5 bí quyết giúp bạn chọn được dứa tươi ngon, ngọt lịm

Quả dứa giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và những loại chất dinh dưỡng khác. Để chọn được những quả dứa tươi ngon, ngọt lịm bạn có thể dựa theo mẹo này.

Quan sát màu sắc quả dứa

Màu của thân hay cuống dứa đều quyết định đến độ ngon của dứa nên bạn cần chọn những trái có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi.

Có thể còn một vài mắt hơi xanh nhưng nó vẫn mang độ ngọt nhất định. Nên nhớ, trái dứa vàng đều thì độ ngọt càng cao. Ngoài ra, phần ngọn dứa có màu càng tươi xanh chứng tỏ dứa càng tươi ngon, còn nếu những trái dứa quá chín phần ngọn sẽ bị khô hoặc ngả sang màu nâu.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tránh chọn những trái không đều màu, có những chấm nâu đậm hoặc vàng ngả sang màu đỏ bởi nó đã bị chín quá mức. Cũng không nên chọn trái dứa khi còn xanh vì phải đợi rất lâu sau nó mới chín.

5 bí quyết giúp bạn chọn được dứa tươi ngon, ngọt lịm-1

Quan sát hình dáng quả dứa

Quả dứa có hình tròn bầu, ngắn quả thì thường có nhiều thịt hơn so với những quả dáng ống dài.

Cảm nhận bằng tay

Quả dứa nếu chín quá mức thì sẽ bị mềm và bạn sẽ cảm nhận được khi cầm lên tay, lớp vỏ của dứa khi chín quá sẽ bị nhăn.

Còn với những quả dứa ngon, tươi sẽ không quá cứng cũng không quá mềm. Khi nhấn ngón tay vào sẽ không có cảm giác bị lõm vào.

5 bí quyết giúp bạn chọn được dứa tươi ngon, ngọt lịm-2

Quan sát mắt dứa

Mắt dứa càng lớn, càng thưa sẽ càng tốt. Bởi sau khi gọt bỏ phần mắt bạn sẽ có được phần thịt dứa dày và mắt dứa lớn, thưa chứng tỏ dứa già và chín tự nhiên chứ không ngâm thuốc.

Ngửi mùi thơm

Bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối trái dứa để thử độ tươi và chín của dứa. Nếu thấy có mùi thơm thì nên chọn, tránh chọn mùi ít hoặc không mùi bởi nó chưa chín. Cũng không nên chọn những trái có mùi hơi chua theo kiểu lên men thì đó là những trái đã quá chín.

5 bí quyết giúp bạn chọn được dứa tươi ngon, ngọt lịm-3

Lưu ý khi ăn dứa và cách bảo quản dứa

- Dứa có tính axit cao, dễ khiến bị trào ngược dạ dày, ợ nóng khi ăn nhiều, do đó bạn cần tránh ăn dứa khi đói hoặc đang đau dạ dày.

- Dứa có nhiều chất xơ, nên người có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế vì ăn nhiều gây khó chịu.

- Mỗi ngày chỉ nên ăn 1/2 quả dứa hay uống 1 ly nước ép dứa.

- Hạn chế ăn nhiều lõi dứa, vì lõi có nhiều sợi xơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đầy bụng.

- Hạn chế ăn dứa khi đang uống thuốc, vì bromelain là loại enzyme có thể tương tác với một số loại thuốc.

- Phụ nữ mang thai, sau sinh nên ăn dứa ở lượng phù hợp, ăn nhiều có thể làm chuyển dạ sớm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết cách bảo quản dứa để sử dụng được dài lâu. Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên mua dứa khi có ý định nấu hoặc ăn sống ngay. Còn nếu chưa cần dùng đến thì nên để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và không nên để quá 2 - 3 ngày.

Trường hợp bạn mua dứa về, đã gọt sẵn nhưng dùng không hết thì nên gói kỹ lại rồi bỏ vào tủ lạnh. Nhưng cũng không nên để quá 2 ngày bởi dứa rất nhanh hư.

Theo Xe và thể thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://xevathethao.vn/uncategorized/5-bi-quyet-giup-ban-chon-duoc-dua-tuoi-ngon-ngot-lim.html

quả dứa

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.