bến xe buýt 54, khianh ấy bị trộm móc mất ví, thất thần xin mà cả xe không ai nói gì.

Thông cười:

- Tưởng to tát, chứ chuyện ấy quáthường. Tao đã mất cả thẩy bốn con di động khi đi xe buýt rồi đấy.

Hồng đã đến bên cánh cổng, anhcười:

- Xin chào, xin chào.

Thông kéo tay em đến trước mặtHồng:

- Đây là Thực em trai em, ngườimà anh đã cho máu.

Hồng xô đến ôm lấy Thực:

- Cậu ấy đây à, khoẻ hẳn rồi chứ?Này, trong khoảng mười ngàn người, thì chỉ có thể tìm được hai người cùng nhómmáu như anh em chúng tôi thôi đấy. Hiếm không, hiếm không?

Thái độ hồn nhiên, ồn ào, đằmthắm của Hồng làm hai anh em Thông ứa lệ.

*

Một giờ sáng Thực vẫn không ngủđược. Ba lần cậu dậy ngồi lặng lẽ đốt thuốc. Thông cằn nhằn:

- Mày không ngủ thì cũng đi nằmđể tao chợp mắt.

- Mai mấy giờ anh đi?

- Ơ cái thằng này. Lúc đi thămanh Hồng về bố bảo, ba rưỡi sáng dì Bổng dậy nấu cơm, ăn xong năm giờ mày đưatao ra quốc lộ đón xe. Mày quên rồi à?

- Không phải quên mà em hỏi lạicho chắc. Đêm nay em không lòng dạ nào mà nhắm mắt. Anh có dậy để nói chuyện vớiem được không?

Thông chồm dậy:

- Có chuyện gì thế?

Thực ngồi phịch xuống ghế:

- Em là người đã lấy cái ví củaanh Hồng.

 Thông thảng thốt gạt tấm chăn ragóc giường:

 - Thì ra ba năm nay mày không điquét sơn mà đi móc túi?

Thực ôm lấy đầu, mắt ngước lênnhư kẻ vô hồn:

- Vâng, đúng là như thế. Đêm ấykhông như anh Đồng hứa, đưa em đến chỗ trọ để sáng hôm sau đi làm, mà anh ta dẫnem đến một nhà nghỉ. Ấn tiền vào tay em, anh ta bảo: "Đây là tiền công ứngtrước, chú cứ nghỉ ngơi vài ngày, rồi đi làm cũng chưa muộn". Lần đầu tiên trongđời có tiền, em sướng vô cùng. Ngày thứ nhất Đồng dẫn em đến công viên nước,ngày thứ hai đến nhà nổi, ngày thứ ba đi siêu thị mua sắm. Ngày thứ tư, anh tađưa em leo lên tầng năm, một ngôi nhà có những người thợ sơn đang bám vào tườngnhư những con thạch sùng. Đồng bảo: "Trước anh làm ở đây nhưng ngày công chẳngđủ ăn, nên đã bỏ đi làm việc khác". "Sao tiền ứng cho em tháng đầu mà lại nhiềuthế"? - Em hỏi vì nghĩ Đồng nói không có lý. Anh ta trả lời: "Số tiền ấy là củaba tháng đấy chú ạ". Rụng rời cả người vì em nhẩm tính, mới ba ngày mà đã tiêuquá nửa. Như biết được tâm trạng của em, anh ta động viên: "Ở đây thiếu gì việc,không thích việc này thì tìm việc khác. Nói thật, số tiền anh đưa cho chú, chỉbằng một tháng lương của anh thôi". Không tính toán gì, em đề nghị: "Cho em đilàm như anh được không?". Đồng gật đầu. Thế là em theo anh ta. Khi ngoái đầunhìn lại thấy người thợ sơn vắt vẻo trong cái nắng như đổ lửa, em nghĩ mình đãquyết định đúng.

