Gạo có ngon hay không chỉ cần dùng khăn giấy là biết, cả năm được ăn cơm dẻo thơm

Gạo là loại lương thực thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp nuôi sống con người. Tuy nhiên, bạn đã biết cách phân biệt gạo mỗi lần đi mua chưa?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gạo và chất lượng cũng không đồng đều, thậm chí có những người vì muốn có lợi nhuận cao mà trộn lẫn gạo kém chất lượng vào để bán. Vậy làm sao chúng ta phân biệt được gạo ngon hay dở, gạo cũ hay gạo mới? Tất cả đều có phương pháp, nếu bạn muốn biết cụ thể, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

Gạo có ngon hay không chỉ cần dùng khăn giấy là biết, cả năm được ăn cơm dẻo thơm-1

Biện pháp phân biệt gạo cũ hay gạo mới

Cách 1: Quan sát màu sắc của gạo

Khi nhìn vào gạo, nếu có màu trong suốt và độ cứng thì đó là loại gạo mới. Gạo mới đương nhiên sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn so với gạo cũ. Vì thế, việc đầu tiên là phải nhìn vào màu sắc của gạo để phân biệt gạo mới với gạo cũ.

Gạo có ngon hay không chỉ cần dùng khăn giấy là biết, cả năm được ăn cơm dẻo thơm-2

Cách 2: Giữ gạo bằng khăn giấy

Lấy một chiếc khăn giấy ra và đặt gạo lên trên. Sau đó, bạn cầm nó trên tay và giữ chặt trong khoảng 10 giây. Sau 10 giây, bạn mở khăn giấy ra và quan sát mặt trên của khăn giấy. Nếu trên khăn có các hạt bột trắng thì đó là gạo mới vì gạo mới sẽ có nhiều tinh bột trên bề mặt, ngược lại thì sẽ là gạo cũ. Vì vậy, nếu bạn dùng khăn giấy để phân biệt gạo cũ hay gạo mới, người chủ bán hàng sẽ kêu trời vì sự hiểu biết của bạn.

Gạo có ngon hay không chỉ cần dùng khăn giấy là biết, cả năm được ăn cơm dẻo thơm-3Gạo có ngon hay không chỉ cần dùng khăn giấy là biết, cả năm được ăn cơm dẻo thơm-4

Cách 3: Đốt gạo

Ta chuẩn bị một cái thìa sau đó cho một ít gạo vào giữa rồi lấy bật lửa đốt gạo. Nếu sau khi đốt, bạn ngửi thấy mùi thơm thì có nghĩa đấy là gạo mới, nếu có mùi lạ khác như mùi khét thì đó là gạo cũ đã qua xử lý. Dùng phương pháp đơn giản này có thể nhanh chóng phân biệt chất lượng gạo, hiệu quả cũng rất tốt.

Gạo có ngon hay không chỉ cần dùng khăn giấy là biết, cả năm được ăn cơm dẻo thơm-5

Ngoài ra, để nhận biết gạo ngon bạn cũng cần dựa vào những tiêu chí sau

1. Gạo ngon trước hết phải mới, đúng mùa

Nếu quan sát hạt gạo mẩy đều, còn nguyên phôi trắng, ít hạt vỡ, ít hạt vàng ngà, ngửi sát có mùi thơm nồng tự nhiên thì thường là loại gạo mới và già hạt vì lúa đủ ngày, được phơi đủ nắng và ít bị nấm mọt.

Một trong những bí quyết chọn gạo ngon đó là bạn nên chọn gạo đúng mùa. Khi gạo được thu hoạch vào đúng mùa gặt, hạt gạo vừa thơm ngon vừa dẻo ăn sẽ có vị bùi bùi trong miệng.

2. Gạo ngon thường có mùi thơm tự nhiên

Nếu gạo có mùi thơm không tự nhiên hoặc có mùi hôi nồng khó chịu thì đó thường là gạo cũ hoặc gạo được tẩm ướp hương nhân tạo. Để nhận biết loại gạo này bạn có thể quan sát khi nấu cơm. Loại gạo này sẽ bị mất mùi khi nấu chín hoặc để yên sau vài ba ngày mua về. Một mẹo nhỏ để bạn có thể chọn được gạo mới và sạch đó chính là nhai thử vài hạt gạo sống. Nếu bạn cảm nhận được vị ngọt thơm tự nhiên cùng độ dính nhẹ trong miệng thì đó chính là gạo tốt.

3. Gạo tẩm hương nhân tạo khi nấu sẽ mất mùi thơm

Thông thường, những người nội trợ thường thích các loại gạo sạch sẽ trắng tinh. Nhưng thực chất theo kinh nghiệm từ những người nông dân trồng lúa chia sẻ; những hạt gạo còn nhiều áo cám khi nấu lên sẽ ngọt và ngon hơn rất nhiều so với các loại gạo đã được xay xát trắng bong. Do đó, đừng vội đánh giá cao các loại gạo quá sạch sẽ; vì chúng vừa thiếu dưỡng chất lại vừa không an toàn; vì được tẩy trắng từ những loại gạo kém chất lượng.

Gạo có ngon hay không chỉ cần dùng khăn giấy là biết, cả năm được ăn cơm dẻo thơm-6

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.