Điều hòa bẩn có thể gây ra 3 loại "bệnh", 5 bước đơn giản sau sẽ giúp đồ gia dụng này được "tắm" sạch ngay tại nhà

Thông thường, cứ mỗi năm bạn nên vệ sinh điều hòa ít nhất từ 1 đến 2 lần để bảo đảm chức năng sử dụng. Ngược lại, nếu điều hòa không được làm sạch thường xuyên sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe cũng như giảm độ bền của máy.

Trong quá trình hoạt động của điều hòa, do tác dụng hút bụi của tĩnh điện bên trong và luôn duy trì sự trao đổi luồng gió cũng như nhiệt với bên ngoài nên bụi bẩn trong môi trường dễ dàng xâm nhập vào máy. Đặc biệt là một số nơi công cộng, chẳng hạn như tòa nhà văn phòng, nhà hàng, căng tin...

Nếu bộ lọc không khí lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ, sợi khoáng trong đó sẽ trở thành vật mang vi khuẩn, vi rút, nấm mốc… và thổi vào phòng. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà. Máy móc bên trong và bên ngoài quá bẩn dẫn đến khả năng tản nhiệt kém, tăng sự tiêu thụ điện năng, tỷ lệ hỏng hóc tăng cao sẽ làm giảm tuổi thọ sử dụng của điều hòa rất nhiều.

Điều hòa bẩn có thể gây ra 3 loại bệnh, 5 bước đơn giản sau sẽ giúp đồ gia dụng này được tắm sạch ngay tại nhà-1

Điều hòa bẩn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại như ô nhiễm không khí, giảm tuổi thọ của máy.

Cùng với đó là việc điều hòa không sạch sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Các biểu hiện chính của nó là:

(1) Trong phòng điều hòa, việc thường xuyên trao đổi luồng không khí và thay đổi liên tục nhiệt có thể cản trở khứu giác của con người và làm suy yếu phản ứng cơ thể đối với vi trùng, chất gây dị ứng và mùi.

Điều hòa bẩn có thể gây ra 3 loại bệnh, 5 bước đơn giản sau sẽ giúp đồ gia dụng này được tắm sạch ngay tại nhà-2

Điều hòa bẩn cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

(2) Việc sử dụng điều hòa đôi khi làm cho độ ẩm trong phòng quá thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến niêm mạc mắt và mũi của con người, dẫn đến các bệnh về niêm mạc.

(3) Nhưng nhìn chung, phòng điều hòa thường có đặc điểm khô ráo và nhiệt độ thích hợp, vi trùng và vi rút có nhiều khả năng tồn tại trong không khí hơn.

Ngoài ra, chúng ta phải hết sức coi trọng việc ống dẫn khí và quạt gió của máy điều hòa cũng rất thích hợp cho sự tồn tại và sinh sôi của vi rút, vi khuẩn. Đặc biệt là dàn ngưng tụ bên trong và dàn bay hơi gây tắc nghẽn rất nhiều bụi và vi khuẩn. Một khi chúng bị thổi bay, sẽ gây ra nhiễm trùng quy mô lớn. Vì vậy, vệ sinh và khử trùng các cơ quan bên trong máy điều hòa hàng năm là quan trọng nhất

Để chữa "bệnh", việc vệ sinh điều hòa thường xuyên là vô cùng quan trọng

Hầu hết người dùng khi vệ sinh điều hòa đều chỉ quanh quanh phần vỏ, bảng điều khiển và bộ lọc chứ không xem xét đến các bộ phận đặc biệt như dàn ngưng tụ bên trong và dàn bay hơi, mà bộ phận này thường là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Ví dụ, khi máy điều hòa hoạt động, 80% bụi nhỏ và vi khuẩn trong không khí đi qua bộ lọc và vào bên trong, sau khi được kết dính với nước ngưng tụ, chúng sẽ bị chặn lại trên dàn bay hơi, và ảnh hưởng đến khả năng làm mát cũng như tản nhiệt của điều hòa. Đồng thời bề mặt dàn bay hơi ẩm ướt cũng là nơi sinh sản của vi khuẩn.

Các bước vệ sinh máy lạnh

1. Cắt nguồn điện của máy điều hòa không khí, mở tấm che (mặt) và tháo bộ lọc.

2. Sử dụng giẻ hoặc máy hút bụi để loại bỏ bụi kết dính trên bề mặt.

Điều hòa bẩn có thể gây ra 3 loại bệnh, 5 bước đơn giản sau sẽ giúp đồ gia dụng này được tắm sạch ngay tại nhà-3

3. Lắc đều dung dịch vệ sinh điều hòa và xịt đều lên bộ lọc, quạt và lỗ thông hơi.

4. Lắp đặt màn hình bộ lọc và bảng điều khiển, sử dụng khăn mềm nhúng nước ấm hoặc chất tẩy rửa trung tính để lau nhẹ, sau đó lau bằng khăn mềm khô.

5. Sử dụng máy lạnh sau khi làm vệ sinh khoảng hai giờ.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


điều hòa

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.