Tối ấy, Đồng dẫn đến phòng em mộtngười đàn ông to béo, mũi lõ, nói tiếng Việt eo éo. Anh ta bảo: "Đây là ông chủcủa chú, cứ làm theo những gì ông ấy bảo, chú sẽ có tiền". Ngày ấy em còn ngungơ, mãi sau này mới biết mình đã bị lợi dụng quan hệ với người đồng tính. Emlàm việc ấy hơn một năm, khi lão mũi lõ về nước, Đồng hỏi: "Chú có muốn tìm việckhác không?". Đang mong thoát khỏi công việc ấy, em gật đầu. Đồng dẫn em đến gặpmột người đàn bà tầm bốn mươi tuổi, to béo, phốp pháp hơn cả dì Bổng. Đồng giớithiệu: "Chị đây là chủ một nhà hàng lớn, chú muốn đến đó làm thì nói với chịấy". Em theo bà ta vào phòng, Đồng khép cửa ra về. Người đàn bà xưng hô với emrất lạ: "Việc thì có gì phải lo, mình cứ ngồi uống với tôi chén rượu đã". Bà talấy trong tủ lạnh ra rất nhiều đồ, ép em ăn uống. Uống đến đâu người em rạo rựcđến đó, không kìm hãm được... Sáng ra thấy hai người trần như nhộng, ngượng quáem chồm dậy. Bà ta kéo xuống: "Mình là của em rồi đấy nhé. Phòng này thuê dàihạn, mình cứ ở đây hai ngày tôi đến một lần". Lúc đó em đã nghĩ, khi bà ta về emsẽ biến ngay. Ai ngờ khi ra, bà ta cầm điện thoại của em, khoá cửa phòng: "Tấtcả đã có trong tủ lạnh, mình ở đây đừng đi đâu nhé".

Thực dừng lại đốt thuốc, hít mộthơi dài rồi tắt luôn:

- Một buổi tối sau khi đã làm cáiviệc đực cái xong, bà ta bảo: "Hôm nay tôi với mình đi siêu thị mua mấy thứ". Emchẳng nghĩ gì, đi người không cùng bà ta xuống taxi, anh bảo vệ hỏi: "Tôi cóphải đi cùng không?", lúc ấy em mới biết bà ta thuê người giám sát. Đến siêuthị, hôm ấy họ phát hiện có người lấy hoa quả ăn ngay tại quầy, thế là chỉ cáchmột bước chân, bà ta và tay bảo vệ ở trong bị chặn lại, còn em thì đã ở ngoài.Không có cơ hội nào tốt hơn, em quyết định bỏ chạy. Chạy mãi, chạy mãi theo conđường dọc bờ sông, gặp mấy thằng choai choai đang cười nói huyên thuyên, em hỏiđường ra bến xe. Chúng cười: "Ông có điên không đấy, mười hai giờ đêm rồi còn rabến xe làm gì? Tốt nhất là đến chỗ bọn này, sáng mai cùng đi".

Không một xu dính túi, lại chưabiết phải làm thế nào, em đành nghe chúng. Chúng có năm đứa ở hai gian nhà trọtồi tàn. Về nhà, chẳng thèm giấu giếm, chúng bô bô tính chuyện ngày mai đi móctúi. Em lo sợ không sao ngủ được, sáng ra mượn điện thoại điện về nhà, mong đượcbố gọi về. Gặp bố, bố mừng quýnh. Em chưa kịp nói gì, ông đã bảo: "Tưởng mày làmsao, mà mấy hôm tao điện không được. Dì Bổng đang phải nằm viện, có tiền thì gửivề ngay". Em đành chỉ biết vâng dạ cho xong. Thằng ngồi gần nghe được, nó bảo:"Túi rỗng thì bọn này cho vay mà gửi về, rồi làm trả dần". Chẳng cần biết em cóđồng ý không, chúng góp lại dúi vào tay em một xấp tiền, thế là từ đấy em thànhkẻ móc túi. Hôm ở bến xe 54, chúng em đi bốn thằng, xe buýt lúc tan tầm chật nhưnêm, một thằng móc được cái ví của anh Hồng tuồn cho em. Lúc anh Hồng phát hiệnra mất ví hoảng hốt, thất thần luôn miệng van xin: "Trong ví không có tiền, chỉcó cái bằng lái xe, ai nhặt được làm phúc cho tôi xin lại". Cả xe lặng thinh. Emđứng ngay trước mặt anh ấy, mặt lạnh tanh coi như không có gì liên quan.

