- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh có tác dụng gì?
Cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh là một mẹo nhỏ mà một số người có tính cẩn thận thường áp dụng, lợi ích của nó là gì?
Thả vài mảnh giấy vào bồn cầu trước khi sử dụng toilet là một mẹo nhỏ mang lại lợi ích bất ngờ mà không phải ai cũng biết.
Cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh có tác dụng gì?
Một trong những tình huống khó chịu mà mọi người thường gặp phải khi sử dụng toilet là nước bắn ngược lên từ bồn cầu, gây mất vệ sinh. Đây không chỉ là một trải nghiệm kém thoải mái mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ nước bẩn.
Thông thường trong bồn cầu luôn có một ít nước đọng để ngăn mùi hôi từ cống thoát lên. Nước bồn cầu chứa nhiều loại vi khuẩn, hóa chất và có thể cả ký sinh trùng, rất mất vệ sinh nếu bị bắn vào người. Việc cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh sẽ giúp chặn nước bắn lên, giảm nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây hại và giữ cho khu vực xung quanh bồn cầu sạch sẽ hơn.
Đặc biệt ở nơi công cộng, mẹo cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh sẽ giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng toilet, tránh lây nhiễm chéo các mầm bệnh nguy hiểm.
Việc cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh cũng giúp giảm thiểu mùi hôi khó chịu, vấn đề thường gặp ở nhà vệ sinh công cộng do tần suất sử dụng cao và việc làm sạch không được thường xuyên. Có lớp giấy phủ trên bề mặt nước sẽ giúp giảm sự khuếch tán mùi, giữ cho không gian toilet dễ chịu hơn. Điều này đặc biệt hữu ích trong các nhà vệ sinh nhỏ hoặc không có hệ thống thông gió tốt.
Việc cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh có nhiều tác dụng. (Ảnh: House Digest)
Lưu ý khi áp dụng mẹo cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh
Mặc dù việc cho giấy vào bồn cầu trước khi đi vệ sinh mang lại nhiều lợi ích, bạn vẫn cần chú ý một số điều sau:
- Tuyệt đối không cho vào bồn cầu các loại giấy thông thường vì chúng khó tan rã và phân hủy, sẽ gây tắc.
iệc cho giấy vệ sinh vào bồn cầu sẽ gây tắc hệ thống xử lý nước thải. Thực ra, nếu sử dụng đúng loại giấy vệ sinh phân hủy tốt (mềm, dễ tan rã khi gặp nước), điều này không phải là vấn đề. Tuy nhiên, ở các nhà vệ sinh công cộng có tần suất sử dụng cao, lượng giấy vệ sinh lớn có thể làm tắc bồn cầu, vì thế không nên áp dụng mẹo này.
- Không dùng quá nhiều giấy: Sử dụng vừa đủ để tránh lãng phí giấy và hạn chế nguy cơ làm đầy bồn cầu hoặc tắc nghẽn.
- Kiểm tra hệ thống thoát nước: Đối với các bồn cầu có hệ thống thoát nước yếu, cần cân nhắc lượng giấy sử dụng để đảm bảo xả trôi hiệu quả, hoặc tránh áp dụng mẹo trên.
- Vệ sinh bồn cầu thường xuyên: Dù có áp dụng mẹo này hay không, việc
- Nhiều người lo lắng vệ sinh bồn cầu định kỳ là cần thiết để duy trì không gian sạch sẽ và an toàn.
