- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chị em chia sẻ mẹo hay bảo quản chanh vài tháng không hỏng
Vùi trong cát hay vắt nước cốt vào từng khay nhỏ cấp đông… là mẹo khiến chanh luôn tươi ngon, thơm nức.
Chị Thúy dùng cát đổ vào trong chậu trồng hoa, đặt ngoài vườn để bảo quản chanh. Ảnh:
Phương pháp này được chị Phạm Thị Thúy, ở Đồng Nai, chia sẻ trên một diễn đàn ẩm thực.
- Đầu tiên, phải chọn những quả chanh nguyên vẹn, không bị dập nát rồi rửa sạch, để ráo nước.
- Đổ một lớp cát rồi xếp một lớp chanh lên, lần lượt đến khi hết chanh.
- Cát sử dụng là cát ẩm, nếu cát khô tưới thêm nước. Chú ý tưới nước để tạo độ ẩm, không tưới đẫm, quả dễ bị ủng.
- Đặt hũ chanh nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi chế biến, chỉ cần lấy chanh khỏi hũ cát rồi rửa sạch là có thể sử dụng.
Theo chị Thúy, mỗi lần nhận được chanh từ quê, nếu dùng không kịp hoặc tủ lạnh đầy, không còn chỗ đựng, chị lại thực hiện theo phương pháp trên. Nhiều quả dù bị khô, vỏ teo... nhưng vùi trong cát một tuần thì tươi trở lại, căng tròn, mọng nước. Cách làm này cũng có thể áp dụng cho nhiều loại quả cùng họ như cam, quýt, bưởi, quất...
Ngoài phương pháp trên, chị Đinh Phương Chi, sống ở Hà Nội có cách bảo quản khác.
"Các bé có thể uống nước chanh mà không cần dùng tới dao cắt, có vắt bát nước chấm xinh xinh không cần dùng tới cả quả chanh rồi đem vứt đi một nửa", chị Chi nói.
Phương pháp của chị Chi như sau:
- Chanh mua về rửa sạch ngâm nước muối, để ráo nước.
Dùng giấy ăn bọc vỏ chanh để tinh dầu không thấm xuống nước cốt khiến chanh bị đắng. Ảnh:
- Nếu là chanh cỡ to hay chanh đào không cần gọt vỏ, cắt đôi dùng tay vắt rất dễ vì vỏ chanh đào mỏng, mềm. Nếu là chanh thường cỡ nhỏ, dùng máy ép chậm ép lấy nước, nhưng nhất thiết phải gọt vỏ.
- Với chanh to không gọt vỏ có thể dùng máy vắt cam để vắt. Nhưng phải lót giấy ăn bọc vỏ để khi vắt tinh dầu tiết ra, giấy sẽ thấm hết, không làm nước cốt chanh bị đắng.
- Cố gắng gấp giấy nhỏ nhất, nếu để xòe to giấy sẽ hút luôn cả nước cốt chanh. Khi nào thấy giấy ướt phải thay giấy mới.
Mỗi lần dùng, chỉ cần lấy vài viên theo nhu cầu sử dụng. Cách làm này tiện, có chanh ăn quanh năm.
- Chanh vắt xong cho vào khay đá viên nhỏ rồi để tủ đá.
- Khi nước chanh đóng đá, cho chanh đá viên vào hộp bảo quản, hoặc cho vào túi ziplock, để ngăn đông.
- Khi làm gia vị pha nước chấm, nước rau muống luộc, nước chanh đá, trà chanh... tuỳ theo khẩu vị mà lấy chanh đá viên theo nhu cầu.
Theo chị Chi, chanh bảo quản kiểu này, quanh năm vẫn có mùi thơm, hấp dẫn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các cách bảo quản chanh khác dưới đây:
Bảo quản chanh còn nguyên
Sử dụng giấy báo và túi nilong
Bạn có thể tận dụng ngay giấy báo cũ tại nhà để bảo quản chanh tươi bằng cách xé giấy báo thành các miếng nhỏ vừa đủ rồi bọc kín từng quả chanh. Lưu ý, bạn cần lau khô chanh trước khi gói giấy báo. Sau khi bọc xong hết thì cho tất cả chanh vào một túi nilong và buộc kín, để vào ngăn mát tủ lạnh. Giấy báo sẽ giúp bảo vệ chanh không bị dập hay mất nước nên chanh được tươi lâu hơn.
Sử dụng túi nilong hoặc túi zip
Chanh sau khi mua về rửa sạch, để ráo nước hoặc dùng khăn lau khô rồi cho toàn bộ vào trong túi zip hoặc túi nilong. Bạn đẩy hết không khí bên trong túi ra ngoài rồi đóng kín miệng túi lại, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Việc hạn chế không khí tiếp xúc với chanh bằng túi zip hoặc túi nilong sẽ giúp lớp vỏ chanh không bị khô héo, giữ được lượng tinh dầu vốn có và đảm bảo chanh tươi ngon trong 3 - 4 tuần.
Bảo quản chanh đã cắt
Úp 2 miếng chanh lại với nhau
Khi cắt chanh ra mà không dùng hết, bạn hoàn toàn có thể giữ chanh vẫn tươi ngon bằng cách úp mặt cắt của 2 miếng chanh lại với nhau rồi dùng tăm cố định chúng và cho vào tủ lạnh. Điều này sẽ hạn chế được không khí xâm nhập vào bên trong quả chanh qua lớp cắt nên chanh sẽ không bị khô, thâm. Tuy nhiên cách này cũng chỉ bảo quản được chanh trong 1 - 2 ngày nên bạn hãy sử dụng sớm nhé.