Thực cầm điếu thuốc hút dở châmlửa, giọng nghẹn ngào:

- Sự thật ba năm đi làm thợ sơncủa em là thế đấy. Chiều qua có đến năm, sáu lần chúng nó điện gọi em lên đilàm, bây giờ biết tính thế nào đây?

Thông bật dậy, nhìn Thực với ánhmắt vừa thương xót, vừa ân hận. Thực rơi vào hết cạm bẫy này, đến cạm bẫy kháclỗi là do anh. Nếu cái đêm ấy chỉ mình anh đi, hoặc hai anh em cùng đi, thì Thựcđâu đến cơ sự này? Không thể bỏ nó một mình được, không thể để nó quay lại đườngcũ được. Nó đang sám hối, phải dẫn nó ra khỏi nơi tăm tối. Thông đứng lên đinhninh ý định trong đầu, anh đẩy cửa ra ngoài phòng khách. Thấy tiếng động, ôngNgà cằn nhằn:

- Hai đứa vẫn chưa ngủ à?

Thông đáp:

- Không hiểu sao hôm nay chúngcon thấy khó ngủ quá. Bố nói với dì không phải dậy nấu cơm, vì con có việc phảiở lại cuối tuần mới đi.

- Ừ, thì cuối tuần đi cũng được.

Thông quay vào khép cửa, ngồi đốidiện với Thực:

- Anh tính đi tính lại. Có haicách giải quyết. Một là: em cứ lẳng lặng đi cùng anh, chuyện những ngày qua làmột bí mật của anh em mình, sống để dạ chết mang đi. Hai là: mai anh đưa em đếnphường chỗ em ở trọ, em hãy nói hết với các chú Công an, và với anh Hồng. Nói ramới là sám hối, gột rửa thực sự để cho nhẹ lòng. Em chọn một trong hai cách ấy.

Mặt Thực trắng bệch:

- Bí mật thế nào được khi thằngcha Đồng, và lũ móc túi vẫn còn đấy. Nhưng đến phường tự thú để Công an bắt emđi tù à?

- Tội của em chưa đáng phải đitù. Anh sẽ bảo lãnh, để em đi cùng với anh vào trong đó. Vào trong đó, em phảiđi học tiếp.

*

Hai anh em Thông được bố và dìđưa ra bến xe, vừa đúng lúc chiếc xe tốc hành chạy TP Hồ Chí Minh chuẩn bịchuyển bánh. Bầu trời cao xanh không một gợn mây. Ông Ngà dặn dò:

- Đến nơi hai anh em điện ngay vềcho bố nhé.

Dì Bổng đút tờ báo qua cửa sổ xe:

- Này, này Thực, cầm lấy mà tờcho đỡ buồn.

Thực với tờ báo, chăm chú lướttừng trang:

- Anh Thông, anh Thông xem này -Thực nói khe khẽ.

Thông đón tờ báo đọc mẩu tin màThực chỉ. Mẩu tin được in trên diện tích nhỏ như cái bao diêm, ở trang cuối:

"Thông báo: Ngày 21 tháng 5năm... Công an phường Hạ An bắt được một nhóm trẻ vị thành niên, chuyên hànhnghề móc túi ở các bến xe buýt dọc quốc lộ, thu được một số tang vật và giấy tờtùy thân. Vậy chúng tôi thông báo, để hành khách nào là nạn nhân của toán đạochích trên, đến liên hệ giải quyết. Trưởng Công an phường: Nguyễn Tấn Nam".

- Có bằng lái xe của anh Hồngkhông? - Thông ghé sát tai Thực.

- Có, nhưng em đưa cho anh ấyrồi. Hôm ấy em cũng bảo anh Hồng đăng ký luôn cho em làm thành viên của Câu lạcbộ những người có nhóm máu hiếm.

- Tốt, rất tốt. Em thấy thanhthản chưa?

Thực mỉm cười gật đầu.

Tháng 10/ 2011.

Truyện ngắn của Tháp Vân Sơn
 VNCA