4 bước xử lý khi phát hiện đám cháy trong nhà

Chúng ta cần trang bị các kiến thức cơ bản để có thể xử lý kịp thời khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.

Hỏa hoạn không chỉ xảy ra ở các nhà máy, xí nghiệp mà còn tiềm ẩn mối nguy lớn ngay trong chính ngôi nhà - không gian sinh sống của bạn. Chúng dễ dàng đến từ những thói quen sinh hoạt hay những đồ dùng, thiết bị tưởng chừng rất bình thường mà ta không thể lường trước như: chập điện, đun nấu, thờ cúng, sử dụng nến thơm, sạc điện thoại, xe điện, xe máy...



Nhiều mối nguy cháy nổ nằm ở chính ngôi nhà bạn

Nếu đám cháy được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng quy trình, có thể giúp hạn chế tối đa thiệt hại. Ngược lại, nếu phát hiện và xử lý chậm hay xử lý không đúng thì nó có thể lan rộng, thổi bùng và gây ra những hậu quả khủng khiếp về tài sản, hay đau đớn hơn là cả tính mạng con người.

4 bước xử lý khi phát hiện đám cháy trong nhà-14 bước xử lý khi phát hiện đám cháy trong nhà-24 bước xử lý khi phát hiện đám cháy trong nhà-34 bước xử lý khi phát hiện đám cháy trong nhà-44 bước xử lý khi phát hiện đám cháy trong nhà-5

Nếu phát hiện sớm đám cháy, có thể hạn chế thiệt hại về người và của

Để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh. Mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản nhất về cách xử lý khi phát hiện cháy nổ.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đưa ra khuyến cáo cách xử lý khi xảy ra cháy các thiết bị điện trong mỗi gia đình trình tự như sau:

Bước 1 - Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy

Khi phát hiện sự cố cháy nổ, hãy hô hoán bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động khác như: kẻng, loa, phát thanh, nhấn nút chuông báo cháy,… nhằm thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết và để cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn khi thấy đám cháy đã phát triển lớn.

Bước 2 - Cắt điện khu vực xảy ra cháy

Cắt điện khu vực xảy ra cháy là việc làm rất cần thiết nhằm ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác. Hành động này cũng nhằm đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của những người tham gia chữa cháy.

Bước 3 - Sử dụng các phương tiện để dập cháy

- Khi phát hiện đám cháy, hãy mau chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy như bình chữa cháy xách, chăn dập cháy… Lấy và thao tác sử dụng để dập tắt đám cháy. Bên cạnh đó, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường (nếu có) để dập tắt đám cháy.

- Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, với các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài và nhanh chóng gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.

Bước 4 - Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114 để được hỗ trợ

Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau:

- Cách bấm số: Người gọi có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy. Cách bấm điện thoại (mã vùng +114) hoặc bấm trực tiếp 114.

- Nội dung: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ nơi xảy ra cháy, loại công trình đang xảy ra cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư…) và sơ bộ về quy mô của đám cháy. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin có người bị nạn trong đám cháy hay không.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/4-buoc-xu-ly-khi-phat-hien-dam-chay-trong-nha-20230913162100876.htm

cháy nhà

mẹo vặt gia đình


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.