- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 nơi bẩn nhất trong nồi cơm điện và cách làm sạch chúng để cơm nấu ngon hơn và đỡ tốn điện hơn
Lỗ thông hơi, nắp trong, đế nồi... là những nơi tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe và hỏng hóc thiết bị.
Sau khi sử dụng nồi cơm điện một thời gian, tốc độ nấu sẽ chậm lại, cơm dính vào đáy nồi và ảnh hưởng đến mùi vị của cơm. Nhiều người cho rằng sự cố này do nồi cơm điện đã cũ. Trên thực tế, đôi khi hiệu quả nấu nướng của nồi cơm điện kém đi không chỉ do nó đã cũ mà còn do một số khu vực không được vệ sinh sạch sẽ.
Nắp bên trong nồi cơm điện
Khi nấu, hơi nước trong nồi cơm sẽ thoát ra qua cửa thoát khí bên ngoài nhưng một phần sẽ đọng lại ở nắp trong. Nếu trên nắp nồi có bụi bẩn mà không được làm sạch, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơm, gây nguy hại tới sức khỏe. Để làm sạch, bạn dùng một miếng giẻ lau sạch bụi bẩn ở nắp nồi. Tốt nhất là bạn nên vệ sinh nắp trong của nồi cơm điện ngay sau khi nấu.
Vòng đệm cao su trong nắp nồi cơm
Vòng đệm cao su nằm xung quanh nắp nồi cơm điện và có nhiệm vụ tạo ra một lớp niêm phong chắc chắn giữa nắp và thân nồi, giúp giữ ấm và ngăn hơi nước thoát ra ngoài. Đây là một trong những vị trí bẩn nhất của nồi cơm điện do cặn thực phẩm và hơi nước bám vào, có thể làm giảm hiệu quả niêm phong và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Cách làm sạch: Rút hết điện của thiết bị đã ngừng hoạt động rồi để nguội. Tháo vòng đệm ra khỏi nắp nồi để vệ sinh. Trong trường hợp không thể tháo rời đệm, hãy làm sạch trực tiếp. Rửa vòng đệm bằng nước sạch và xà phòng nhẹ. Dùng bọt biển mềm hoặc bàn chải nhỏ để làm sạch cặn bẩn và cặn thực phẩm bám vào. Sau khi rửa sạch, lau khô vòng đệm bằng vải sạch hoặc giấy thấm và lắp lại vào nắp nồi.
Đế nồi cơm điện
Đĩa dẫn nhiệt nằm ở đáy nồi cơm điện, là nơi bạn đặt ruột nồi đựng cơm nên. Trong quá trình nấu và sử dụng nồi, những hạt gạo, hạt cơm có thể rơi xuống bộ phận này, nếu bạn không để ý lấy ra thì nhiệt sẽ làm chúng bị cháy, tạo ra những vết bẩn trên đĩa dẫn nhiệt, ảnh hưởng đến hiệu suất truyền nhiệt, khiến nồi hoạt động kém hiệu quả dù rất tốn điện. Vì thế, bạn cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh đĩa dẫn nhiệt - một trong những bộ phận bẩn nhất của nồi cơm điện. Có thể dùng kem đánh răng và bản chải răng để cọ sạch các khe hở, đánh sạch các vết bẩn.
Lỗ thông hơi
Lỗ thoát khí của nồi cơm điện bị tắc sẽ làm tăng thời gian nấu, đồng thời còn sinh sôi vi khuẩn. Do đó, bạn cần vệ sinh lỗ thoát khí thường xuyên để nấu cơm ngon hơn và thời gian nấu rút ngắn đi rất nhiều. Việc vệ sinh lỗ thông hơi của nồi cơm điện cũng rất đơn giản. Sau khi mở nắp lỗ thông hơi, hãy rửa bằng nước sạch nhiều lần. Bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh răng chải sạch lỗ thông hơi.
Bảng điện tử của nồi cơm, phích cắm
Nếu thời gian nấu của nồi cơm điện ngày càng lâu hoặc mùi vị cơm kém thì có thể do bảng điện tử, phích cắm bị bẩn. Bạn cần thường xuyên kiểm tra vị trí này của nồi cơm điện. Nếu có bụi bẩn, bạn có thể lau bằng giẻ khô sạch. Tuyệt đối không được làm sạch phích cắm của nồi cơm bằng nước vì sẽ gây mất an toàn.
Theo Gia đình và xã hội
-
Mẹo vặt2 giờ trướcThời tiết hanh khô có thể khiến một số bộ phận trên ô tô dễ bị rạn nứt, hỏng hóc.
-
Mẹo vặt22 giờ trướcNgoài công dụng trị đau nhức, cảm mạo..., dầu gió còn được sử dụng trong một số mẹo vặt gia đình, chẳng hạn như nhỏ dầu gió vào bồn cầu.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều thói quen tưởng chừng vô hại như tăng tốc đột ngột, bơm lốp quá căng, đỗ sát vỉa hè...lại có thể làm hao mòn lốp xe.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcVới những mẹo sau, bạn có thể làm sạch vết rỉ sét trong nồi chiên không dầu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcChăm sóc xe đúng cách và tránh xa những thói quen gây hại sẽ giúp ô tô hoạt động ổn định trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa đông.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcGiấm, một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcNếu đang dùng nồi chiên không dầu theo 5 kiểu dưới đây, tức là bạn đang tự làm giảm dinh dưỡng, tăng nhiều mối nguy cho sức khỏe bản thân và gia đình.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcQuạt sưởi, máy sưởi, đèn sưởi,... là những thiết bị sưởi ấm được sử dụng phổ biến để giữ ấm cho phòng trong mùa đông. Tuy nhiên, sử dụng máy sưởi đúng cách như thế nào thì không phải ai cũng biết.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcThay vì mang ngay xe đến các trung tâm sửa chữa, chủ xe có thể khắc phục vết lõm trên ô tô tại nhà bằng một số cách đơn giản.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcNổ lốp xe máy là hiện tượng nguy hiểm, nhất là khi đang lưu thông trên đường, vì vậy người dùng cần biết nguyên nhân để có cách phòng tránh.
-
Mẹo vặt5 ngày trướcGương chiếu hậu là bộ phận quan trọng trên ô tô, nhưng trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra vấn đề phát sinh có thể cần phải thay mới.
-
Mẹo vặt5 ngày trướcVượt xe trên đường cao tốc đòi hỏi tài xế tài xế nắm rõ luật và kỹ năng lái xe an toàn.
-
Mẹo vặt5 ngày trướcViệc rửa rau ngót đúng cách giúp bạn làm sạch rau một cách hiệu quả mà không mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá.
-
Mẹo vặt6 ngày trướcÔ tô ngập bùn là vấn đề thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt, vậy cách xử lý ra sao để giảm tối đa thiệt hại?