Cơm để qua đêm có ăn được không? Nhiều người chưa biết, hãy nhớ kể cho gia đình nghe sau khi đọc nhé

Nhiều người có thói quen giữ lại cơm nguội (cơm để qua đêm) để dùng lại. Vậy ăn cơm nguội thì có gây hại cho sức khỏe chúng ta không?

Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới. Mặc dù hàm lượng các chất dinh dưỡng trong gạo không cao, nhưng do tiêu thụ nhiều nên gạo cũng có tác dụng dinh dưỡng cao, là thực phẩm cơ bản để bổ sung các chất như Protein, Lipit, Gluxit, vitamin và khoáng chất...

Gạo chủ yếu được đun với nước để tạo thành cháo và cơm. Đây là loại lương thực dễ tiêu hóa và hấp thụ nhất, cũng có thể tăng cường và cải thiện chức năng của dạ dày, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường chức năng của tỳ vị, cải thiện thị lực, bổ sung Carbonhydrate cho cơ thể.

Đối với người Việt, cơm là món ăn chính không thể thiếu trong mỗi bữa cơm nhà, được sử dụng kèm với các món ăn mặn hoặc canh. 

Cơm để qua đêm có ăn được không? Nhiều người chưa biết, hãy nhớ kể cho gia đình nghe sau khi đọc nhé-1

Chắc hẳn, nhiều người đã gặp phải tình trạng cắm cơm nhiều hơn so với nhu cầu thực tế của gia đình. Nếu đổ bỏ đi thì khá tiếc, nên một số người sẽ chọn cách giữ lại qua đêm để hôm sau chế biến lại để ăn (thường gọi là cơm nguội). Nhưng nếu ăn cơm nguội thì có gây hại cho sức khỏe chúng ta không?

Những người lớn tuổi trong gia đình thường cảm thấy rất lãng phí nếu bỏ cơm thừa đi, nên họ thường giữ lại cơm này lại để ngày hôm sau dùng tiếp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu muốn dùng lại cơm từ hôm trước thì bạn phải bảo quản cơm đúng cách, nếu không rất dễ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy,... ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì trong gạo có chứa bào tử của vi khuẩn Bacillus cereus có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Sau khi nấu, cơm được bảo quản không tốt trong khoảng thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các bào tử phát triển thành vi khuẩn – hình thành và tăng các chất độc dẫn đến nôn mửa hoặc bệnh lỵ. Nhìn chung, các loại thức ăn thừa chúng ta không nên để quá 8-10 tiếng và cơm nguội cũng vậy.

Cơm để qua đêm có ăn được không? Nhiều người chưa biết, hãy nhớ kể cho gia đình nghe sau khi đọc nhé-2

Trên thực tế, nếu để cơm thừa vào mùa hè, nhiệt độ môi trường cao sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của vi khuẩn khiến cơm nhanh chóng bị ôi thiu, và bạn không thể ăn được cơm này. Ngược lại, vào mùa đông, khi nhiệt độ môi trường tương đối thấp, thì chúng ta có thể bảo quản cơm nguội bên ngoài được không?

Để bảo quản cơm nguội, chúng ta có thể áp dụng 2 cách sau:

1. Ngâm nồi cơm với nước

Chuẩn bị một thau nước sạch, cho cơm thừa vào trong lòng nồi cơm điện rồi ngâm trong chậu nước. Lưu ý là mực nước nên để ngập khoảng 2/3 nồi rồi đậy nắp lại. Việc đậy nắp nồi sẽ giúp ngăn côn trùng (ruồi, muỗi, gián) xâm nhập vào cơm còn việc ngâm trong nước lạnh sẽ giúp giảm và giữ nhiệt độ thấp ổn định để cơm không bị hỏng.

Cơm để qua đêm có ăn được không? Nhiều người chưa biết, hãy nhớ kể cho gia đình nghe sau khi đọc nhé-3

2. Đậy kín bằng màng giữ tươi và cất trong tủ lạnh

Sau khi cơm hết nóng, bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và cất trong tủ lạnh. Vào mùa xuân hè, thời tiết nóng ẩm khiến thức ăn thừa dễ bị ôi thiu, lúc này, chúng ta có thể cho cơm nguội vào túi giữ tươi rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh. Tốt nhất là nên sử dụng cơm nguội không quá 6 tiếng và khi ăn nên dùng lò vi sóng để hâm lại hoặc chỉ cần hấp lại là có thể dùng được ngay.

Cơm để qua đêm có ăn được không? Nhiều người chưa biết, hãy nhớ kể cho gia đình nghe sau khi đọc nhé-4

Nếu bạn bảo quản cơm thừa bằng các cách trên, cơm có thể không bị hỏng nhưng lượng chất dinh dưỡng bên trong sẽ bị hao hụt ít nhiều, tinh bột bên trong khi để qua đêm sẽ bị biến đổi, khi hâm nóng lại thì hương vị sẽ không ngon như ban đầu. Vì thế, bạn có thể dùng cơm nguội để làm cơm nắm, nấu cháo hoặc rang trứng sẽ ngon hơn. 

Theo An Nhiên - Vietnamnet
 


mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.