Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị "đau ví" khi thanh toán tiền điện mỗi tháng

Tủ lạnh ngày nay đã trở thành món đồ gia dụng không thể thiếu trong các gia đình. Đặc biệt là dịp Tết sắp tới, nhu cầu tích trữ đồ ăn nhiều, tần suất sử dụng tủ lạnh càng cao kéo theo tình trạng tốn nhiều điện năng.

Nếu không muốn sốc vì hóa đơn tiền điện tháng Tết, ngay từ bây giờ bạn cần trang bị cho mình những tuyệt chiêu tiết kiệm điện gia đình, bao gồm việc sử dụng tủ lạnh thế nào để ngốn ít điện nhất có thể.

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-1

Dưới đây là danh sách những phương pháp tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh vô cùng hữu ích, vừa góp phần giúp bạn giảm thiểu chi phí vừa cải thiện đáng kế tuổi thọ của tủ lạnh. Tintuconline mời bạn đọc cùng tham khảo:

1. Kiểm soát nhiệt độ trong tủ lạnh một cách hợp lý

Trong tủ lạnh bao giờ cũng có một núm nhỏ đánh số như hình nhưng nhiều người thường có xu hướng bỏ qua nó, không bao giờ động đến và cũng không biết nó có mục đích gì.

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-2

Thực chất núm này rất quan trọng vì nó là bộ phận để kiểm soát nhiệt độ của tủ lạnh, con số càng lớn thì nhiệt độ càng thấp, hiệu quả làm lạnh càng tốt, tiêu thụ điện năng càng lớn, con số càng nhỏ thì nhiệt độ càng cao, hiệu quả làm lạnh càng giảm, tiêu thụ ít điện năng hơn, có thể tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nếu bạn điều chỉnh nhiệt độ không đúng cách thì không chỉ làm tăng lượng điện năng tiêu thụ của tủ lạnh mà còn làm giảm hiệu quả bảo quản của tủ lạnh đi rất nhiều, kéo theo tuổi thọ của tủ lạnh bị ảnh hưởng. 

Theo các chuyên gia khuyến cáo, do nhiệt độ trong nhà thường xuyên thay đổi theo nhiệt độ của 4 mùa nên để tiết kiệm điện năng và duy trì hiệu suất hoạt động tốt của tủ lạnh, chúng ta cần điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh một cách khoa học và hợp lý theo sự thay đổi của mùa.

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-3

Cụ thể, núm điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh thường có 7 mức, từ 1 đến 7. Mức 7 cho tủ lạnh đạt hiệu quả làm lạnh tối đa. Ví dụ vào mùa hè, nhiệt độ bên ngoài cao nên tủ lạnh có thời gian làm việc liên tục lâu nhất, piston và xilanh của tủ lạnh bị mài mòn thường xuyên hơn gây tiêu tốn nhiều điện năng. Lúc này, việc điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh xuống mức thấp, nên để số 2 hoặc 3 hay yếu hơn sẽ làm giảm hao mòn máy nén của tủ lạnh, không những có thể giảm điện năng tiêu thụ mà còn kéo dài tuổi thọ cho tủ lạnh.

Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh nút này theo nhu cầu sử dụng, nếu thực phẩm chỉ cần giữ tươi thì bộ điều nhiệt điều chỉnh sang nấc số 1 hoặc số 2. Nếu thực phẩm cần làm lạnh nhanh thì nên điều chỉnh nhiệt độ sang số 4 hoặc 5…

2. Giảm số lần mở cửa tủ lạnh và thời gian mở

Mỗi khi mở tủ lạnh, hơi lạnh sẽ thoát ra ngoài, không khí nóng tràn vào, lại tiêu hao năng lượng để làm lạnh, do đó, tốt nhất bạn nên tính xem mình muốn lấy gì mỗi khi mở cửa tủ lạnh để giảm thiểu và rút ngắn thời gian mở. 

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-4


Bạn cũng có thể lập danh sách bảo quản của tủ lạnh để tránh bị quên. Chia những phần thực phẩm lớn thành những phần nhỏ theo tỷ lệ nhất định rồi cho vào tủ lạnh cũng là một cách hay để giảm số lần và thời gian mở tủ lạnh. 

