5 đặc điểm "vạch trần" rau "tắm" nhiều thuốc trừ sâu, cái số 1 cực dễ

Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh còn có thể nhiễm hóa chất độc hại.

Một số loại rau dễ "tắm" thuốc sâu

Rau xà lách

5 đặc điểm vạch trần rau tắm nhiều thuốc trừ sâu, cái số 1 cực dễ-1
Rau xà lách ăn sống thanh mát. Ảnh minh họa.

Hầu hết rau xanh sẽ chứa rất nhiều vitamin cung cấp cho cơ thể nhưng đủ thì không phải tất cả đều có thể. Đáng chú ý trong 100g rau xà lách khi ăn, cơ thể bạn sẽ được cung cấp vitamin A gấp 2 lần nhu cầu vitamin mà cơ thể cần. Ngoài ra, beta carotene cũng được cung cấp đủ với nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Rau xà lách có thể sử dụng để nấu hoặc ăn nhúng lẩu tùy vào sở thích mỗi người. Một số khẩu phần ăn kiêng thì chọn rau xà lách để làm gỏi cuốn hoặc salad xà lách rau củ.

Chúng ta có xu hướng ăn sống loại rau này nên việc lựa chọn rau có nguồn gốc và thực hiện rửa rau với nước muối trước khi dùng cần được quan tâm để tránh gây ngộ độc thực phẩm do các vi khuẩn trên rau gây ra.

Loại rau thường xuyên dùng để ăn sống hoặc trộn salad thực tế có thể chứa tàn dư hóa chất lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều. Nếu có thể, hãy tự trồng rau sạch hoặc tìm các thực phẩm hữu cơ để thay thế.

Giá đỗ

5 đặc điểm vạch trần rau tắm nhiều thuốc trừ sâu, cái số 1 cực dễ-2Cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường hấp dẫn các bà nội trợ. Thế nhưng, đó có thể là những cọng giá sản xuất sử dụng các loại hóa chất kích thích độc hại.

Đây là một loại rau mầm khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Quả thực, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm- ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ. Tuy nhiên, thực tế nhiều người bất chấp lợi nhuận đã dùng một số loại thuốc kích thích, urê để ủ giá nhằm giúp những cọng giá vươn tốt hơn, năng suất hơn vì thế sẽ rất độc khi ăn giá đỗ. Người tiêu dùng chỉ nên mua các loại giá không dùng hoá chất để ủ.

Có thể nhận biết giá đỗ không ủ hoá chất bằng cách quan sát xem giá đỗ mập mạp, trắng ngần, dài... là chắc chắn ngâm ủ hoá chất, còn giá đỗ không có hoá chất nhìn ngắn, màu không trắng và rất gầy.

Không chỉ hai loại rau nói trên hiện nay một số loại rau quả dễ "ngậm" thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thế nên người tiêu dùng cần cảnh giác và lựa chọn thực phẩm an toàn.

Những người cẩn thận có thể sử dụng nhiều hơn các loại rau thân củ, quả như: khoai tây, su hào, cà chua, bí xanh, bí đỏ, mướp, cà rốt... bởi một điều chắc chắn là các loại củ, quả này ít độc hơn.

– Thông thường vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn trong mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại trên rau quả.

– Nên thận trọng đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, mướp đắng, dưa chuột, cà chua, nho, táo, mận…

– Rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.

– Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ. Hoặc một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua.

– Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

Cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau, củ quả đơn giản tại nhà

5 đặc điểm vạch trần rau tắm nhiều thuốc trừ sâu, cái số 1 cực dễ-3
Tất cả các loại rau quả tươi, có hay không phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt, đều cần được rửa dưới vòi nước chảy để gột sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại.

- “Rửa không giải quyết được vấn đề nhưng gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể”, BS Landrigan, Chủ tịch Khoa phòng ngừa, Trường Y Mount Sinai (Mỹ) khuyên.

– Nên ngâm kĩ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách, rau giền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 – 2 thìa cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.

– Trước khi ăn rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15 – 20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3 – 4 lần) trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.

Lưu ý: Một số rau quả có một lớp vỏ rất dày, có thể chống lại được sự ô nhiễm thuốc trừ sâu như: Hành tây; Quả bơ; Dứa, xoài, dưa hấu, bưởi... Rửa, ngâm nước muối không giải quyết được vấn đề nhưng gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể. 

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://www.nguoiduatin.vn/5-dac-diem-vach-tran-rau-tam-nhieu-thuoc-tru-sau-cai-so-1-cuc-de-a671258.html

thuốc trừ sâu

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.