- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tiết lộ các cách bảo quản đũa gỗ không bị mốc
Chỉ với 8 mẹo bảo quản đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn ngăn được nấm mốc xuất hiện trên đũa, bảo vệ sức khỏe gia đình mình.
Đũa gỗ được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng vì vừa tiết kiệm, an toàn và thân thiện khi sử dụng. Nhưng sử dụng 1 thời gian đũa gỗ sẽ có những vết ố đen hoặc mốc. Nguyên nhân thường do người dùng bảo quản chưa đúng cách, điều này sẽ gây ra nguy hiểm cho người dùng, vì vi khuẩn sẽ trực tiếp đi vào cơ thể bằng đường ăn uống. Điều này sẽ gây ra những căn bệnh tiềm ẩn trong chính những bữa cơm gia đình.
Dưới đây là những mẹo bảo quản đũa không bị mốc mà bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe gia đình mình.
Xử lý đũa trước khi sử dụng
Để chống ẩm mốc cho đũa gỗ khi mới mua về, bạn nên pha muối với nước ấm để rửa đũa rồi đem phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời cho đến lúc khô ráo. Khi phơi, bạn nên nhớ là rải chúng ra đều trên 1 mặt phẳng để đũa được khô đều, bạn nên chọn thời điểm nắng dịu để tránh làm bạc màu đũa gỗ. Sau khi đũa đã khô thì bạn có thể an tâm sử dụng rồi.
Mẹo bảo quản đũa gỗ không bị mốc, an toàn cho sức khoẻ cả gia đình.
Tránh ngâm đũa gỗ trong nước quá lâu
Tuyệt đối không ngâm đũa quá lâu trong nước. Nhiều gia đình không có thói quen rửa chén ngay sau khi ăn cơm mà thường để rất lâu sau đó hoặc sau một đêm mới rửa.
Thói quen này vô cùng có hại, không phải chỉ với đũa gỗ mà nồi, chảo, chén bát cũng vậy. Vì vi khuẩn dễ dàng phát triển trong khoảng thời gian đó. Khi ngâm đũa vào nước có chứa dầu mỡ, thức ăn thừa, vi khuẩn từ nước này càng dễ xâm nhập vào đũa và làm đũa bị mốc và làm giảm chất lượng đũa.
Rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng xong
Sau khi sử dụng đũa xong, bạn nhớ phải rửa đũa thật sạch với nước rửa chén để loại bỏ thức ăn thừa và dầu mỡ trên đũa. Nếu bạn rửa không sạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm mốc hoành hành. Nếu dầu mỡ hay thức ăn bám quá chặt vào đũa khiến bạn không thể tẩy rửa, hãy luộc đũa trong nồi nước, cho 1 ít muối và vài lát chanh vào để đâu mỡ, thức ăn bong ra khỏi đũa và làm sạch vi khuẩn.
Không chà xát mạnh vào thân đũa gỗ
Nhiều người có thói quen chà xát đũa gỗ quá mạnh, thậm chí dùng miếng rửa bát bằng kim loại đề chà đũa vì nghĩ như vậy mới làm sạch hết mọi vết bẩn. Tuy nhiên, việc làm này sẽ tạo ra những vết trầy xước, và đây sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời của vi khuẩn. Vì vậy bạn nên dừng ngay thói quen chà, cọ đũa quá mạnh hoặc dùng những vật dụng chà rửa bằng kim loại cứng.
Rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng xong để tránh ẩm mốc
Phơi đũa ngoài nắng
Sau khi đã rửa sạch đũa gỗ, tốt nhất bạn nên phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời. Vào những ngày trời mưa hoặc vào buổi tối, nơi đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với những nơi ẩm ướt vì vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển.
Vệ sinh nơi đựng đũa
Các khay đựng đũa cũng là một trong những nguyên nhân khiến đũa ẩm mốc mà bạn không nên ngó lơ. Hãy thường xuyên vệ sinh nơi đựng đũa, chú ý lau sạch và khô khay đựng để đảm bảo không còn nước tồn đọng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Thay đũa mới định kỳ
Nhiều gia đình không có thói quen thay đũa mà chỉ thay khi đũa đã quá cũ. Thật ra đũa tre và đũa gỗ bạn chỉ nên sử dụng trong 4-5 tháng, do đó bạn nên thay đũa thường xuyên, nhất là khi đũa đã xuất hiện các chấm đen hoặc vết mốc trắng.
Ngoài ra, nếu trên đũa có những dấu hiệu sau, bạn cũng cần loại bỏ ngay: Đũa nham nhở, đổi màu, đũa có vết nứt, khe rãnh hay có mùi.
Lau sạch đũa bằng khăn mỗi khi sử dụng
Vào mùa mưa, bạn nên dùng 1 chiếc khăn khô để lau sạch đũa, tránh trường hợp đũa gỗ vẫn còn ẩm, khiến vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi trong quá trình gắp thức ăn. Bạn cũng tuyệt đối đừng dùng khăn ẩm để lau vì sẽ làm ẩm đũa và làm vi khuẩn từ chiếc khăn ẩm lây sang đũa.
Theo Vtc.vn
-
Mẹo vặt52 phút trướcTủ lạnh là một trong những thiết bị ngốn nhiều điện năng nhất trong nhà. Nhưng may mắn thay, có 1 vài mẹo nhỏ hữu ích có thể giúp bạn cắt giảm chi phí khi sử dụng.
-
Mẹo vặt7 giờ trướcĐừng quên việc dọn dẹp và làm sạch những vị trí này để ngôi nhà luôn sạch sẽ.
-
Mẹo vặt21 giờ trướcMặc dù tủ lạnh là một thiết bị điện phổ biến ở nhiều gia đình nhưng không phải ai cũng biết đến bộ phận này.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcVới 7 lỗi đơn giản này ở điều hoà, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục mà không cần gọi thợ sửa chữa.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng trong việc lựa chọn thịt lợn, đậu phụ.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNgoài công dụng làm sạch răng miệng, kem đánh răng kết hợp với giấm trắng còn có thể làm sạch và khử mùi cực hiệu quả.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcThời tiết nắng nóng, nhất là vào khung giờ nắng nóng cao độ nhiều người thường có thói quen để nhiệt độ điều hòa xuống 16 độ, vậy bật điều hòa 16 độ có tốn điện không?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcViệc bật đèn nhà vệ sinh khi ngủ ở khách sạn có nhiều lợi ích mà nhiều người vẫn chưa biết.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcDầu gió và tỏi tưởng không liên quan đến nhau nhưng khi kết hơp lại mang đến lợi ích không ngờ.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcCó nên đặt chậu nước trong phòng điều hòa là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcNhiều người cũng thừa nhận dù quạt điện là đồ gia dụng rất phổ biến nhưng họ lại không hề biết đến mẹo hay này.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcKhông chỉ tạo hương vị cho món ăn, muối còn có tác dụng như một công cụ bảo trì hệ thống ống nước gia đình rất hiệu quả.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcMáy hút mùi không được vệ sinh thường xuyên sẽ bị vết dầu mỡ bám dày đặc, giảm tuổi thọ thiết bị, dưới đây là mẹo vệ sinh máy hút mùi bằng cải thảo nhanh sạch bong.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcĐi chợ mua thịt, chúng ta vẫn thấy người bán hàng dùng khăn lau thịt thoăn thoắt. Bí mật đằng sau những chiếc khăn này có thể khiến bạn rùng mình.