Đồ bẩn không được ném trực tiếp vào máy giặt, ai đọc xong cũng tá hỏa bảo sao quần áo không sạch mà còn nhanh hỏng

Máy giặt là đồ gia dụng thiết yếu có mặt ở hầu hết mọi gia đình giúp giải phóng sức lao động cho các bà nội trợ. Vậy nhưng sử dụng máy giặt sao cho hiệu quả và đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Thực tế có khá nhiều lưu ý khi giặt quần áo bằng máy giặt nhưng nhiều người có thể quá bận, quá vội hoặc không để ý nên luôn luôn bỏ qua. Chính những sai lầm này khiến việc giặt máy trở nên phản tác dụng vừa khiến quần áo cũ hỏng, vừa gây tốn điện và làm máy giặt nhanh xuống cấp. 

Ném trực tiếp quần áo rất bẩn vào máy giặt

Nếu quần áo của bạn dính nhiều mảng bám như bùn đất khi cho vào máy giặt, giặt chung với những quần áo khác, các mảng bám và chất bẩn sẽ bị bong ra hòa tan vào trong nước. Nước bẩn đó sẽ bám vào làm bẩn lây sang những quần áo khác, thậm chí mảng bám nhiều quá sẽ làm cho lồng giặt đóng cặn, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến độ bền của máy giặt. Vì vậy, nếu quần áo dính vết bẩn khó sạch, bạn nên xử lý trước khi cho vào máy giặt. 

Đồ bẩn không được ném trực tiếp vào máy giặt, ai đọc xong cũng tá hỏa bảo sao quần áo không sạch mà còn nhanh hỏng-1

Nên vò qua quần áo bẩn trước khi cho vào máy giặt

Chẳng hạn, quần áo dính bùn đất cần được xả qua với nước thậm chí cần thiết phải vò qua với xà phòng 1 lượt rồi xả với nước xong mới cho vào giặt máy. Đối với quần áo có những vết bẩn cứng đầu như cà phê, dầu mỡ… nếu cho vào máy giặt luôn thì chắc chắn không sạch. Bạn buộc phải xử lý vết bẩn này bằng một số mẹo hoặc thuốc tẩy chuyên dụng trước khi cho vào máy.

Một số người do ngại xử lý đồ bẩn trước khi giặt nên sau khi giặt xong thấy quần áo không được sạch như ý lại thực hiện một lần nữa, như vậy vừa tốn nước, tốn điện lại vừa hại quần áo. Tốt nhất bạn hãy bỏ chút thời gian xử lý các vết bẩn trước khi cho vào máy giặt và bấm nút nhé.

Không xử lý hoặc xử lý sai cách với các loại quần áo

Với nhiều người giặt quần áo chỉ đơn giản là cho đồ vào máy và bấm nút, đợi xong rồi phơi, chẳng ai quan tâm đến việc xử lý từng món đồ thế nào thế nào cho đúng để bảo vệ máy và giữ gìn quần áo được bền. Đã đến lúc bạn phải quan tâm nếu không muốn những trang phục của mình nhanh hỏng. 

Đồ bẩn không được ném trực tiếp vào máy giặt, ai đọc xong cũng tá hỏa bảo sao quần áo không sạch mà còn nhanh hỏng-2

Thông thường, nhiều người chỉ phân loại quần áo theo màu sắc để tránh quần áo màu làm xỉn màu quần áo trắng. Nhưng thực tế, bạn cũng nên phân loại cả theo chất liệu vải. Ví dụ, không nên giặt chung khăn với quần áo bằng sợi tổng hợp, không nên giặt quần jean với áo len... vì mỗi loại vải cần có chế độ giặt khác nhau để sạch hoàn toàn.

Việc phân loại quần áo theo chất liệu vải, theo màu sắc... sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa độ bền đẹp của quần áo, giúp quần áo không bị phai màu hay lem màu. Với các loại quần áo bằng chất liệu mỏng, dễ co giãn như lụa, len hay đồ lót, tốt nhất nên để vào túi giặt để giữ độ bền cho quần áo. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý với một số loại trang phục dưới đây để có cách giặt thông minh nhất:

Đồ bẩn không được ném trực tiếp vào máy giặt, ai đọc xong cũng tá hỏa bảo sao quần áo không sạch mà còn nhanh hỏng-3

Với những món đồ có khóa kéo: Nên kéo hết khóa, cài hết cúc và lộn trái quần áo lại, tránh răng khóa và củ khóa của quần áo có thể bị gãy, kẹt gây xước lồng giặt và dễ làm sờn rách các món đồ khác. Ngoài ra, với máy giặt lồng ngang, móc khóa quần áo có thể va đập lên tấm kính cửa máy giặt và gây xước, thậm chí nứt vỡ kính.

