Cách lái xe an toàn vượt qua vùng nước chảy xiết mùa mưa lũ

Mưa lũ thường kéo theo nước chảy xiết qua các con đường gần vùng núi hoặc đập tràn, gây nguy hiểm cho các phương tiện. Dưới đây là một số hướng dẫn lái xe an toàn cho các tài xế khi buộc phải đi qua các đoạn đường này.

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ một đoạn video từ camera an ninh cho thấy, một chiếc ô tô sedan gầm thấp cố đi qua đoạn đường đang tràn nước và chảy xiết, kết quả, xe bị nước cuốn trôi. Đây là một tình huống cực kỳ nguy hiểm mà các tài xế phải đối mặt trong những ngày mưa lũ hiện nay khi đi qua các con đường ở vùng núi phía Bắc (như tại Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái...)

Khoảnh khắc ô tô 4 chỗ đi qua đường ngập bị nước chảy xiết cuốn trôi. Video: Otofun

Lựa chọn hợp lý trong thời tiết cực đoan là nên ở nhà an toàn và ở nơi cao ráo. Nhưng nếu bạn đang lái xe trên đường khi cơn bão ập đến hoặc thấy đường đi của mình bị chặn bởi một đoạn đường ngập nước thì sao? Khi nào thì an toàn để tiếp tục đi và khi nào bạn nên quay lại?

Dưới đây là một số lưu ý để tài xế lái xe an toàn khi gặp phải tình huống phải đi qua đường có nước ngập và chảy xiết.

1. Đi theo một tuyến đường khác

Không bao giờ lái xe qua vùng nước sâu, chảy xiết, nhất là đối với xe gầm thấp như sedan, hatchback. Trên đường gặp phải tình huống này, nếu bạn có thêm lựa chọn đi đường khác, đường vòng thì đừng nên tiếc tiền nhiên liệu hay quãng thời gian tăng thêm. Chi phí cho lựa chọn này sẽ vẫn rẻ hơn so với sự an toàn cho bản thân và chiếc xe.

Bạn có thể dùng phần mềm dẫn đường hoặc hỏi người dân địa phương để tìm ra tuyến đường thay thế phù hợp.

2. Kiểm tra độ sâu của nước

Trường hợp không có lựa chọn đường khác và quyết định phải băng qua đoạn nước chảy xiết phía trước, điều cần làm là kiểm tra độ sâu của nước. 

Nếu bạn có một đôi ủng cao su thì đó là điều rất tốt để từng bước xuống tận mắt kiểm tra mực nước cũng như tốc độ dòng chảy. Trong đêm tối, sẽ rất cần một chiếc đèn pin để có thể nhìn rõ hoặc lái xe lại gần để tận dụng ánh đèn pha. Trường hợp không thể xuống nước, bạn có thể quan sát các ô tô gầm cao, xe tải đi qua trước để đoán mực nước.

Cách lái xe an toàn vượt qua vùng nước chảy xiết mùa mưa lũ-1
Mô tả sóng nước và mực nước tác động lên xe sedan gầm thấp. Ảnh: agcoauto

Trừ khi bạn đang lái xe 2 cầu (4x4) hoặc SUV có thể chạy địa hình, độ sâu tối đa mà hầu hết các chuyên gia khuyên có thể lái xe qua là 100mm. Những chiếc xe gầm thấp hiện đại thường gia cố kín phần gầm nên chúng có thể bắt đầu nổi bồng bềnh như một chiếc thuyền khi lái qua vùng nước chỉ sâu 300mm, và điều này khi cộng thêm yếu tố nước chảy xiết sẽ rất nguy hiểm.

3. Mở sẵn cửa sổ

Theo các chuyên gia, việc mở sẵn cửa sổ ở phía song song với hướng nước chảy sẽ giúp tài xế và người trong xe chủ động thoát hiểm khi gặp sự cố thay vì phải cố gắng đập cửa kính, sẽ mất thêm thời gian.

4. Nhường cho xe ngược chiều đi qua trước

Khi chuẩn bị qua nơi ngập hoặc khu vực nước chảy xiết, nên đợi xe ngược chiều đi qua trước, đặc biệt với các loại xe gầm cao hay xe to bởi khi chúng chạy qua có thể tạo sóng nước lớn khiến xe nhỏ hơn bị đánh văng hoặc sóng nước tràn vào khoang máy gây hư hỏng.

5. Lái xe giữa đường 

Hầu hết các con đường bị ngập và nước chảy xiết đều rất khó để quan sát địa hình bên dưới. Do đó, nhằm tránh đi vào mép đường hoặc vị trí sụt hố, tốt nhất tài xế nên đi ra giữa đường và quan sát những chi tiết xung quanh như cây cối, cọc, mỏm đá để căn khoảng cách.

6. Đừng lái xe quá nhanh

Lái xe qua vùng nước ngập nên đi chậm rãi khoảng 5km/h là phù hợp cộng với đều chân ga. Nếu lái xe quá nhanh, bạn không chỉ tạo ra một làn sóng làm bắn nước vào những người tham gia giao thông khác mà còn có nguy cơ lốp xe của bạn mất tiếp xúc với mặt đường. Nếu điều đó xảy ra, đừng nên đạp phanh, chỉ cần nhấc chân khỏi chân ga và giữ thẳng vô lăng và đợi cho đến khi độ bám đường trở lại.

Cách lái xe an toàn vượt qua vùng nước chảy xiết mùa mưa lũ-2
Không nên lái xe quá nhanh qua vùng nước ngập, chảy xiết. Ảnh minh họa

7. Không được dừng lại

Mặc dù tài xế nên lái xe chậm, nhưng điều quan trọng là không được để xe dừng lại khi băng qua vùng nước sâu vì có thể khiến nước tràn vào ống xả, xâm nhập ngược lên phía động cơ gây ra thiệt hại tốn kém.

Tài xế cần giữ cho động cơ ở tốc độ ổn định. Nếu là xe số sàn, có thể điều tốc dựa trên việc rà côn, còn ở xe số tự động, hãy chọn số thấp nhất có thể và giữ chân vững trên bàn đạp.

8. Làm khô phanh xe sau khi đi qua

Sau khi qua vùng nước ngập, điều cần làm là di chuyển tiếp đồng thời nhấp phanh xe vài lần nhằm mục đích mau chóng làm khô má phanh, đảm bảo hiệu quả làm việc trên đường.

Nếu điều tệ nhất xảy ra, và xe của bạn bị kẹt trong nước sâu, hãy ở trong xe và gọi điện để được giúp đỡ. Đừng ra ngoài hoặc cố mở nắp ca-pô, nếu không bạn có thể làm tình trạng trở nên tệ hơn. Nếu xe chết máy, đừng cố khởi động lại động cơ vì điều đó có thể đẩy nước vào trong gây ra hiện tượng thủy kích.

Theo VNN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/cach-lai-xe-an-toan-vuot-qua-vung-nuoc-chay-xiet-mua-mua-lu-2320800.html?fbclid=IwY2xjawFOAB9leHRuA2FlbQIxMAABHZgwdc0wjdfvgIIMTSwx38aXMfmgDu9sMCyvzB-RqGT7XfiMpmCZg-sObQ_aem_tdtTWIXngS3qZoG63OFzdA

mẹo vặt cuộc sống


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Những điều cần biết về phong thuỷ gương treo tường
Từ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.