Cách phân biệt sườn hàng trước và sườn hàng sau, nấu loại nào ngon hơn?

Tùy theo nhu cầu chế biến, bạn có thể mua sườn hàng trước hoặc hàng sau phù hợp với món ăn, vậy dựa vào đâu để phân biệt hai loại sườn này?

Tùy vào vị trí cụ thể trên tảng sườn lớn mà những miếng sườn có chất lượng, hương vị khác nhau, chẳng hạn sườn hàng trước và sườn hàng sau phù hợp với các cách chế biến khác nhau.

Cách phân biệt sườn hàng trước và sườn hàng sau

Biết được sườn hàng trước và sườn hàng sau là gì, cách phân biệt chúng thế nào, bạn sẽ dễ dàng chọn được miếng sườn ngon, đúng với nhu cầu nấu nướng của mình.

Cách phân biệt sườn hàng trước và sườn hàng sau, nấu loại nào ngon hơn?-1
Vị trí miếng sườn hàng trước, hàng sau và hàng giữa. (Ảnh: Toutitao)

Sườn hàng trước của con lợn là phần nằm gần phía cổ, sườn hàng sau là phần gần phía mông. Ở giữa hai phần này là sườn hàng giữa.

Sườn hàng trước gần phía cổ rất ít thịt, nhưng lại có ưu điểm là xương giòn và thịt mềm hơn. Nếu muốn kiểm tra xem mình miếng sườn mình mua có phải là sườn hàng trước hay không, bạn có thể nhìn vào màu sắc. Sườn hàng trước chứa rất nhiều mao mạch nên thịt thường có màu đỏ tươi, đậm hơn so với sườn hàng sau.

Cách phân biệt sườn hàng trước và sườn hàng sau, nấu loại nào ngon hơn?-2
Sườn hàng trước thường ít mỡ hơn và thịt mềm hơn. (Ảnh Toutitao)

Khác với sườn hàng trước, sườn hàng sau có xương to hơn, chứa nhiều tủy và cũng dày thịt hơn. Tuy nhiên, phần thịt này không mềm như sườn hàng trước, nếu bạn dùng làm món thịt nướng thì sẽ dai và khó ăn. Nhận biết sườn hàng sau rất đơn giản, màu sắc của phần này rất nhạt do không có nhiều mao mạch.

Khi nấu ăn nên chọn sườn hàng trước hay sườn hàng sau?

Theo các đầu bếp, thông thường khi chế biến, bạn nên dùng xương sườn hàng giữa. So với sườn hàng trước thì nó nhiều thịt hơn, còn so với sườn hàng sau thì phần xương của nó không quá to, thịt lại mềm hơn. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng mua được sườn hàng giữa. Hơn nữa, nếu chọn cách chế biến phù hợp thì sườn hàng trước và sườn hàng sau cũng rất ngon.

Nếu muốn làm món sườn nướng, bạn nên chọn hàng trước vì phần thịt rất mềm. Các món sườn hấp, sườn om và sườn rim khác đòi hỏi thời gian nấu nướng ngắn, sườn hàng trước luôn là lựa chọn tốt hơn. Lưu ý không nên chọn sườn hàng trước để nấu canh vì xương giòn hơn, chứa ít tủy nên sẽ kém ngọt.

Trong khi đó, sườn heo hàng sau rất thích hợp để hầm. Do phần thịt dày nên nếu hầm lâu cũng không lo bị nhũn. Bên cạnh đó, lượng tủy nhiều sẽ giúp bạn có một tô canh sườn ngon, giàu dinh dưỡng.

Cách phân biệt sườn hàng trước và sườn hàng sau, nấu loại nào ngon hơn?-3
Sườn hàng sau thịt dày, nhiều mỡ và dai hơn. (Ảnh: Toutitao)

Bên cạnh việc lựa chọn sườn theo vị trí, khi chọn sườn, bạn cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

-  Để kiểu tra sườn ngon hay không, bạn nên chú ý đến mùi và màu sắc.  Thông thường, sườn mới thường có mùi tanh nhưng không hôi. Bề ngoài có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt là sườn tươi ngon. 

- Kiểm tra độ đàn hồi bằng cách dùng tay ấn vào miếng sườn, phần thịt lõm xuống sẽ nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu.

- Nếu sườn có dấu hiệu mềm nhũn, hôi, xỉn màu, ít đàn hồi thì không nên mua vì sẽ cho món ăn không ngon và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo VTC news

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/cach-phan-biet-suon-hang-truoc-va-suon-hang-sau-nau-loai-nao-ngon-hon-ar887528.html

mẹo vặt gia đình


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.