Dùng ấm siêu tốc cần bỏ ngay 6 sai lầm này, vừa khiến tiền điện tăng vọt vừa nguy hiểm

Không phải ai cũng biết cách dùng ấm siêu tốc sao cho đúng. Dưới đây là những sai lầm tai hại khi sử dụng ấm siêu tốc mà bạn cần loại bỏ ngay lập tức.

1. Cho lượng nước không theo khuyến cáo của nhà sản xuất


Loại ấm siêu tốc nào cũng có vạch Min, Max (quy định lượng nước) rất rõ ràng. Do đó, trong quá trình sử dụng ấm siêu tốc, nếu để lượng nước quá thấp, nước sẽ bị cạn và đóng cặn khi sôi. Còn nếu để lượng nước quá nhiều sẽ bị trào ra, chảy xuống dưới mâm nhiệt gây chập cháy rất nguy hiểm.

2. Nấu nước liên tục

Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn. Nấu nước liên tục khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến bị cháy rất nhanh. Tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.

Nhiều trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động, dù có cắm phích điện vào nguồn nhưng không thấy đèn báo sáng. Bạn cần phải chờ một khoảng thời gian để ấm nguội lại thì mới sử dụng tiếp được.
 
3. Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước

Dùng ấm siêu tốc cần bỏ ngay 6 sai lầm này, vừa khiến tiền điện tăng vọt vừa nguy hiểm-1

 
Hành động sai lầm này vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rờ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm là rất cao.
 
4. Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ăn

Ấm siêu tốc được tạo ra để đun nước chứ không có tác dụng nấu ăn như luộc trứng, nấu canh hay đun sữa… Việc sử dụng ấm cho các việc khác khiến cặn đóng vào thành ấm, giảm tuổi thọ sản phẩm mà thức ăn nấu ra sẽ không được chín hẳn.

5. Đổ cạn nước trong ấm sau khi sôi

Sau khi nước sôi, chúng ta hay có thói quen đổ hết nước trong ấm ra. Việc làm này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt. Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Do đó, nên để khoảng 20 ml nước trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.

6. Không vệ sinh, để ấm đóng cặn


Mọi người thường hay lười và nghĩ rằng ấm chỉ dùng đun nước sạch nên không cần vệ sinh. Thói quen xấu này sẽ khiến ấm dính cặn xung quanh, sản sinh vi khuẩn gây hại. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như độ mới của ấm, cần phải vệ sinh thường xuyên.

Chỉ cần dùng giấm và nước theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ vào khoảng 1/2 ấm, lắc nhẹ. Sau đó đun sôi và để âm trong đó 15 – 20 phút thì đổ đi, tráng lại bằng nước sạch là được.

Lưu ý khi lựa chọn dung tích ấm siêu tốc:

Dùng ấm siêu tốc cần bỏ ngay 6 sai lầm này, vừa khiến tiền điện tăng vọt vừa nguy hiểm-2


 
Việc lựa chọn dung tích ấm phù hợp với gia đình mình là rất quan trọng nó giúp bạn không những tiết kiệm điện năng tiêu thụ và thời gian quý báu của mình.

Với những gia đình 2->4 người thì bạn nên lựa chọn ấm có dung tích từ 0,8 Lit -> 1,7 Lit với công suất 1800W – 2000W. Loại ấm này có dung tích bé nên rất phù hợp với lượng nước nóng bạn cần và thời gian đun sôi nước rất nhanh bạn không phải chờ đợi quá lâu.

Những gia đình có từ 4 người trở nên thì việc lựa chọn những chiếc ấm điện siêu tốc có dung tích lớn hơn như loại 1,7 Lit chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Ấm loại này có khả năng đun lớn lượng nước lớn tránh được tình trạng bạn phải cắm nhiều ấm nước trong thời gian ngắn điều này không những làm tốn điện năng tiêu thụ mà còn làm giảm tuổi thọ của ấm rất nhiều.

Bên cạnh đó với 2 kiểu dáng: cao gọn và dáng thấp bạn hoàn toàn dể dàng lựa chọn để phù hợp với không gian gia đình mình.

 

Theo Khoe&dep

Xem link gốc Ẩn link gốc http://www.khoevadep.com.vn/dung-am-sieu-toc-can-bo-ngay-6-sai-lam-tai-hai-nay-vua-khien-tien-dien-tang-vot-vua-nguy-hiem-tinh-mang-d204036.html

ấm siêu tốc

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.