Có nên cho thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh?

Có nên cho thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh không được nhiều người quan tâm và gây ra không ít tranh cãi xoay quanh vấn đề này.

Nếu đặt thức ăn trong môi trường có nhiệt độ thấp sẽ giúp chúng ít hư hỏng và giảm thiểu tỷ lệ sinh sôi vi khuẩn. Còn ở môi trường có nhiệt độ cao, vi khuẩn có thể bị tiêu diệt nhưng lại không thuận lợi cho việc bảo quản thức ăn. Do đó, mọi người thường sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm hằng ngày.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết được có nên cho thức ăn nóng vào tủ lạnh hay không. Vì mọi người sợ, mức nhiệt quá khác nhau sẽ khiến thức ăn mất đi chất dinh dưỡng và cũng có thể nhanh hỏng.

Có nên cho thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh?-1
Nên để thức ăn nguội rồi mới cho vào tủ lạnh sẽ giúp bảo quản lâu hơn.

Gây ảnh hướng không tốt đến sức khỏe

Khi đột ngột đưa thức ăn còn nóng vào tủ lạnh có thể dẫn đến thực phẩm đó bị "sốc nhiệt". Hành động này vô tình hình thành nên nhiều loại vi khuẩn gây hại, khiến đồ ăn dễ bị nhiễm bẩn và ôi thiu. Lúc này, bạn cần phải loại bỏ phần đồ ăn này ngay lập tức, vì nếu vô tình ăn phải về lâu dài rất hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, khi đựng đồ ăn nóng trong vật dụng bằng nhựa sẽ tạo ra nhiều phản ứng hóa học làm biến đổi thức ăn, đe dọa rất lớn tới sức khỏe của bạn và gia đình.

Mất đi chất dinh dưỡng

Thực phẩm khác cũng có thể bị hao mòn, mất giá trị dinh dưỡng nếu như đặt cạnh phần đồ ăn còn nóng trong tủ lạnh. Ngoài ra, để thực phẩm nóng trong tủ lạnh cũng có thể khiến nhiệt độ bên trong tủ cao hơn mức nhiệt cần thiết. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình bảo quản lạnh, từ đó khiến thực phẩm có thể bị ôi thiu, biến chất.

Có nên cho thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh?-2
Đồ ăn sẽ mất chất và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển khi đang nóng những đưa vào tủ lạnh.

Phát sinh thêm chi phí

Tủ lạnh sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn bình thường khi tiến hành làm lạnh nhanh để làm nguội thức ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, hóa đơn tiền điện sẽ tăng lên và tốn thêm một khoản chi phí sinh hoạt.

Ngoài ra, bạn phải đánh đổi việc bỏ thực phẩm nóng vào tủ lạnh và việc mất thêm tiền cho việc sửa chữa tủ lạnh. Vì khi hoạt động với công suất mạnh suốt thời gian dài, tủ lạnh sẽ bị xuống cấp và hư hỏng.

Làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh

Nếu để đồ ăn nóng vào bên trong tủ lạnh sẽ khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng nhanh hơn. Sau khi đồ ăn nguội, tủ lạnh sẽ khởi động mô-tơ để điều chỉnh nhiệt độ trong tủ trở về như ban đầu mức nhiệt đã cài đặt. Việc khởi động và làm lạnh gấp như vậy có thể làm tủ lạnh bị giảm tuổi thọ nhanh chóng.

Đồng thời, hơi nóng của thực phẩm có thể làm biến dạng khay kệ tủ lạnh làm tủ xuống cấp và mất thẩm mỹ.

Có nên cho thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh?-3
Hơi nóng của thức ăn có thể khiến tuổi thọ tủ lạnh giảm xuống.

Một số mẹo bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh đúng cách

Sau khi thực phẩm vừa đun nóng xong, bạn nên chờ khoảng 10 - 15 phút cho đồ ăn giảm xuống tầm 70-80 độ C rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Đồng thời, để tránh các mầm bệnh gây hại, bạn nên cho đồ ăn vào hộp kín có nắp. Nếu có thể, hãy dùng hộp đựng bằng thủy tinh và hãy chia thực phẩm thành nhiều hộp nhỏ để giúp tủ lạnh làm lạnh nhanh hơn.

Tuyệt đối không bỏ thức ăn vừa đun sôi xong vào tủ lạnh và phải đậy kín, tránh để hơi nóng tỏa ra khắp tủ và giúp những thực phẩm bên cạnh không bị lây nhiễm chéo vi khuẩn. Ngoài ra, bạn không nên để quá nhiều thức ăn nóng vào trong tủ lạnh cùng một lúc. Vì hành động này khiến cho thực phẩm rất nhanh hỏng.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/co-nen-cho-thuc-an-nong-truc-tiep-vao-tu-lanh-ar803772.html

mẹo vặt gia đình


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.