Đâm thủng vỏ chanh
Với những quả chanh to không dùng hết trong một lần, thay vì cắt đôi quả thì bạn hãy sử dụng tăm tre đâm thủng 1 lỗ từ cuống chanh vào sâu bên trong rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp đó dùng băng dính dán kín lỗ thủng và để chanh vào ngăn mát tủ lạnh. Tương tự với cách úp 2 miếng chanh với nhau, cách này cũng hạn chế không khí xâm nhập và giữ chanh tươi trong 1 - 2 ngày.
Sử dụng giấm
Với quả chanh dùng dở bạn có thể lấy một chiếc đĩa nhỏ, cho vào đó vài giọt giấm ăn rồi úp mặt chanh bị cắt dở xuống và đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bảo quản chanh từ 1 - 2 ngày. Axit và nước có trong giấm sẽ giúp bề mặt chanh giữ được độ tươi, chanh không bị mất nước hay bị khô héo và đắng.
Sử dụng túi zip
Không chỉ với chanh còn nguyên quả, bạn cũng có thể sử dụng túi zip để bảo quản miếng chanh đã cắt dở trong 2 - 3 ngày mà đảm bảo vẫn tươi ngon. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho chanh vào túi zip, cố gắng đẩy hết không khí trong túi ra rồi kéo kín khóa và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho tới lần sử dụng tiếp theo là được.
Sử dụng hộp đựng thực phẩm
Các hộp đựng thực phẩm có nắp kín cũng là một lựa chọn tốt khi bạn muốn bảo quản miếng chanh đang dùng dở. Trước tiên bạn bọc chúng bằng màng bọc thực phẩm để tránh ruột chanh tiếp xúc với không khí rồi cho vào hộp, đậy kín nắp và cất ở ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên dùng trong vòng 1 tuần chứ không để quá lâu.
Sử dụng màng bọc thực phẩm
Nếu không có hộp đựng thực phẩm, bạn có thể đơn giản hóa việc bảo quản bằng cách bọc kín quả chanh đã cắt dở với màng bọc thực phẩm và cho thẳng vào tủ lạnh. Nhờ màng bọc giữ cho chanh không tiếp xúc trực tiếp với không khí nên chanh có thể để lâu mà không hề khô hay đắng. Cách này sẽ bảo quản được chanh trong vòng 2 - 3 ngày.
Theo Gia đình và xã hội
-
Mẹo vặt19 giờ trướcVới những mẹo nhỏ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu trên tường trắng mà không cần gọi thợ chuyên nghiệp.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcDầu gió và kem đánh răng tưởng chừng không liên quan nhưng khi kết hợp với nhau có thể mang lại những công dụng đáng ngạc nhiên.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcHãy từ bỏ thói quen vo gạo trực tiếp trong nồi cơm điện và thay bằng cách vo gạo an toàn, hợp vệ sinh hơn để bảo vệ sức khỏe và độ bền của thiết bị.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcKhông ít người loay hoay mọi cách nhưng rán nem, cá, khoai tây, tôm chiên xù… vẫn bị ỉu mềm, ngấm dầu và kém vị.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcThông tắc bồn cầu bằng băng dính là phương pháp tiết kiệm và dễ dàng thực hiện tại nhà mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của thợ chuyên nghiệp.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcÔ tô dù mới hay cũ đều tiềm ẩn nguy cơ cháy chập, vì vậy chủ xe cần nắm rõ nguyên nhân để có cách phòng tránh hữu hiệu.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcRau cần thiết cho chế độ ăn uống cân bằng, sức khỏe tốt. Thế nhưng, vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu khi ăn rau cũng là nỗi lo phổ biến trong xã hội hiện đại.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcVới những mẹo dưới đây, bạn có thể giữ cho những đôi giày trắng của mình luôn trong trạng thái sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp theo thời gian.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcViệc phục hồi khả năng chống dính của chảo không hề khó nếu bạn biết áp dụng những mẹo đơn giản và hiệu quả dưới đây.
-
Mẹo vặt5 ngày trướcCầm vô lăng tưởng chừng là thao tác đơn giản và quen thuộc nhưng nếu cầm sai cách cũng dễ gây mất an toàn, dẫn đến tai nạn giao thông.
-
Mẹo vặt6 ngày trướcTrước các tai nạn nghiêm trọng, phá cửa kính thoát hiểm là kỹ năng cần thiết để sinh tồn.
-
Mẹo vặt6 ngày trướcNgười dùng cần phải tiến hành làm các bước xác thực thông tin trên các mạng xã hội như Facebook, Tiktok… để tránh bị khóa tài khoản khi Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.
-
Mẹo vặt25/12/2024Dầu động cơ bị hao hụt trong quá trình hoạt động có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho động cơ của xe. Vì thế, người dùng cần nắm được những dấu hiệu, triệu chứng của động cơ đang bị hao dầu.
-
Mẹo vặt24/12/2024Phân chim bám trên ô tô vừa gây mất thẩm mỹ vừa làm hư hại bề mặt sơn nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.