Điều khiển điều hòa có một nút "nhỏ nhưng có võ", biết dùng đúng cách tiết kiệm cả triệu tiền điện

Không ít người sử dụng điều khiển điều hòa chỉ biết nút bật, tắt, tăng, giảm nhiệt độ cơ bản mà chưa tận dụng được hết các tính năng của các nút điều khiển điều hòa.

Vào ngày nắng nóng, dùng điều hòa nhiệt độ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, điều này có thể khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt.

Điều khiển điều hòa có một nút nhỏ nhưng có võ, biết dùng đúng cách tiết kiệm cả triệu tiền điện-1
Sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp bạn "giảm nhiệt" cho hóa đơn điện.

Trên điều hòa, các nút thường được sử dụng nhất là On/Of (Tắt/Mở hoặc Power), nút tăng giảm nhiệt độ, nút điều chỉnh gió. Rất ít người chú ý đến nút Sleep.

Đây là một chế độ quan trọng mà các gia đình nên sử dụng bào ban đêm. Khi sử dụng nút này, chế độ Sleep (Chế độ ngủ đêm) sẽ thiết lập, giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn và cân bằng nhiệt độ môi trường, mang lại cảm giác thoải mái, giúp bảo vệ sức khỏe khi ngủ.

Điều khiển điều hòa có một nút nhỏ nhưng có võ, biết dùng đúng cách tiết kiệm cả triệu tiền điện-2
Chế độ Sleep có thể được minh họa bằng hình mặt trăng trên điều khiển.

Khi thiết lập chế độ Sleep, nhiệt độ phòng sẽ thay đổi phù hợp với nhiệt độ môi trường, giúp bạn không bị lạnh khi ngủ.

Khi sử dụng chế độ này, thông thường sau 30 phút hoặc 1 tiếng, nhiệt độ điều hòa sẽ tăng lên 1 độ C. Sau đó sẽ tiếp tục tăng 2 độ và duy trì nhiệt độ đó cho đến khi nào bạn tắt điều hòa.

Ví dụ, trước khi ngủ bạn để nhiệt độ điều hòa là 25 độ C. Sau 30 phút hoặc 1 tiếng, điều hòa sẽ tăng nhiệt độ lên 26 độ C. Khoảng 2 tiếng tiếp theo, điều hòa sẽ tự động tăng nhiệt độ lên mức 28 độ C. Như vậy, về ban đêm, nhiệt độ môi trường giảm xuống thì nhiệt độ điều hòa cũng được tự động điều chỉnh tăng lên, vừa giúp tiết kiệm điện vừa giúp bạn không bị lạnh quá khi ngủ.

Chế độ này giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Đặc biệt, nếu nhà có người lớn tuổi và trẻ nhỏ thì nên biết đến chế độ này.

Những lưu ý khi sử dụng điều hòa giúp tiết kiệm điện

Không bật tắt liên tục

Nhiều người có thói quen bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện. Tức là khi cảm thấy phòng đủ mát thì tắt điều hòa, lúc nào phòng nóng lên thì lại bật. Tuy nhiên, đây là sai lầm khiến tiền điện tăng lên nhiều hơn mà điều hòa cũng nhanh hỏng.

Khi khởi động, máy sẽ tốn nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu.

Điều khiển điều hòa có một nút nhỏ nhưng có võ, biết dùng đúng cách tiết kiệm cả triệu tiền điện-3
 

Tắt aptomat (công tắc nguồn) khi không sử dụng

Sau khi dùng điều hòa, bạn nên tắt aptomat thay vì chỉ tắt điều hòa bằng điều khiển từ xa. Vì khi chỉ tắt bằng điều khiển, máy được đưa vào trạng thái chờ và vẫn có thể tiêu thụ một lượng điện nhất định.

Ngoài ra, nếu có ý định đi ra ngoài để làm việc gì đó, bạn có thể tắt điều hòa trước 30 phút để tiết kiệm điện.

Không đặt nhiệt độ quá thấp

Nhiệt độ điều hòa càng cao, càng giúp tiết kiệm điện. Bạn không cần phải giảm nhiệt độ điều hòa xuống dưới ngưỡng 20 độ C, thậm chí 15-16 độ C. Mức nhiệt độ này thường quá thấp và tạo ra sự chênh lệch lớn với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nó có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiệt khi bạn đi từ phòng điều hòa ra ngoài môi trường.

Nhiệt độ phù hợp trong nhà nên là 25-26 độ C. Nếu thời tiết mát mẻ và bạn không cảm thấy quá nóng thì có thể tăng nhiệt độ điều hòa lên vài độ nữa. Ban đêm nên để nhiệt độ điều hòa cao hơn ban ngày và sử dụng chế độ Sleep để tự điều chỉnh.

Theo Xe và thể thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://xevathethao.vn/uncategorized/dieu-khien-dieu-hoa-co-mot-nut-nho-nhung-co-vo-biet-dung-dung-cach-tiet-kiem-ca-trieu-tien-dien.html

điều hòa

tiết kiệm điện

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.