Mẹo chọn giấy vệ sinh tốt
Mẹo chọn giấy vệ sinh tốt. (Ảnh: House Digest)
Dưới đây là một số mẹo chọn giấy vệ sinh an toàn mà người dùng cần lưu ý:
Lựa chọn thương hiệu uy tín
Khi mua giấy vệ sinh, bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu uy tín, bán tại những địa điểm phân phối đáng tin cậy. Những thông tin cần chú ý khi mua giấy vệ sinh gồm ngày sản xuất, tên thương hiệu, quy trình công nghệ sản xuất, chứng nhận an toàn…
Kiểm tra tạp chất của giấy
Giấy vệ sinh tốt là loại giấy có ít tạp chất. Để biết đâu là giấy vệ sinh có ít tạp chất, bạn có thể thử bằng 3 cách sau:
- Cảm nhận bằng tay: Loại giấy vệ sinh mang đến cảm giác láng mịn, êm tay khi sờ vào thường được làm từ nguyên liệu tự nhiên. Ngược lại, giấy vệ sinh kém chất lượng thường có bề mặt nhám, kèm những chấm nhỏ li ti hoặc bề mặt giấy có những lỗ thủng nhỏ.
- Ngâm trong nước: Khi ngâm giấy vệ sinh trong nước, nếu không có nhiều cặn bột rơi ra thì chứng tỏ đó là giấy vệ sinh tốt.
- Xé giấy: Khi xé giấy vệ sinh, nếu cặn bột rơi ra nhiều thì chứng tỏ giấy vệ sinh đó không tốt, không nên mua.
Theo VTC News
-
Mẹo vặt4 giờ trướcGấu bông cần được giặt sạch định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, phòng bệnh ngoài da và đường hô hấp, nhưng làm thế nào để giặt gấu bông cỡ lớn?
-
Mẹo vặt7 giờ trướcCách phân biệt dâu tây Mộc Châu và dâu tây Trung Quốc sẽ giúp bạn chọn đúng mặt hàng phù hợp với nhu cầu của mình.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcHai loại ốc này có vẻ ngoài khá giống nhau nhưng hương vị và giá trị dinh dưỡng rất khác nhau, vậy làm thế nào để phân biệt ốc bươu vàng và ốc nhồi?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCách làm sạch gối cao su non có gì đặc biệt so với các loại gối làm từ chất liệu khác hay không là thắc mắc của rất nhiều người.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcViệc lựa chọn đúng loại ghẹ phù hợp với nhu cầu chế biến là rất quan trọng, vậy làm thế nào để phân biệt ghẹ đực và ghẹ cái?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcKhi lưu trú tại khách sạn, nhiều người có thói quen dỡ quần áo ra khỏi vali và cất vào tủ ngăn kéo. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo đây có thể là quyết định sai lầm.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcKích thước liệu có ảnh hưởng đến chất lượng và độ ngon ngọt của quả quýt, khi mua quýt nên chọn quả to hay quả nhỏ... là điều khiến nhiều người băn khoăn.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcNếu không vệ sinh đúng cách, những vết ố vàng trên bồn cầu vẫn xuất hiện và bạn cần áp dụng các mẹo làm sạch thông minh để loại bỏ chúng.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcCác phương pháp rã đông thịt không dùng nước vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa giữ được hương vị tự nhiên, chất lượng dinh dưỡng của món ăn.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcViệc làm sạch áo khoác lông vũ thường khiến nhiều người đau đầu vì sợ hỏng cấu trúc lông, tuy nhiên với mẹo nhỏ này, bạn dễ dàng làm sạch nó an toàn trong vài phút.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcViệc chăm sóc để cây thiết mộc lan ra hoa không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và chú ý đến từng chi tiết nhỏ.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcLõi ngô có thể sử dụng hút khí độc hại, cọ rửa đáy nồi, làm thức ăn cho gia cầm và làm phân bón trồng cây.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcMột nghiên cứu của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ phát hiện 32% mặt bàn bếp bị nhiễm coliform, loại vi khuẩn có trong chất thải của người và động vật. Điều này có thể dẫn đến bệnh tật và nhiễm trùng, bao gồm ngộ độc thực phẩm. Và đó không phải là loại vi khuẩn duy nhất "ẩn náu" nơi bạn chuẩn bị bữa ăn.
-
Mẹo vặt5 ngày trướcBằng cách tránh những sai lầm dưới đây, bạn có thể duy trì độ bền đẹp và khả năng giữ ấm cho chiếc áo khoác lông vũ của mình qua nhiều năm.