Với áo sơ mi: Bạn nên giặt trước phần cổ áo và tay áo trước khi cho vào máy giặt vì hai vị trí này là nơi cọ sát với da nhiều hơn nên thường dính các vết bẩn gây ố vàng. Một mẹo nhỏ giúp giặt sạch phần cổ và tay áo là bạn có thể dùng kem đánh răng bôi lên trên vết bẩn, sau đó dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ. Ngoài ra, bạn có thể dùng muối ăn chà lên cổ và tay áo rồi vò nhẹ sau đó mới cho vào máy giặt để giặt. Cách làm này giúp áo sơ mi được giặt sạch và giữ bền áo hơn.

Ngoài ra, khi giặt áo sơ mi, bạn nên cài tất cả các khuy áo lại để không bị mất phom dáng và tránh gãy ở phần cổ và cổ tay áo.

Quên kiểm tra túi quần, áo trước khi cho vào giặt

Đồ bẩn không được ném trực tiếp vào máy giặt, ai đọc xong cũng tá hỏa bảo sao quần áo không sạch mà còn nhanh hỏng-4

Bước này rất nhiều người đang bỏ qua vì mất thêm thời gian, tuy nhiên lại là công đoạn rất quan trọng. Nhưng nếu bạn muốn tăng độ bền cho quần áo, tuổi thọ cho máy giặt thì nhất định phải thực hiện. Nếu không kiểm tra, những vật dụng vô tình còn sót lại trong túi quần, túi áo như đồng xu, chìa khóa hay bút… có thể làm hỏng lồng giặt khi máy hoạt động, gây xước hoặc rút sợi, phai màu ra quần áo. 

Hoặc đơn giản như bạn hoặc ai đó trong gia đình để quên tờ hóa đơn, giấy ăn, khi giặt chúng có thể bị nát vụn ra bám dính vào cả lô quần áo rất khó làm sạch và mất thẩm mỹ. Gặp tình huống này chắc chắn bạn sẽ phải xả lại cả lô quần áo dưới vòi nước mới có thể loại bỏ hết vụn giấy, vừa tốn công vừa tốn nước. Việc kiểm tra quần áo trước khi giặt cũng giúp chúng ta giảm thiểu những thiệt hại không đáng có như vậy.

Quên lộn trái quần áo trước khi giặt và phơi

Đây là một mẹo vặt rất hiệu quả giúp giữ quần áo luôn mới và bền màu khi cho vào máy giặt mà không phải ai cũng nhớ thực hiện. Việc lộn trái quần áo cũng vô cùng cần thiết trong trường hợp không may một trong những chiếc quần áo mà bạn giặt bị phai thì nó sẽ giúp hạn chế khả năng lem màu và cũng không ảnh hưởng đến mặt ngoài của những chiếc quần áo khác.

Mặt khác, với những chiếc áo có in hình chúng ta nên lộn trái áo lại để tránh trường hợp trong quá trình giặt bề mặt hình in bị cọ sát dễ gây tróc và xước hình gây mất thẩm mỹ cho trang phục. Việc lộn trái quần áo cũng sẽ cũng giúp ích đáng kể khi phơi, bởi lẽ ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho màu quần áo bị bạc nhanh hơn bao giờ hết. Vậy nên chỉ cần dành một chút thời gian lộn trái, màu sắc chiếc áo yêu thích của bạn sẽ được giữ như "nguyên bản" lâu hơn đấy.

Để quần áo đã giặt trong máy quá lâu

Hiện nay có rất nhiều gia đình giặt quần áo buổi tối nhưng lại toàn ở tầm trước khi đi ngủ rồi sáng dậy mới phơi. Điều này hoàn toàn không nên vì quần áo ẩm để lâu trong máy kín khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Như vậy vô tình khiến quần áo "bẩn" hơn và có thể gây hại cho người mặc.

Để hạn chế tình trạng này và giúp bên trong lồng được khô, thoáng, quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và phải mở cửa máy. Nếu vì bất kỳ lý do gì mà bạn không thể phơi đồ ngay lập tức, ít nhất hãy cố gắng mở cửa máy giặt ra nhé.

Theo Lệ Mỹ - Vietnamnet.vn


quần áo

máy giặt


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.