Nồi cơm điện bị nặng mùi khó chịu, những mẹo này sẽ hướng dẫn bạn phương pháp vệ sinh đúng cách mà 99% người không biết

Là dụng cụ nấu nướng không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện nay, nồi cơm điện dù sử dụng hằng ngày nhưng nhiều người vẫn chưa mấy quan tâm, thậm chí gần như bỏ quên công đoạn vệ sinh.

Việc không thường xuyên vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng nồi cơm điện xuất hiện mùi khó chịu, cặn bẩn ở đáy nồi tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển làm giảm chất lượng cơm cũng như ảnh hưởng sức khỏe của người dùng. Bên cạnh đó, vấn đề thẩm mỹ, công suất làm việc, tuổi thọ hoạt động… của nồi cơm điện cũng bị giảm sút rõ rệt. Do vậy, để nồi cơm điện luôn đảm bảo chất lượng nấu nướng với độ bền cao, chúng ta nhất định phải lưu ý những quy trình và thủ thuật vệ sinh dưới đây:

Nồi cơm điện bị nặng mùi khó chịu, những mẹo này sẽ hướng dẫn bạn phương pháp vệ sinh đúng cách mà 99% người không biết-1


Bước 1: Mở nắp, tháo ruột

Trong quá trình vệ sinh nồi cơm điện, chúng ta nên thực hiện theo quy tắc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên để tránh lãng phí thời gian do phải lặp lại các thao tác vệ sinh nồi nhiều lần. Và bước đầu tiên của quy trình này là mở nắp và nhấc ruột nồi cơm điện ra để bắt đầu vệ sinh từng phần.

Bước 2: Vệ sinh ruột nồi

Hầu hết ruột nồi cơm điện hiện nay đều có chức năng chống dính vì vậy trong quá trình vệ sinh chúng ta lưu ý chỉ dùng khăn mềm, không dùng miếng rửa nồi bằng kim loại hay vật cứng có tính ma sát lớn để tránh làm xước phần chống dính.

Cụ thể, phần lòng nồi nên được ngâm bằng nước ấm để những vết cặn bẩn dần bong ra. Sau đó dùng khăn mềm kết hợp một chút nước rửa bát nếu ruột có dính dầu mỡ để làm sạch hoàn toàn từ trong ra ngoài và tráng rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch, đảm bảo không còn tồn dư của nước rửa bát.

Nồi cơm điện bị nặng mùi khó chịu, những mẹo này sẽ hướng dẫn bạn phương pháp vệ sinh đúng cách mà 99% người không biết-2

Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch, mềm, khô để lau lại ruột nồi từ trong ra ngoài rồi để riêng ra một góc trước khi thực hiện vệ sinh các bộ phận khác của nồi cơm điện.

Bước 3: Vệ sinh nắp nồi

Nồi cơm điện hiện nay phổ biến nhất là loại nắp nồi liền thân và loại có nắp rời hoặc một bộ phận có thể tháo rời (miếng nhôm và gioăng cao su). Nếu bộ phận này không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên sẽ rất dễ bám bẩn gây ôi thiu và bốc mùi khó chịu.

Đối với nắp liền nồi, bạn cần sử dụng một chiếc khăn cotton mềm để lau khô phần nắp phía trong hằng ngày. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại dung dịch vệ sinh để lau phần nắp nồi, tuy nhiên, hàm lượng nên được giới hạn.

Nồi cơm điện bị nặng mùi khó chịu, những mẹo này sẽ hướng dẫn bạn phương pháp vệ sinh đúng cách mà 99% người không biết-3


Để vệ sinh nồi cơm điện có nắp rời hoặc một bộ phận của nắp có thể tháo rời, về cơ bản công đoạn vệ sinh cũng tương tự như cách vệ sinh nắp liền nồi. Tuy nhiên, với phần tháo rời ra được thì bạn cần tháo ra, rửa với nước rửa chén và xả thật sạch dưới vòi nước, rồi làm khô trước khi lắp vào sử dụng.

Nếu lo sợ các chất hóa học trong nước rửa chén hoặc chất tẩy rửa khác không được làm sạch hoàn toàn gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng, bạn có thể sử dụng hỗn hợp giấm và kem đánh răng, kết hợp cùng nước sạch để tạo thành một hợp chất tẩy rửa lành tính thay thế. Hỗn hợp này có thể dùng để làm sạch hầu hết các bộ phận của nồi cơm, trừ bộ cảm biến nhiệt và lò xo dưới đáy nồi.

Bước 4: Vệ sinh đáy nồi và mâm nhiệt

Phần đáy nồi và mâm nhiệt của nồi cơm điện cũng là nơi ẩn chứa mùi hôi do thực phẩm cũ hay nước cơm trào ra, nếu để lâu ngày sẽ bám két thành các lớp màng màu vàng, sản sinh vi khuẩn và gây nên mùi hôi rất khó chịu cho người dùng.

Nồi cơm điện bị nặng mùi khó chịu, những mẹo này sẽ hướng dẫn bạn phương pháp vệ sinh đúng cách mà 99% người không biết-4

Để khắc phục hiện tượng này, trước tiên bạn nên dùng giấy khô để lau nhẹ phần đáy nồi nhằm loại bỏ những vết bẩn, nước đọng và hạt cơm lâu ngày dính trong nồi. Tiếp đó với những phần khó vệ sinh như đáy lò xo và những vết két bẩn khó sạch, bạn cần dùng khăn mềm, ẩm lau kỹ nhiều lần. Khi nào phần đáy nồi và mâm nhiệt trở nên sáng bóng và không còn các vết màng bám thì mùi hôi cũng sẽ biến mất. Lưu ý bạn nên lau bằng vải hoặc khăn mềm, không nên dùng các miếng cọ sắc nhọn để vệ sinh đáy nồi hay mâm nhiệt để tránh tình trạng nồi nhanh hỏng.

Bước 5: Vệ sinh bộ phận thoát hơi và trữ nước

Nồi cơm điện nào cũng có lỗ thoát hơi và bộ phận trữ nước. Nhiều người ít để ý đến khiến phần nước thừa đọng lại quá nhiều mà không được đổ bỏ gây tràn ra bên ngoài vừa bẩn, vừa lắng cặn và làm tăng nguy cơ sản sinh vi khuẩn, bốc mùi. Trong quá trình vệ sinh nồi cơm điện, bạn cần nhớ tháo cả bộ phận này ra, làm sạch thật kỹ và lắp lại trước khi sử dụng để đảm bảo chất lượng cơm ngon cho gia đình.

Nồi cơm điện bị nặng mùi khó chịu, những mẹo này sẽ hướng dẫn bạn phương pháp vệ sinh đúng cách mà 99% người không biết-5

Bước 6: Làm sạch phần vỏ nồi

Sau một thời gian dài sử dụng, vỏ nồi cơm điện cũng sẽ bị dính dầu mỡ hoặc một số vết bẩn khác, bạn chỉ cần bóp một chút kem đánh răng lên đó và dùng khăn giấy lau lại. Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng khăn bông ẩm lau sạch vỏ nồi bên ngoài thêm lần nữa. Chú ý không để phần dây cắm điện dính vào nước, điều đó có thể dễ đến chập điện và những hư hỏng không đáng có.

Theo V.K - Vietnamnet


nồi cơm điện

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.