Dùng màng bọc thực phẩm theo cách này có thể gây rối loạn nội tiết, vô sinh

Bọc thức ăn thừa bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh đã trở thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, sử dụng sai cách lại cực có hại.

Màng bọc thực phẩm được cho là vật dụng cần phải có trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, chúng luôn được làm từ chất liệu nhựa, bạn có bao giờ nghĩ nếu sử dụng không đúng cách sẽ thải ra các chất hóa dẻo và các chất có hại khác? Có rất nhiều nỗi lo về màng bọc thực phẩm, sử dụng thế nào là an toàn nhất?

Dùng màng bọc thực phẩm theo cách này có thể gây rối loạn nội tiết, vô sinh-1

Con người ngày nay có cuộc sống bận rộn, để nhanh chóng, họ thường cho thức ăn vào lò vi sóng hâm nóng rồi ăn trực tiếp, thậm chí có người còn hâm nóng bằng màng bọc thực phẩm dán trên hộp thức ăn. Trên thị trường, các loại vật liệu làm màng bọc thực phẩm thông dụng được chia làm 4 loại, mỗi loại có mức độ chịu nhiệt khác nhau:

- Polyethylene (PE): Nhiệt độ chịu nhiệt 70-90 độ C.

- Polyvinyl clorua (PVC): Nhiệt độ chịu nhiệt 60-80 độ C.

- Polyvinylidene clorua (PVDC): Nhiệt độ chịu nhiệt 110 độ C.

- Polymethylpentene (PMP): Nhiệt độ chịu nhiệt 140-160 độ C.

Vì màng bọc thực phẩm có thể chịu được nhiệt, điều này có nghĩa là sử dụng màng bọc thực phẩm để đựng thức ăn nóng là an toàn? Câu trả lời là: Không! Nhiệt độ chịu nhiệt chỉ có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, chất làm dẻo có hòa tan ra khỏi màng bọc nhựa hay không còn tùy thuộc vào tình hình thực tế!

Chuyên gia về chất độc Đài Loan (Trung Quốc) Chiu Ming-wei từng cho biết hầu hết màng bọc nhựa mà chúng ta sử dụng phổ biến hiện nay đều được làm bằng nhựa PVC, nhiều nghiên cứu cũng đề cập rằng màng bọc nhựa PVC sẽ hòa tan chất dẻo ở nhiệt độ cao. Chất dẻo tuy không độc hại lắm và không gây ung thư nhưng vẫn khá nguy hiểm, việc tiếp xúc quá nhiều với chất dẻo không chỉ trực tiếp khiến dương vật của trẻ không thể phát triển lớn hơn mà còn có thể gây rối loạn nội tiết, vô sinh ở phụ nữ và chậm phát triển thần kinh. 

Do đó, ngay từ tháng 7/2023, Đài Loan (Trung Quốc) đã bắt đầu cấm sử dụng PVC trong vật liệu đóng gói thực phẩm. Vì vậy, đừng bao giờ hâm nóng thức ăn khi còn bọc màng bọc thực phẩm! Tuy nhiên, Chiu Ming-wei cũng lưu ý ngoại trừ PVC, không phải loại màng bọc nào cũng chứa chất hóa dẻo.

Dùng màng bọc thực phẩm theo cách này có thể gây rối loạn nội tiết, vô sinh-2

4 mẹo sử dụng màng bọc thực phẩm an toàn

1. Tránh tiếp xúc với thực phẩm chứa súp, nhiều chất béo

Vì chất làm dẻo dễ bị dầu thấm ra ngoài nên màng bọc thực phẩm cần được ngăn không cho tiếp xúc với thực phẩm chứa súp và thực phẩm giàu chất béo, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.

2. Tránh tiếp xúc với thức ăn nóng

Dù là làm bằng nhựa PVC hay không thì màng bọc thực phẩm luôn được làm bằng nhựa, do đó nên để xa đồ ăn nóng, không nên dùng nó trong nấu nướng.

3. Tránh thực phẩm có tính axit cao

Thực phẩm có độ axit cao có thể ăn mòn nhựa và làm tăng khả năng chất hóa dẻo bị rò rỉ ra ngoài.

4. Tránh tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Có thể cho thực phẩm vào hộp đựng sâu hơn, khi dùng màng bọc thực phẩm chỉ cần phủ mặt phẳng của hộp đựng để màng bọc thực phẩm không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Theo Phụ nữ mới

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunumoi.net.vn/dung-mang-boc-thuc-pham-theo-cach-nay-co-the-gay-roi-loan-noi-tiet-vo-sinh-d300686.html

màng bọc thực phẩm

mẹo vặt gia đình


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.