3. Chú ý đến vị trí đặt thực phẩm bên trong tủ lạnh

Không nên cất quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, cũng như không làm tốn diện tích tủ lạnh. Khi thực phẩm dự trữ quá ít, nhiệt năng sẽ nhỏ lại, sau khi mở cửa tủ lạnh, hơi lạnh thoát ra ngoài quá nhanh sẽ làm tăng số lần khởi động máy nén. Việc bảo quản thực phẩm quá đầy không có lợi cho việc lưu thông khí lạnh, dễ bị đông cứng trong tủ lạnh làm tăng thời gian chạy của máy nén và tiêu tốn điện năng không cần thiết.

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-5

Do đó, trữ thực phẩm vào khoảng 80% thể tích tủ lạnh là thích hợp để bên trong tủ duy trì nhiệt độ nhất định, tránh lãng phí điện năng.

4. Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh

Trước khi đặt vào tủ lạnh, thức ăn cần được cho vào hộp đựng thực phẩm hoặc được bọc kín thực phẩm. Điều này sẽ làm cho thức ăn giữ được độ tươi và độ ẩm tốt hơn trong môi trường lạnh. Không những thế, máy nén của tủ lạnh sẽ làm việc hiệu quả hơn để điều hòa được lượng khí ẩm bên trong tủ. Có thể nói, việc bọc kín thực phẩm góp phần làm cho máy nén hoạt động công suất ít hơn, dẫn đến tủ lạnh sẽ sử dụng điện năng ít hơn. 

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-6

5. Tránh tăng nhiệt độ xung quanh tủ lạnh

Cố gắng đặt tủ lạnh ở nơi râm mát trong nhà và tránh ánh nắng trực tiếp. Không nên đặt tủ lạnh chung với các thiết bị như dàn âm thanh, TV, lò vi sóng… Các thiết bị này quá gần tủ lạnh, nhiệt lượng tỏa ra sẽ làm tăng điện năng tiêu thụ của tủ lạnh.

6. Cho phép không gian đối lưu để lưu trữ thực phẩm

Giữa thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh và thành tủ, giữa thực phẩm với thực phẩm cần có khoảng cách khoảng 10mm. Đừng để tất cả thức ăn vào tủ lạnh mà không chừa một chút không gian.

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-7

Vì nguyên lý hoạt động của tủ lạnh là ngăn chặn sự bay hơi của hơi ẩm thực phẩm bên trong tủ lạnh, và không gian đầy khiến tủ lạnh cần tiêu thụ nhiều điện hơn để ngăn chặn sự bay hơi của hơi ẩm thực phẩm. Cách đúng là bố trí không gian bên trong tủ lạnh một cách hợp lý, chừa ra một khoảng trống nhất định.

7. Không cho thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh

Nhiều người thường nghĩ rằng nếu thực phẩm không được cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt, chúng sẽ hư hỏng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu cho thực phẩm chưa đợi nguội vào tủ lạnh, nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ tăng cao, tủ lạnh sẽ phải tiêu tốn nhiều điện hơn để duy trì nhiệt độ thấp.

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-8

8. Bảo quản trái cây tươi đúng cách

Khi cho trái cây và rau tươi vào tủ lạnh, hãy nhớ trải chúng ra. Nếu để rau củ quả chồng lên nhau sẽ gây lạnh bên ngoài và nóng bên trong, tốn điện hơn. Đối với thực phẩm lớn, có thể đóng gói riêng theo lượng thực phẩm tiêu thụ của gia đình và chỉ lấy lượng tiêu thụ một lần để giảm hao phí điện năng do cấp đông thực phẩm nhiều lần.

9. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ

Vệ sinh tủ lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Các gia đình cần lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng. Thường xuyên vệ sinh máy ở các bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc, đổ khay chứa nước... để việc khuếch tán và trao đổi nhiệt diễn ra thuận lợi hơn, tránh hao tốn điện năng.

Tủ lạnh gia đình luôn chạy 24/24, áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây để không bị đau ví khi thanh toán tiền điện mỗi tháng-9

Bộ làm lạnh đằng sau tủ lạnh cũng cần được quét dọn, hút bụi thường xuyên để tránh bụi bẩn làm tắc nghẽn hệ thống. Nếu gia đính có nuôi thú cưng thì việc vệ sinh càng phải thường xuyên hơn vì đây là nơi lý tưởng cho lông động vật “trú ngụ”. 

Theo V.K - Vietnamnet


tủ lạnh

mẹo vặt gia đình


Đây là lý do vì sao người mệnh này không nên trồng hoa nhài trong nhà
Hoa nhài vừa đẹp lại có mùi thơm, giúp thư giãn tinh thần và mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ kiểu người không nên trồng hoa nhài và những tác động bất ngờ mà loài hoa này có thể gây ra.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.